Các website đặt hosting ở nước ngoài thường gặp trải nghiệm tốc độ tồi tệ trong mùa đứt cáp quang. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một số giải pháp giúp bạn cải thiện vấn đề này.
Cách triệt để
Chuyển hosting về Việt Nam, bạn có thể tìm trên mạng các công ty hosting tốt. Một số gợi ý bao gồm: vHost, Tinohost, Azdigi.
Để thực hiện việc chuyển hosting nhanh gọn, bạn có thể tham khảo bài này.
Các giải pháp khác nếu chuyển hosting về Việt Nam không khả thi
Chuyển hosting về gần Việt Nam hơn: cho dù đặt hosting ở nước ngoài, bạn nên chọn vị trí càng gần Việt Nam càng tốt. Vị trí mà tôi thấy ổn nhất là Singapore, tiếp đến là Hongkong, Nhật Bản. Vị trí gần giúp cho việc trao đổi dữ liệu diễn ra nhanh nhất có thể.
Sử dụng dịch vụ CDN có máy chủ ở Việt Nam: Đây là một trong các giải pháp tốt nhất nếu bạn vẫn duy trì hosting gốc ở nước ngoài. Nhờ CDN, phần lớn dữ liệu của bạn được lấy qua máy chủ ngay tại Việt Nam, chỉ HTML là phải lấy ở nước ngoài, mà cái này thường nhẹ nên sẽ giảm thiểu độ trễ.
Dịch vụ tốt mà tôi test thấy ổn gồm:
- BizFly CDN (rất tốt);
- BunnyCDN (rất tốt và mới có PoP ở Việt Nam);
- CDNSun (chất lượng khá).
Sử dụng QUIC cloud: hosting ở nước ngoài, nhưng nếu dùng CDN của QUIC cloud thì dữ liệu của bạn sẽ có một tỷ lệ khá lớn lấy ở Việt Nam. QUIC có khả năng cache html ở máy chủ CDN, và họ có cụm máy chủ ở Hà Nội. Không phải mọi yêu cầu đều được lấy tại Hà Nội, nhưng nhờ tỷ lệ lấy dữ liệu ở nước ngoài được giảm đáng kể, tốc độ website của bạn được cải thiện. QUIC có cả gói miễn phí lẫn trả phí, kinh nghiệm riêng của tôi cho thấy nếu bạn mua thêm dung lượng CDN, băng thông có tỷ lệ lấy từ Việt Nam cao hơn.
Dùng plugin cache chất lượng cao: Sẽ giúp bạn giảm thiểu hơn nữa vấn đề về tốc độ. Plugin cache mà tôi đề xuất gồm: LiteSpeed cache, WP-Rocket hoặc FlyingPress. Nếu sử dụng QUIC cloud, bạn bắt buộc phải dùng plugin LiteSpeed cache. Đây là giải pháp giúp cải thiện tốc độ trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ khi đứt cáp.
Webserver: Bạn nên dùng webserver Nginx hoặc LiteSpeed Enterprise / OpenLiteSpeed. Cái vốn được tối ưu tốc độ hơn Apache đáng kể. Bạn có thể dùng CyberPanel để tạo máy chủ LiteSpeed, và ServerPilot để khởi tạo máy chủ Nginx.
Các combo khác
Ngoài sử dụng QUIC cloud + CDN trong nước, bạn có thể tham khảo những cách sau:
COMBO 2: Google Cloud + CDN trong nước
Trong khi các hosting khác gặp độ trễ ít nhiều khi đứt cáp, kể cả các ông lớn như DigitalOcean & Vultr, thì Google Cloud bị ảnh hưởng ít hơn. Tuy nhiên combo này đòi hỏi bạn có chi phí cao hơn & phải chuyển sang hosting mới. Dịch vụ mà tôi đề xuất là: Closte hoặc Cloudways.
COMBO 3: APO Cloudflare + CDN trong nước
Automatic Platform Optimization là dịch vụ mới của Cloudflare, có giá thân thiện chỉ 5$ / tháng. Nó có khả năng cache HTML ở máy chủ CDN, vì thế cải thiện được phần nào tốc độ do tối thiểu hóa được nhiệm vụ trao đổi dữ liệu với hosting gốc. Nếu bạn có khả năng đầu tư thì nên dùng, nó tốt hơn Cloudflare bản miễn phí.
PS: Nếu bạn gặp vấn đề kết hợp APO Cloudflare với CDN thông qua plugin LiteSpee cache, hãy tham khảo bài viết này.
COMBO 4: Sử dụng hosting phân khúc cao cấp
Một số hosting phân khúc cao cấp như Rocket.net có khả năng chống hiện tượng đứt cáp rất tốt. Nó sử dụng dịch vụ Cloudflare Enterprise nên ảnh hưởng đứt cáp được giảm đi rất nhiều.
Tham khảo thêm
Thạch Phạm có chia sẻ một bài hay về cách giảm ảnh hưởng tốc độ trang mùa đứt cáp, các bạn tham khảo nhé:
### TẢI JAVASCRIPT KHÔNG ĐỒNG BỘ
Kỹ thuật này sẽ giúp website tránh bị delay khi trình duyệt tải các tập tin Javascript trước khi nội dung trang hiển thị, trong đó có các tập tin Javascript của các mã theo dõi hoặc công cụ nhúng vào bên nước ngoài. Vì vậy bạn có thể cho Javascript tải không đồng bộ với trình duyệt hoặc ép tải sau cùng để nội dung hiển thị trước.
Với plugin WP Rocket, bạn có thể bật 2 tính năng là Load JavaScript deferred (tải không đồng bộ) và Delay JavaScript execution (chỉ tải khi người dùng thao tác trên website) nếu cần. Với plugin LiteSpeed Cache cũng có tính năng này tên là Load JS Deferred, hoặc các plugin tối ưu khác như WP Meteor, W2Speed,…đều có tính năng này. Hoặc nếu bạn không dùng plugin cache nào như trên thì có thể cài thêm plugin Async JavaScript để bổ sung.
### Chặn kết nối kiểm tra phiên bản plugin/theme/core
Trong lúc đứt cáp thì khi truy cập vào trang admin thì sẽ có hiện tượng chậm hơn bình thường, vì các plugin/theme đa phần sẽ có thêm tính năng tự kết nối mỗi khi tải trang để kiểm tra phiên bản plugin/theme hoặc phiên bản mã nguồn WordPress.
Cái này sẽ thường gặp nếu dùng host tại Việt Nam, vì vậy bạn có thể cân nhắc tạm tắt các tính năng cập nhât phiên bản plugin/theme trong thời gian này bằng cách chèn đoạn code sau vào wp-config.php (sau đó nhớ xoá đi khi mạng truy cập ổn định):
define( 'WP_HTTP_BLOCK_EXTERNAL', true );
define( 'AUTOMATIC_UPDATER_DISABLED', true );
define( 'WP_AUTO_UPDATE_CORE', false );
Trường hợp bạn muốn cho phép kết nối ra vài địa chỉ máy chủ mà vẫn muốn chặn với các kết nối ra máy chủ khác thì có thể chèn thêm đoạn sau để cho phép kết nối (nên làm):
define('WP_ACCESSIBLE_HOSTS', 'api.wordpress.org ');
### Sử dụng Query Monitor khi website chậm
Và quan trọng hơn hết là khi website chậm thì mọi người có thể sử dụng plugin Query Monitor để xem chi tiết các nguyên nhân có thể dẫn đến website bị chậm (như truy vấn MySQL chậm, kết nối ra ngoài, PHP xử lý chậm,…) từ đó có các hướng khắc phục cụ thể và triệt để nhất.
Mùa đứt cáp quang này thì ai dùng Cloudflare sẽ mệt mỏi, chỉ có cách đợi cáp quang được khắc phục thôi, chứ bỏ cũng không xong 🙁
Bạn có thể dùng QUIC cho html + CDN có máy chủ ở VN là khắc được chuyện này khá tốt. Cách tiếp cận này cũng chỉ gia tăng chi phí một cách vừa phải.
Bạn dùng Cloudflare thì cho off các tính năng cloud đi, chỉ để lại làm DNS thôi, cũng giúp bớt chậm phần nào đó
em xài hay bị lỗi 5xx service, mấy hôm bị nên tụt key
Các chắc chắn nhất là tạm thời chuyển host về VN em à.