Categories SEO

Hướng dẫn về các yếu tố xếp hạng của Google – Phần 7: các tín hiệu ở cấp độ trang

nội thất

Tuần trước chúng tôi đăng phần sáu trong hướng dẫn hoàn chỉnh về các yếu tố thăng hạng quan trọng trên Google.

Nó tập trung vào các tín hiệu tin cậy, thẩm quyền và chuyên môn, đặc biệt là chú ý vào Đánh giá Chất lượng Trang của Google.

Tuần này chúng ta không nhắc đến nội dung trên trang nữa mà đi tới các yếu tố ở cấp độ trang.


1, HTTPS

HTTPS thêm một lớp bảo mật bổ sung vào giao thức HTTP tiêu chuẩn bằng cách mã hóa trong SSL và chia sẻ khóa với máy chủ đích làm cho việc hack/xâm nhập trái phép trở nên khó khăn.

Google muốn giữ an toàn cho tất cả mọi người trên môi trường Web, vì vậy họ sử dụng HTTPS như là một tín hiệu để xếp hạng. Đây là tuyên bố của Google vào năm 2014:

Chúng tôi bắt đầu sử dụng HTTPS như là một tín hiệu xếp hạng. Ở thời điểm hiện tại, nó chỉ là tín hiệu có tác động rất nhỏ, ảnh hưởng đến hơn 1% truy vấn toàn cầu, và đem lại trọng số ít hơn so với các tín hiệu khác, chẳng hạn như chất lượng cao của nội dung.

Theo Moz, vào năm 2016, các trang web HTTPS chiếm khoảng 30% trong toàn bộ các kết quả của Google tìm kiếm.

HTTPS trên trang kết quả tìm kiếm
Tỉ lệ phần trăm các trang web có HTTPS trên trang đầu kết quả tìm kiếm trong vòng 2 năm.

2, Tốc độ trang web

Kiểm tra dung lượng trang của bạn và thời gian tải trang. Bạn có thể sử dụng Google Speed Test để thực hiện công việc này. Tốc độ trang là một yếu tố xếp hạng, vì vậy làm theo bất cứ cải tiến nào trong khả năng có thể của bạn mà Google gợi ý.

Bạn nào dùng WordPress, bài viết Tăng tốc website sử dụng WordPress có thể sẽ hữu ích.


3, Thân thiện với di động

Kể từ lần cập nhật đầu tiên ‘Mobilegeddon’ ra mắt vào ngày 21 tháng Tư năm 2015, thân thiện với di động là tín hiệu xếp hạng đáng kể trong trang kết quả tìm kiếm của Google.

Có nhiều cách Google khuyến cáo để đảm bảo trang web của bạn là thân thiện với di động, dưới đây là một số thành phần bạn phải chú ý tới:

  • Không sử dụng Flash
  • Phải đảm bảo rằng viewport của bạn được thiết lập chính xác
  • Sử dụng font chữ lớn
  • Có khoảng trống giữa các liên kết và nút bấm
  • Không sử dụng pop-up toàn màn hình (pop-up là cửa sổ bật lên hay bị lạm dụng bởi các nhà quảng cáo)

4, Sitemap

Hãy đảm bảo rằng trang của bạn có sitemap chính xác trong cả hai định dạng HTML và XML. Điều này sẽ giúp Google lập chỉ mục trang của bạn dễ dàng và toàn diện hơn. Bạn có thể tải lên sitemap vào Search Console, dầu vậy hầu hết các CMS (hệ thống quản trị nội dung), trong đó có WordPress sẽ tự động tạo sitemap cho bạn.


5, Mã đánh dấu Schema

Bạn có thể làm kết quả tìm kiếm xuất hiện hấp dẫn hơn bằng cách thêm mã đánh dấu Schema vào HTML của các trang. Điều này không nhất thiết là một yếu tố xếp hạng, nhưng rich snippets có thể khuyến khích tỷ lệ click cao hơn so với các kết quả không được thêm thông tin:

schema tìm kiếm

Schema cũng là phương thức đánh dấu ưu tiên của hầu hết các máy tìm kiếm trong đó có Google, và nó khá đơn giản để sử dụng. Để có thêm thông tin, hãy xem hướng dẫn về cách tạo Schema.


6, AMP (trang truy cập nhanh dành cho di động)

AMP là sáng kiến mã nguồn mở của Google để giúp tăng tốc website trên di động bằng cách cung cấp phiên bản tải xuống nhanh hơn của các trang web đã tồn tại.

Gary Illyes, Webmaster Trends Analysts tại Google, nói ở buổi họp mặt SEJ ở Chicago như thế này, “Ở thời điểm hiện tại, AMP không phải là yếu tố xếp hạng cho di động”.

Dầu sao các kết quả AMP bắt đầu xuất hiện khắp SERPS (trang kết quả tìm kiếm) di động, thời gian sẽ trả lời xem liệu Google có đưa AMP vào thuật toán lõi của họ hay không.


7, Liên kết ngoài tới các trang đáng tin cậy

Mặc dù chúng ta sẽ thảo luận giá trị của các backlink uy tín trỏ về trang web của bạn trong chương kế tiếp của hướng dẫn này, bạn cũng phải nhận thức được rằng liên kết ngoài mà bạn trỏ tới mà là các trang uy tín thì đó có thể là một tín hiệu đáng tin cậy.

Các trang ít giá trị, không đáng tin cậy, website chỉ có nội dung thưa thớt hiếm khi được các nhà xuất bản lớn liên kết tới. Nhưng các trang có nội dung được viết tốt, có các nguồn dẫn chính xác và được liên kết tới, sẽ được tin tưởng.


8, Có quá nhiều liên kết ngoài

Ngược lại, khi tải một trang web có số lượng lớn các liên kết ngoài (hoặc thậm chí là các liên kết nội bộ) có thể ảnh hưởng đến tính khả dụng và khả năng dễ đọc của trang, đặc biệt là nếu chúng thiếu đi tính liên quan.


9, Số lượng các bài viết trên trang của bạn

Một trang web lớn với nhiều nội dung chất lượng cao sẽ có mức độ uy tín, thẩm quyền cao hơn so với trang chỉ có vài bài. Điều đó không có ý nói rằng một blog xuất bản hàng tuần không thể xếp ở thứ hạng cao hơn so với trang đã 10 năm tuổi và có 20 bài viết một ngày, chỉ là cái sau có khả năng nhận được sự tin cậy cao hơn từ Google.


10, Website dừng hoạt động (downtime)

Nếu trang web của bạn có quá nhiều lần downtime vì lý do bảo trì hoặc các vấn đề của máy chủ, điều này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn. Điều cực kỳ quan trọng là bạn cần sử dụng nền tảng hosting đáng tin cậy và người phát triển web biết họ đang làm điều gì.

Nếu bạn đang dùng WordPress, có thể bạn muốn tham khảo bài viết này: Cách chọn hosting cho WordPress.

(Dịch từ bài viết Guide to Google ranking factors – Part 7: Site-level signals – tác giả: Christopher Ratcliff – website: Search Engine Watch)

Back to Top