Categories SEO

Cách viết thẻ meta description (thẻ mô tả): Nghĩ ít về SEO và Nghĩ nhiều hơn về khả năng được người dùng click

viết nội dung cho thẻ meta description

Thẻ meta description trong HTML là đoạn trích gồm 160 ký tự được sử dụng để tóm tắt nội dung của trang web. Máy tìm kiếm đôi khi sử dụng các đoạn trích này trong kết quả tìm kiếm để giúp người xem biết được nội dung tổng quan của trang trước khi họ click vào nó.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cách máy tìm kiếm sử dụng thẻ meta description, những blog hàng đầu về SEO nói gì về thẻ meta description & liệu họ có còn sử dụng chúng để có được bài viết chuẩn SEO nữa hay là không? Cuối cùng là lý do tại sao bạn vẫn phải sử dụng chúng!


#1. Cách máy tìm kiếm sử dụng thẻ meta description

Ví dụ tốt nhất về thẻ meta description và cách máy tìm kiếm sử dụng chúng là từ chính bản thân các máy tìm kiếm. Hãy cùng xem xét cách Google viết thẻ meta description cho chính nó.

<meta name="description" content="Tìm kiếm thông tin trên toàn thế giới, bao gồm các trang web, hình ảnh, video và nhiều thứ khác. Google có nhiều tính năng đặc biệt để giúp bạn tìm được chính xác cái bạn đang cần.">

Nó có chính xác 159 ký tự (trong tiếng Anh) bao gồm cả khoảng trống. Thẻ meta description của Google hiển thị như sau trên các máy tìm kiếm hàng đầu.

Ở Google…

thẻ meta description trong Google

Ở Yahoo…

thẻ meta description ở Yahoo

Ở Bing…

thẻ meta description ở Bing

Trớ trêu là, Google không liệt kê bản thân nó trong kết quả tìm kiếm khi bạn tìm kiếm từ khóa “search engine / máy tìm kiếm” vì vậy bạn phải tìm kiếm từ Google để thấy các kết quả trên. Và họ là người duy nhất cắt bỏ một phần mô tả của chính mình (Yahoo và Bing thì vẫn hiện đủ toàn bộ mô tả của Google).

Mặc dù Google thừa nhận rằng không phải lúc nào họ cũng sử dụng meta description làm một yếu tố trong thuật toán xếp hạng của máy tìm kiếm, họ vẫn hỗ trợ meta description và bao gồm chúng như các đoạn trích dẫn trong các kết quả tìm kiếm.

P/S: trong SEO, việc tối ưu cho thẻ meta description nằm trong phân nhóm SEO onpage, ngược lại là SEO offpage thường liên quan đến xây dựng liên kết.


#2. Các blog hàng đầu về SEO nói gì về thẻ meta description

Bất kể nó có được tính vào việc xếp hạng hay không, các blog SEO hàng đầu vẫn gợi ý sử dụng thẻ meta description. Trong chuỗi bài về SEO của Moz, họ nói rằng…

Thẻ meta description mặc dù không còn quan trọng với xếp hạng trên máy tìm kiếm, thì nó vẫn cực kỳ quan trọng trong mục tiêu có được click của người dùng thông qua các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Những đoạn văn bản ngắn này là cơ hội cho các webmaster quảng cáo nội dung cho người tìm kiếm và cho họ biết chính xác trang web cung cấp thông tin gì liên quan đến cái họ đang tìm kiếm.

– Moz

Và trong bài viết 21 mẹo và kỹ thuật SEO thiết yếu, Search Engine Land nói rằng…

Thẻ meta description không giúp bạn thăng hạng, nhưng nó sẽ thường xuất hiện như là đoạn trích văn bản bên dưới vị trí xếp hạng của bạn, vì thế nó phải bao gồm các từ khóa liên quan và nên được viết để khuyến khích người tìm kiếm click vào kết quả của bạn.

– Search Engine Land

Câu hỏi tiếp theo bạn có thể muốn hỏi là liệu các blog SEO hàng đầu có thực sự sử dụng thẻ meta description hay không? Câu trả lời là có và không.

  • SEOmoz sử dụng thẻ meta description trên trang chủ của họ và các trang sản phẩm, nhưng không sử dụng nó trên các bài viết blog.
  • Search Engine Land sử dụng thẻ meta description dài dòng trên trang chủ và thi thoảng sử dụng nó trên các bài đăng.
  • Search Engine Watch sử dụng thẻ meta description dài dòng trên trang chủ nhưng không sử dụng trong các bài đăng.
  • SEOBook không sử dụng thẻ meta description trên trang chủ hay các bài đăng, nhưng họ thỉnh thoảng sử dụng nó trên trang nội bộ.
  • Search Engine Journal sử dụng thẻ meta description ngắn gọn trên trang chủ của nó nhưng không sử dụng trong các bài đăng.

#3. Ba lý do giải thích vì sao bạn vẫn cần sử dụng thẻ meta description

Hầu hết người làm SEO có thể tự hỏi mình thế này “Nếu thẻ meta description không được tính trong thuật toán xếp hạng, vậy thì tại sao tôi phải sử dụng nó cơ chứ?” Câu trả lời đơn giản thôi. Ngừng nghĩ về chúng như các yếu tố xếp hạng, và bắt đầu nghĩ về chúng như các yếu tố chuyển đổi.

Dưới đây là một số lý do hàng đầu cho thấy bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng thẻ meta description trên website, bao gồm cả trang chủ, các trang nội bộ, bài đăng, và nhiều trang khác.

Lý do thứ 1: Từ khóa được bôi đậm trong kết quả tìm kiếm

Ngay cả nếu từ khóa bạn sử dụng trong thẻ meta description không giúp thăng hạng tìm kiếm, nó vẫn giúp bạn có được sự chú ý của người tìm kiếm. Khi một ai đó tìm kiếm cho một từ khóa hoặc cụm từ cụ thể, nó sẽ được bôi đậm trong máy tìm kiếm nơi nào nó xuất hiện. Vì thế nếu bạn nhắm đến từ khóa nào, bạn sẽ muốn nó nổi bật. Trong nhóm các kết quả tìm kiếm cho từ khóa search engine, những kết quả nào đập vào mắt bạn?

từ khóa được bôi đậm trong thẻ meta description

Nó cho thấy tại sao cụm từ khóa hàng đầu của bạn phải nằm trong tiêu đề SEO và thẻ meta description! Bạn không muốn trở thành kết quả trong danh sách này mà không có từ khóa được bôi đậm cho tìm kiếm đó. Vậy hãy đảm bảo chắc chắn rằng thẻ meta description của bạn sử dụng các từ khóa bạn nhắm đến và được viết theo cách khuyến khích người tìm kiếm click vào kết quả.

Lý do thứ 2: Các mạng xã hội hàng đầu sử dụng nó

Bất cứ khi nào bạn chia sẻ một trang lên các mạng xã hội như Facebook, Google+, hoặc Linkedin, các trang này đều kéo hoặc nội dung trong thẻ meta description hoặc các câu đầu tiên trong bài đăng để làm mô tả hiển thị ra bên ngoài chia sẻ cho người dùng thấy. Nội dung trong thẻ meta description sẽ thường được sử dụng toàn bộ, trong khi các câu đầu tiên sẽ bị cắt để kết thúc với dấu chấm lửng […]. Trong khi bạn có thể chỉnh sửa đoạn mô tả cho Facebook và Linkedin, không phải ai chia sẻ trang của bạn cũng sẽ làm như thế.

chia sẻ trên facebook - nội dung từ thẻ meta description

Google+, mặt khác, sẽ chỉ cho phép bạn xóa mô tả mà thôi.

nội dung meta description trên Google Plus

Điều đấy nghĩa là nếu các câu đầu tiên trên trang của bạn không tóm tắt nội dung tốt, những ai thấy chia sẻ có thể lỡ mất điểm quan trọng. Vì thế, nếu bạn muốn chia sẻ của mình nhận được nhiều click trên mạng xã hội, hãy xem xét việc tạo các nội dung cho thẻ meta description thực sự nghiêm túc để nó khuyến khích click, giống như bạn muốn trên trang kết quả tìm kiếm.

Lý do số 3: Các mạng xã hội bookmarking sử dụng nó

Nhiều mạng xã hội bookmarking cũng sử dụng thẻ meta description như là thông tin miêu tả trang trên mạng của họ.

mô tả trong mạng xã hội bookmarking

Một vài ví dụ về các mạng sử dụng nội dung trong thẻ meta description là: Digg, BizSugar, và My SEO Community. Và bất cứ mạng xã hội bookmarking / voting nào xây dựng trên hệ thống CMS Pligg cũng sẽ sử dụng thẻ meta description trước. Đúng là bạn có thể chỉnh sửa mô tả trên những mạng này, tuy nhiên bạn không thể chắc chắn được liệu rằng những người khác khi chia sẻ bài viết có làm như vậy không. Thêm vào đó, nếu bạn không phải sửa mô tả, bạn tiết kiệm được công sức mỗi khi bạn chia sẻ bài của mình.


#4. Làm thế nào đưa thẻ meta description vào các trang của bạn

Nếu bạn sử dụng WordPress trên tên miền riêng, bạn thật may mắn. Thẻ meta description có thể thêm vào dễ dàng vào nội dung của bạn bằng cách sử dụng plugin miễn phí như All in One SEO Pack hoặc Yoast SEO (bạn có thể xem hướng dẫn dùng ở đây).

Bạn đơn giản chỉ cần cài nó, và xem từng trang trong phần chi tiết SEO để tùy chỉnh SEO title, meta description, và các thông tin khác. Chi tiết SEO trang chủ của bạn có thể được thêm vào phần cài đặt chính của plugin. Các giao diện và nền tảng khác có thể có tùy chọn SEO xây dựng bên trong – nếu không, hãy tìm kiếm cho nền tảng website và SEO plugin, add-on hoặc trình mở rộng của bạn.


#5. Các mẹo giúp cải thiện tỷ lệ click vào kết quả trên máy tìm kiếm

Một giá trị thường bị bỏ rơi của thẻ meta description là bạn có thể tinh chỉnh mô tả của bạn để kêu gọi hành động. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể thực hiện khi viết nội dung trong thẻ meta description của mình:

  • Sức mạnh là trong ngôn ngữ. Cách bạn viết mô tả có thể tạo lên thành công hoặc hủy hoại kết quả tìm kiếm của bạn. Thêm các từ mô tả giá trị trong mô tả của bạn. Hãy cho người tìm kiếm lý do thỏa đáng để click vào kết quả của bạn.
  • Hãy viết lời kêu gọi hành động! Thử thêm các từ như “click vào đây”, “để xem thêm hãy click vào đây” và “click vào kết quả này”. Rõ ràng là bối cảnh của trang web sẽ xác định từ nào bạn chọn như: “download tại đây”, “xem video” vân vân.
  • Kiểm tra chúng! – Nếu bạn một trang landing page nào đó nhận được lưu lượng truy cập tự nhiên đáng kể, hãy xem xét cơ hội kiểm tra nhiều nội dung khác nhau trong thẻ meta description để bạn có cơ hội cải thiện tỷ lệ click (CTR tăng dù chỉ nhỏ với các trang có lưu lượng truy cập lớn có thể đem lại kết quả là bạn sẽ có nhiều truy cập hơn đáng kẻ). Thử viết mô tả có độ dài khác, cách viết khác hoặc định vị các từ khóa khác.

Bạn có sử dụng thẻ meta description trên website của bạn không? Nếu câu trả lời là có, vậy thì bạn có bổ sung thêm bất cứ mẹo và công cụ nào mà mọi người có thể sử dụng để việc bổ sung thẻ meta description vào trang web của họ dễ dàng hơn và có nhiều ích lợi hơn? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn trong phần bình luận!

(Dịch từ bài viết Meta Description Magic: Think Less about SEO & More about Click-Throughs, Tác giả: Kristi Hines, Website: KissMetrics)

Comments are closed.

Back to Top