Categories SEO

Hướng dẫn về các yếu tố xếp hạng của Google – Phần 1: các yếu tố onpage

kết cấu trần nhà

Ngày hôm nay chúng tôi bắt đầu một nhiệm vụ vô cùng lớn trong việc trình bày với bạn những phân tích về tất cả các yếu tố thăng hạng Google sử dụng để xác định vị trí trang của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Trong thực tế, nó là một nhiệm vụ rất lớn, chúng tôi đã phân chia các tín hiệu về dạng có thể quản lý được, các bộ phận phân loại gọn gàng. Tất cả chúng đều được chinh phục và tóm tắt lại trong bài viết về các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google.

Có thể có đến hàng vài trăm tín hiệu, và chúng tôi không bao giờ đảm bảo được chắc chắn 100% mọi thứ đều góp mặt. Cũng như thuật toán đã thay đổi hàng ngàn lần mỗi năm, vì vậy tài liệu này sẽ tiếp tục phát triển để thích ứng theo. Nhưng chúng tôi sẽ làm tốt nhất trong khả năng có thể thể để nó chính xác và cập nhật.

Các phần trong tương lai sẽ đề cập cụ thể đến nội dung, các liên kết, máy học, các yếu tố trang web rộng hơn, yếu tố tên miền, di động, tốc độ, tính địa phương, xã hội…hừm, nhưng chúng ta không cần cầm đèn chạy trước ô tô đâu.

Đầu tiên hãy xem xét điều đơn giản, các yếu tố kỹ thuật Google sử dụng để thăng hạng trang của bạn.


Các yếu tố on-page: 1 – 10

Thẻ tiêu đề

Như tôi đã thảo luận trong hướng dẫn về cách viết tiêu đề, nó được sử dụng để nói cho máy tìm kiếm và người xem biết trang web của bạn là về điều gì theo cách thức ngắn gọn và chính xác nhất có thể.

tiêu đề trang

Theo Moz, “đã từ rất lâu rồi thẻ tiêu đề được xem như là một trong những phần quan trọng bậc nhất trong SEO onpage“. Dưới đây là những gì bạn cần biết về cách chúng ảnh hưởng lên thứ hạng của bạn…

1, Bạn cần đưa vào bất kỳ từ khóa nào bạn muốn thăng hạng vào trong thẻ tiêu đề.

2, Từ khóa bạn đưa vào thẻ tiêu đề càng bắt đầu sớm, nó càng có khả năng được thăng hạng cho truy vấn dựa vào từ khóa đó.

Từ khóa chính – Từ khóa phụ | Thương hiệu

3, Thẻ tiêu đề của bạn cần viết cho con người – nó cần thiết phải tạo thành câu có nghĩa, hơn là nhồi nhét (stuffed mess) từ khóa.

Thẻ tiêu đề của bạn sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí, từ SERPs (các trang kết quả tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc…), tới các chia sẻ trên mạng xã hội, tab trên trình duyệt, vì vậy hãy đảm bảo là nó liên quan và dễ đọc.

4, Đừng lặp lại thẻ tiêu đề của bạn trên trang bởi vì điều này ảnh hưởng bất lợi đến khả năng xuất hiện của nó.

Các yếu tố quan trọng không nhất thiết là các tín hiệu, nhưng sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ click:

  • Hãy đảm bảo là thẻ tiêu đề của bạn có độ dài từ 50-60 ký tự, bao gồm cả khoảng trắng. Bất cứ tiêu đề nào dài hơn có thể bị Google cắt cho ngắn lại.
  • Nếu công ty của bạn hoặc thương hiệu của bạn không được biết đến nhiều (và nó không phải là một phần của cụm từ khóa quan trọng) hãy để nó ở cuối của thẻ tiêu đề.

Thẻ H1

Sự khác biệt giữa thẻ H1 và thẻ tiêu đề (title tag) là đơn giản: thẻ tiêu đề xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, còn thẻ H1 là cái mà người xem thấy trên trang. Tiêu đề hoặc tên trang web của bạn sẽ (trong phần lớn trường hợp) tạo thành thẻ H1 của bạn.

Dưới đây là những cái bạn nên biết về thẻ H1:

5, Từ khóa của bạn phải nằm bên trong thẻ H1

6, Thẻ H1 dầu sao cũng có thể khác với thẻ tiêu đề. Bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu có cùng thẻ tiêu đề và thẻ H1 cho trang web (trong thực tế thì hầu hết các CMS đều tạo điều này một cách tự động) – nhưng sự đa dạng của cụm từ khóa cho cả hai có thể làm tăng cơ hội xuất hiện cho các ý định tìm kiếm khác nhau.

7, Chỉ sử dụng một thẻ H1 trên mỗi trang. (Mặc dù điều này không còn chính xác tuyệt đối nếu bạn sử dụng HTML5, nơi bạn có thể sử dụng một thẻ H1 trên mỗi section)

8, Phân chia phần thân chính của nội dung bài viết bằng cách sử dụng nhiều thẻ H2 và H3, nhưng cố gắng sử dụng chúng theo thứ tự giảm dần, và có logic (hợp lý).

thẻ h2 và thẻ h3

9, Thẻ H2 và H3 cũng nên bao gồm các từ khóa liên quan. Mặc dù bạn không được lặp lại chúng, vẫn nên có các từ và cụm từ bạn muốn thăng hạng.

Thẻ mô tả meta descriptions

10, Thẻ mô tả meta description là một đoạn văn bản ngắn được đưa vào trang HTML của các trang web dành cho mục đích mô tả nội dung.

thẻ mô tả

Google đã tuyên bố rằng thẻ meta descriptions KHÔNG phải là một tín hiệu thăng hạng. Nhưng, chất lượng của phần mô tả sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ click (CTR), vì vậy nó là yếu tố cực kỳ quan trọng cho nên hãy sử dụng thành phần này một cách khôn ngoan…

  • Cần đảm bảo là từ khóa quan trọng nhất của bạn cho trang xuất hiện trong thẻ mô tả meta description.
  • Viết nội dung rõ ràng, dễ đọc và xem xét thẻ mô tả như thế nó được dùng để quảng cáo cho trang của bạn (đây cũng là lý do tại sao bạn thấy một số lời khuyên là nên xem cách viết quảng cáo cho từ khóa mà bạn định SEO, vì những tay quảng cáo lọc lõi thường thì đã tối ưu hóa nội dung hiển thị quảng cáo cho người tìm kiếm rồi – dù sao thì họ phải tốn không ít tiền để có mặt ở đó).
  • Thẻ mô tả nên nằm trong khoảng có độ dài từ 135 đến 160 từ.
  • Không nên để thẻ mô tả trùng lắp.

Phần tiếp theo chúng tôi sẽ xem xét nhiều hơn các tín hiệu trên trang.

Back to Top