Categories SEO

Hiểu nội dung trang web [Đánh giá chất lượng tìm kiếm]

EEAT 03

Link tải Ebook tiếng Việt: Nguyên Tắc Cho Người Đánh Giá Kết Quả Tìm Kiếm, phần 1. Ebook này bao gồm nội dung bên dưới và các phần khác.

2.4 Hiểu nội dung trang web

Tất cả nội dung trên trang web {{webpage / một trang cụ thể trên website}} có thể được phân loại thành một trong các loại sau: Nội dung chính (Main Content/MC), Nội dung bổ sung (Supplementary Content/SC) hoặc Quảng cáo/Kiếm tiền (Advertisements/Monetization/Ads). Để hiểu mục đích của trang web và thực hiện xếp hạng PQ, bạn cần có khả năng phân biệt giữa các phần khác nhau của trang {{Chú thích của người biên tập: tức là biết được đâu là MC, đâu là SC, đâu là Ads}}.

Thiết kế trang web có thể phức tạp, vì vậy hãy đảm bảo bạn click, lượn lờ xung quanh và khám phá thêm về trang. Xem loại nội dung nào bên dưới các tab và kiểm tra các chức năng của trang tương tác. Nội dung bên dưới các tab có thể được coi là một phần của MC, SC hoặc Ads, tùy thuộc vào việc nội dung đó là gì.

2.4.1 Xác định nội dung chính (MC)

Nội dung chính là bất kỳ phần nào của trang trực tiếp giúp trang đạt được mục đích của nó. MC có thể là văn bản, hình ảnh, video, tính năng của trang (ví dụ: công cụ tính toán, trò chơi) và có thể là nội dung do người dùng website tạo ra, chẳng hạn như video, bài đánh giá, bài viết, nhận xét do người dùng đăng, v.v. Các tab trên một số trang dẫn đến thậm chí nhiều thông tin hơn (ví dụ: đánh giá của khách hàng) và đôi khi có thể được coi là một phần của MC.

MC cũng bao gồm tiêu đề ở đầu trang, ví dụ:

Nội dung chính bao gồm tiêu đề đầu trang
Nội dung chính bao gồm tiêu đề đầu trang

Tiêu đề MC mang tính mô tả cho phép người dùng đưa ra quyết định chắc chắn, sáng suốt hơn về những trang sẽ truy cập. Tiêu đề hữu ích sẽ tóm tắt (summarize) được MC trên trang.

Loại trang và mục đích MC nổi bật màu vàng
Trang chủ website tin tức: mục đích là thông báo cho người dùng về những sự kiện gần đây hoặc quan trọng. MC – News Homepage
Trang bài viết tin tức cụ thể: mục đích là truyền đạt thông tin về một sự kiện hoặc chủ đề tin tức. MC – News Article
Trang sản phẩm của cửa hàng: mục đích là bán hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm.

– Nội dung đằng sau các tab Đánh giá (Reviews), Vận chuyển (Shipping) và Thông tin an toàn (Safely) được coi là một phần của MC.

MC – Shopping Page
Trang chuyển đổi tiền tệ: mục đích là tính toán số tiền tương đương ra các loại tiền tệ khác nhau. MC – Currency Converter
Trang đăng bài blog: mục đích là chia sẻ âm nhạc được sử dụng trên một chương trình truyền hình. MC – Blog Post Page
Trang chủ của công cụ tìm kiếm: mục đích là cho phép người dùng nhập truy vấn và tìm kiếm trên Internet. MC – Search Engine Homepage
Trang đăng nhập ngân hàng: mục đích cho phép người dùng đăng nhập ngân hàng trực tuyến.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size..Size/
MC – Bank Login Page

/Size..Size..Size..Size..Size/

2.4.2 Xác định nội dung bổ sung (SC)

Nội dung bổ sung góp phần mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng trên trang nhưng không trực tiếp giúp trang đạt được mục đích. SC là một phần quan trọng trong trải nghiệm người dùng. Một loại SC phổ biến là các liên kết điều hướng (navigation links) cho phép người dùng truy cập các phần khác của website. Trong một số trường hợp, nội dung bên dưới các tab có thể được coi là một phần của SC.

Đôi khi cách dễ nhất để xác định SC là tìm những phần của trang không phải là MC hoặc Ads.

Loại trang và mục đích SC nổi bật màu xanh lam
Trang bài viết tin tức: mục đích là truyền đạt thông tin về một sự kiện hoặc chủ đề tin tức. SC – News Article
Trang sản phẩm của cửa hàng: mục đích là bán hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm. SC – Shopping Page
Trang đăng bài blog: mục đích là chia sẻ âm nhạc được sử dụng trên một chương trình truyền hình.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size..Size/
SC – Blog Post Page

/Size..Size..Size..Size..Size/

2.4.3 Xác định phần nội dung quảng cáo/kiếm tiền (Ads)

Ads có thể góp phần mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Quảng cáo/Kiếm tiền (Ads) là nội dung và/hoặc liên kết được hiển thị nhằm mục đích kiếm tiền cho chủ sở hữu trang. Bản thân sự hiện diện hay vắng mặt của Quảng cáo không phải là lý do dẫn đến xếp hạng chất lượng Cao hay Thấp. Nếu không có quảng cáo và kiếm tiền, một số trang web không thể tồn tại vì phải tốn tiền để duy trì website và tạo nội dung chất lượng cao.

Có nhiều cách khác nhau để kiếm tiền từ trang web, điều này bao gồm đặt banner, text quảng cáo và chương trình tiếp thị liên kết (affiliate programs). Xem ở đây để biết thêm thông tin về kiếm tiền từ website. Lưu ý rằng việc kiếm tiền trên các trang dành cho thiết bị di động có thể tinh vi / tinh tế / phức tạp hơn việc kiếm tiền trên các trang dành cho máy tính để bàn.

Hình thức kiếm tiền phổ biến nhất là đặt quảng cáo. Quảng cáo có thể được gắn nhãn là “quảng cáo”, “liên kết được tài trợ”, “danh sách được tài trợ”, “kết quả được tài trợ”, v.v. Quảng cáo có thể thay đổi khi bạn tải lại trang và những người dùng khác nhau có thể thấy các Quảng cáo khác nhau trên cùng một trang.

Chủ sở hữu website có thể chọn hiển thị Quảng cáo trên trang của họ (chẳng hạn như bằng cách tham gia vào một mạng quảng cáo / advertising network), nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể trực tiếp kiểm soát nội dung của Quảng cáo. Tuy nhiên, chúng ta cần xem là website có chịu trách nhiệm về chất lượng tổng thể của Ads được hiển thị.

Quan trọng: Vì mục đích của những nguyên tắc này, chúng tôi sẽ coi các liên kết kiếm tiền (monetized links) thuộc bất kỳ loại nào là “Quảng cáo”. Xem thêm ở đây để biết các loại kiếm tiền khác nhau từ website.

Loại trang và mục đích Quảng cáo được đánh dấu màu đỏ
Trang bài viết tin tức: mục đích là truyền đạt thông tin về một sự kiện hoặc chủ đề tin tức. Ads – News Article
Trang đăng bài blog: mục đích là chia sẻ âm nhạc được sử dụng trên một chương trình truyền hình. Ads – Blog Post Page
Trang sản phẩm của cửa hàng: mục đích là bán hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size..Size/
No ads 3 Shopping Page

/Size..Size..Size..Size..Size/

2.4.4 Tóm tắt các phần của trang

Hãy xem tổng thể.

  • Nội dung chính (MC) là bất kỳ phần nào của trang trực tiếp giúp trang đạt được mục đích của nó. MC là (hoặc lẽ ra phải là!) lý do trang đó tồn tại. Chất lượng của MC đóng vai trò rất lớn trong xếp hạng Chất lượng Trang của trang web (webpage).
  • Nội dung bổ sung (SC) cũng rất quan trọng. SC có thể giúp trang đạt được mục đích tốt hơn hoặc ngược lại– nó có thể làm giảm trải nghiệm tổng thể của người dùng.
  • Nhiều trang có quảng cáo/kiếm tiền (Ads). Nếu không có quảng cáo và kiếm tiền, một số trang web không thể tồn tại vì phải tốn tiền để duy trì website và tạo nội dung chất lượng cao. Bản thân sự hiện diện hay vắng mặt của Quảng cáo không phải là lý do dẫn đến xếp hạng chất lượng Cao hay Thấp.

Trên một số trang, đánh giá và nhận xét của người dùng có thể được coi là MC và trên các trang khác, chúng có thể được coi là SC. Hãy sử dụng khả năng phán đoán tốt nhất của bạn và suy nghĩ về mục đích của trang đấy.

Đừng lo lắng quá nhiều về việc xác định từng phần nhỏ của trang. Hãy suy nghĩ xem phần nào của trang là MC. Tiếp theo, hãy tìm Quảng cáo. Bất cứ thứ gì còn sót lại có thể được coi là SC.

Loại trang và mục đích MC, SC và quảng cáo nổi bật
Trang bài viết tin tức: mục đích là truyền đạt thông tin về một sự kiện hoặc chủ đề tin tức. Summary – News Article
Trang sản phẩm của cửa hàng: mục đích là bán hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm. Summary – Shopping Page
Trang chuyển đổi tiền tệ: mục đích là tính toán số tiền tương đương ra các loại tiền tệ khác nhau. Summary – Currency Converter
Trang đăng bài blog: mục đích là chia sẻ âm nhạc được sử dụng trên một chương trình truyền hình. Summary – Blog Post Page
Trang đăng nhập ngân hàng: mục đích cho phép người dùng đăng nhập ngân hàng trực tuyến.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size..Size/
Summary – Bank Login Page

/Size..Size..Size..Size..Size/

2.5 Hiểu website

Các trang thường có ý nghĩa hơn khi được xem như một phần của website. Một số tiêu chí trong xếp hạng Chất lượng Trang dựa trên sự hiểu biết về website chứa trang đó.

Để hiểu một website, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem ai chịu trách nhiệm về website và ai đã tạo ra nội dung trên trang đó (thông tin thêm được cung cấp ở mục 2.5.2). Sau đó, tìm kiếm thông tin về website và/hoặc người tạo nội dung trên chính website đó. Các website và người sáng tạo nội dung thường rất háo hức muốn kể cho bạn nghe tất cả về họ!

Bạn cũng phải tìm kiếm thông tin về danh tiếng của website và/hoặc người sáng tạo nội dung. Các nguồn độc lập bên ngoài nói những gì về họ? Khi có sự bất đồng giữa những gì website hoặc người sáng tạo nội dung nói về họ và những gì các nguồn độc lập có uy tín nói, hãy tin tưởng vào các nguồn độc lập (independent sources).

2.5.1 Tìm trang chủ

Trang chủ (homepage) của một website thường chứa hoặc có các liên kết đến những thông tin quan trọng về website. Chủ sở hữu website thường giúp bạn dễ dàng truy cập trang chủ từ bất kỳ trang nào trên site.

Dưới đây là cách tìm trang chủ của website:

  1. Kiểm tra trang đích của URL trong nhiệm vụ xếp hạng PQ của bạn.
  2. Tìm và nhấp vào liên kết có nhãn tên hoặc logo của website (đôi khi được gắn nhãn là “home/trang chủ” hoặc “main/chính”), thường xuất hiện ở đầu trang.

Đôi khi, bạn có thể được cung cấp một trang web hoặc website có vẻ như không có liên kết điều hướng (navigation links), không có liên kết trang chủ và không có biểu tượng hoặc phương tiện nào khác để tìm ra trang chủ. Ngay cả một số trang có chất lượng Cao hoặc Cao nhất cũng có khi bị thiếu điều hướng về trang chủ. Nếu bạn không thể tìm thấy liên kết đến trang chủ, hãy sửa đổi URL bằng cách xóa mọi thứ ở bên phải .com, .org, .net, .fr, v.v. và làm mới lại trang {{nhấn Enter}}.

Đôi khi, tác vụ xếp hạng của bạn sẽ bao gồm một URL có hai hoặc nhiều ứng cử viên “homepage” chính đáng. Ví dụ: bạn có thể không chắc chắn liệu trang chủ của URL này: https://finance.yahoo.com/calendarhttp://finance.yahoo.com hay http://www.yahoo.com

Quan trọng: Khi bạn có nhiều trang chủ “ứng viên”, vui lòng sử dụng trang chủ nào cung cấp nhiều thông tin nhất về trang web cụ thể trong tác vụ xếp hạng. Sử dụng phán đoán của bạn. Mục đích là để hiểu trang web và (các) website mà nó được liên kết chứ không phải tìm một trang chủ duy nhất, chính xác.

Trong các ví dụ sau đây, chúng tôi đã bao gồm URL của trang cần đánh giá trong nhiệm vụ xếp hạng cũng như URL của trang chủ được liên kết với trang đó. Chúng tôi cũng đã đính kèm một hình ảnh cho biết nơi nhấp vào trên trang đích để điều hướng đến trang chủ. Trong hình ảnh, bạn sẽ thấy một hộp màu đỏ xung quanh liên kết hoặc logo mà bạn sẽ nhấp vào để điều hướng đến trang chủ.

URL của trang nhiệm vụ Trang chủ của Website Bấm vào đâu để đến Trang chủ
http://www.williams-sonoma.com/products/shun-premier-7-piece-knife-block-set/



http://www.williams-sonoma.com
Williams-Sonoma Homepage

Logo của website

Logo “WILLIAMS-SONOMA” này hiển thị ở giữa phía trên của trang, có thể nhấp vào và đưa người dùng đến trang chủ của website.




http://hms.harvard.edu/about- hms/facts-figures

/Size..Size..Size..Size..Size..Size/
http://hms.harvard.edu
Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ coi trang Trường Y Harvard (http://hms.harvard.edu t) là trang chủ chứ không phải http://www.harvard.edu/
(là trang chủ của Đại học Harvard). Nhấp vào biểu tượng ở đầu sẽ đưa người dùng đến http://hms.harvard.edu/, chứ không phải đến http://www.harvard.edu/.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size/
Harvard Medical School Facts and Figures Page

Logo của website

Logo “Harvard Medical School” này ở phần trên bên trái của trang có thể nhấp vào và đưa người dùng đến trang chủ của website Trường Y Harvard.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size/

2.5.2 Tìm xem ai là người chịu trách nhiệm về Website và ai đã tạo nội dung trên trang

Mỗi trang thuộc về một website và nó phải rõ ràng mấy thứ sau:

  • Ai (cá nhân, công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính phủ, v.v.) nào chịu trách nhiệm về website đó.
  • Ai (cá nhân, công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính phủ, v.v.) nào đã tạo ra nội dung trên trang bạn đang đánh giá. Lưu ý rằng đối với các trang trên các website như diễn đàn và nền tảng mạng xã hội, mọi người có thể đăng nội dung bằng bí danh hoặc tên người dùng để tránh chia sẻ thông tin nhận dạng cá nhân trực tuyến. Trong những trường hợp này, bí danh hoặc tên người dùng là cách được chấp nhận để xác định người tạo nội dung.

Các website thường rất rõ ràng về người chịu trách nhiệm cho nó và ai đã tạo ra nội dung trên trang. Có nhiều lý do cho việc này:

  • Mọi người có thể muốn thể hiện tài năng, kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của mình.
  • Các nghệ sĩ, tác giả, nhạc sĩ và những người sáng tạo nội dung gốc khác có thể muốn được biết đến và đánh giá cao.
  • Các website thương mại có thể có tài liệu có bản quyền mà họ muốn bảo vệ.
  • Các doanh nghiệp và tổ chức có thể muốn mọi người biết họ là ai và họ làm gì.
  • Các cửa hàng muốn khách hàng cảm thấy thoải mái khi mua sản phẩm trực tuyến.

Hầu hết các website đều có các trang “liên hệ với chúng tôi / contact us” hoặc “về chúng tôi / about us” hoặc “about” cung cấp thông tin về người sở hữu site. Nhiều công ty có toàn bộ website hoặc blog phục vụ mục đích cung cấp thông tin họ là ai và họ đang làm gì, có những công việc gì, v.v. Dưới đây là một số ví dụ:

Trong nhiệm vụ xếp hạng PQ, bạn sẽ cần xác định ai đã tạo MC trên trang. Để giúp bạn làm như vậy, bảng bên dưới mô tả những người tạo nội dung chính cho các loại website phổ biến. Những loại này có thể chồng chéo lên nhau (ví dụ: một trang có thể có nhiều bài viết, một số bài được viết bởi cá nhân tác giả hoặc nhà báo và những bài khác do chủ sở hữu website viết).

Loại trang web Ví dụ (Những) Người tạo nội dung chính
Chủ website tạo trang và phần lớn MC trên trang

Trang này có thể có nhận xét, đánh giá hoặc nội dung khác do người dùng đăng, nhưng bản thân trang đó chịu trách nhiệm cho website.
– Trang chủ của một website kinh doanh.

– Trang giới thiệu trên website cá nhân.

– Trang sản phẩm trên website bán hàng trực tuyến.
Bản thân website có thể được xem là người tạo nội dung chính. Chủ sở hữu website có thể {{thuê bên khác}} tạo nội dung cho họ (ví dụ: một doanh nghiệp nhỏ có thể thuê một nhà phát triển web chuyên nghiệp xây dựng website cho họ), nhưng cuối cùng họ (chủ sở hữu website) phải chịu trách nhiệm về MC.

Nhận xét và đánh giá của người dùng có thể đóng một vai trò quan trọng trên trang. Miễn là website tạo và tích cực duy trì trang, website đó được coi là người tạo nội dung chính.
Chủ sở hữu website đã tạo trang và MC được sản xuất bởi các tác giả hoặc người tạo nội dung khác được website xác định

Website quyết định xuất bản nội dung gì và chịu trách nhiệm về nội dung, nhưng có những tác giả hoặc người sáng tạo nội dung riêng biệt cung cấp MC trên trang.
– Bài báo do ban biên tập viết.

– Bài tạp chí được viết bởi một nhà báo cá nhân.

– Bài báo khoa học được viết bởi một nhóm các nhà nghiên cứu học thuật.
Người tạo nội dung chính là các nhà báo, nhà khoa học, v.v. được liệt kê là tác giả của nội dung. Thông thường người tạo nội dung là cá nhân nhưng một tổ chức, công ty hoặc cơ quan, nhóm cũng có thể là người tạo nội dung.

Nhận xét của người dùng có thể xuất hiện nhưng chúng thường không phải là trọng tâm của trang.
Website bao gồm (các) bài đăng trên mạng xã hội từ một tài khoản đại diện cho một tổ chức hoặc người sáng tạo nội dung cá nhân

Chủ sở hữu website mạng xã hội cho phép mọi người và tổ chức tạo tài khoản để đăng văn bản, hình ảnh, video và các loại nội dung khác trong tài khoản của riêng họ. {{Ví dụ Facebook}}
– Bài đăng trên mạng xã hội.

– Trang hồ sơ doanh nghiệp địa phương trên website mạng xã hội.

– Kênh video trên website chia sẻ video.
Người tạo nội dung chính là người hoặc tổ chức đã tạo tài khoản và đăng MC. Có thể có thông tin về người tạo nội dung trên trang hồ sơ được tìm thấy trên website.

Các nhận xét và phản ứng khác của người dùng như “thích” có thể được coi là một phần của MC.
Trang web được tạo bởi nhiều người dùng tham gia thảo luận hoặc đăng bài trên mạng xã hội

Chủ sở hữu website cho phép mọi người đăng văn bản, hình ảnh và video hoặc trò chuyện với những người dùng khác của website.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size/
– Chủ đề thảo luận trên diễn đàn.

– Trang hỏi đáp.

– Trang kết quả tìm kiếm trên website truyền thông xã hội hiển thị nội dung từ nhiều người dùng khác nhau.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size/
Những người đăng bài là những người sáng tạo nội dung.

Không có người tạo nội dung chính duy nhất và mọi người chỉ có thể được xác định bằng bí danh hoặc tên người dùng.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size/

2.5.3 Tìm kiếm các thông tin như: về chúng tôi, liên hệ và dịch vụ khách hàng

Nhiều webiste quan tâm đến việc giao tiếp với người dùng của họ. Có nhiều lý do mà người dùng có thể có mong muốn liên hệ với một website, từ việc báo cáo sự cố như trang bị hỏng cho đến yêu cầu xóa nội dung. Nhiều website cung cấp các cách khác nhau để người dùng liên hệ với nó, chẳng hạn như: địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ thực, biểu mẫu liên hệ trên web, v.v. Đôi khi, thông tin liên hệ này thậm chí còn được sắp xếp theo bộ phận và cung cấp tên của các cá nhân để liên hệ.

Thông tin liên hệ
Thông tin liên hệ

Loại và lượng thông tin liên hệ cần thiết tùy thuộc vào kiểu website. Thông tin liên hệ và thông tin dịch vụ khách hàng cực kỳ quan trọng đối với các website cần xử lý tiền bạc, chẳng hạn như cửa hàng online, ngân hàng, công ty thẻ tín dụng, v.v. Người dùng cần có cách để đặt câu hỏi hoặc nhận trợ giúp khi xảy ra sự cố.

Đối với các website mua sắm, chúng tôi sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra đặc biệt. Cần tìm kiếm thông tin liên hệ – bao gồm các chính sách thanh toán (policies on payment), đổi hàng và trả lại hàng (exchanges and returns) của doanh nghiệp. Đôi khi thông tin này được liệt kê trong “dịch vụ khách hàng / customer service.”

Một số loại website thì cần ít chi tiết hơn cũng như lượng thông tin liên hệ ít hơn do mục đích của chúng. Ví dụ: các website hài hước có thể không cần mức độ thông tin liên hệ chi tiết như chúng ta mong đợi với các website ngân hàng trực tuyến.

Đôi khi, bạn có thể gặp phải một website hoặc người sáng tạo nội dung có lý do chính đáng để ẩn danh. Ví dụ: các website cá nhân có thể bỏ qua thông tin liên hệ cá nhân như địa chỉ nhà hoặc số điện thoại của người đó. Tương tự, các website có nội dung do người dùng tạo có thể cho phép tác giả chỉ nhận dạng mình bằng bí danh hoặc tên người dùng mà thôi.

Để tìm thông tin liên hệ hoặc dịch vụ khách hàng của một website, hãy bắt đầu từ trang chủ. Hãy tìm link “liên hệ với chúng tôi” hoặc “dịch vụ khách hàng”. Khám phá sâu thêm website nếu bạn không thể tìm thấy trang “liên hệ với chúng tôi”. Đôi khi bạn sẽ tìm thấy thông tin liên hệ trên liên kết “website công ty” hoặc thậm chí trên trang mạng xã hội chính thức của công ty. Hãy là một thám tử nhé!

Lưu ý rằng các khu vực địa lý khác nhau và các nền tảng mạng xã hội khác nhau có thể có các quy ước và tiêu chuẩn riêng về thông tin nào sẽ có trên website. Hãy sử dụng khả năng phán đoán và kiến thức về địa phương/vùng miền của bạn.

(Nội dung gốc: trang 13 – 18 trong Nguyên tắc cho người đánh giá kết quả tìm kiếm)

Bài trước >>> Hướng dẫn đánh giá chất lượng trang [Đánh giá chất lượng tìm kiếm]

Bài tiếp >>> Đánh giá chất lượng trang trên tổng thể [Đánh giá chất lượng tìm kiếm]

Lưu ý: bản dịch đã được kiểm tra để hạn chế sai sót, nhưng tôi không đảm bảo nó chính xác 100%. Vui lòng đối chiếu với nội dung gốc tiếng Anh khi cần thiết.

Back to Top