Tiền mừng cưới bao nhiêu là đủ: sự rối rắm giữa tình và tiền

Giới thiệu Phong tục mừng đám cưới bằng tiền không hoàn hảo, thường gây bối rối cho đôi bên gia chủ và quan khách. Vấn đề ăn cưới và tiền mừng cưới cứ nổi lên như một rắc rối phải chịu đựng đều đặn hàng năm với người nhận thiệp hồng, nhất là vào những tháng “cao điểm”. Còn cô dâu/chú rể thì thường xuyên than phiền mình không được đền đáp xứng đáng. Nhiều mối quan hệ tan vỡ từ đây, đúng là không biết nên cười hay nên khóc! Liệu chúng ta có thể tìm hiểu nguyên nhân …

Đọc thêm

Shopee đã vượt Tiki

Từ trước đến nay tôi thường mua hàng trên Tiki, họ có nhiều ưu điểm như giao hàng nhanh, thái độ phục vụ tốt và đặc biệt chất lượng sản phẩm rất ổn định.

Khoảng 2-3 tháng vừa rồi tôi sử dụng thử Shopee, họ cũng có nhiều ưu điểm như giao hàng nhanh, và đặc biệt là giá rẻ hơn Tiki trên cùng sản phẩm- cái vốn nhiều người đã biết.

Đọc thêm

Sự đền đáp lại lâu dài trong việc vệ sinh lông của tinh tinh Tây Phi hoang dã

Tóm tắt sơ lược

Con người nổi tiếng với khả năng ghi nhớ những khoản nợ xã hội (social debts) trong thời gian dài, và với xu hướng ưu tiên hợp tác với những đối tác thân thiết (closely bonded partners). Các loài linh trưởng không phải người (Non-human primates) đã được chứng minh là có thể hợp tác với cả họ hàng thân thích hoặc với những thành viên không cùng một dòng dõi, và thậm chí có khả năng đền đáp những hành vi giúp ích. Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn còn đang tranh luận về việc liệu chúng có thể ghi nhớ các tương tác trước đó hay không, và nếu có thì liệu chúng có thể làm việc đó trong thời gian dài không, hay sẽ bị hạn chế để hoàn thành mọi trao đổi trong một lần chạm trán/gặp gỡ duy nhất (single encounter). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 3000 giờ của những lần theo dõi tiêu điểm cả ngày loài tinh tinh hoang dã (Pan troglodytes verus) để điều tra xem liệu tinh tinh đực và tinh tinh cái có đền đáp lại hoạt động vệ sinh lông (grooming) trong một lần tương tác duy nhất hay không. Chúng tôi phát hiện thấy rằng việc vệ sinh lông được đền đáp một cách đối xứng hơn khi đo trong một khoảng thời gian dài, thay vì trên cơ sở tức thời hoặc ngắn hạn. Việc cung cấp ngẫu nhiên và phân bổ chung các nỗ lực cùng sự tương đồng trong hoạt động vệ sinh lông giữa các cá thể và họ hàng dường như không giải thích được những sự trao đổi mang tính qua lại/tương hỗ cao này. Những lần theo dõi tiêu điểm liên tiếp được thu thập trước đây của các cá thể riêng lẻ đã chỉ ra rằng trung bình mỗi một cặp cứ 7 ngày lại vệ sinh lông một lần. Các phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng tinh tinh, giống con người, cũng có thể ghi nhớ những tương tác xã hội trong quá khứ, ít nhất là trong khoảng thời gian một tuần, và cân bằng các dịch vụ qua những tương tác lặp đi lặp lại.

Đọc thêm

Từ bi với bản thân: Khái niệm thay thế về thái độ lành mạnh đối với chính mình

Bài báo này định nghĩa và xem xét việc xây dựng lòng tự trắc ẩn/từ bi với bản thân (self-compassion). Từ bi với bản thân bao gồm ba thành phần chính: (a) nhân từ với chính mình (self-kindness) – thấu hiểu và đối tốt với bản thân mình trong trường hợp đau đớn hay thất bại thay vì đánh giá bản thân quá khắt khe (self-critical), (b) tương đồng nhân loại/lòng nhân đạo (common humanity) – nhận thức về kinh nghiệm của người khác như một phần của trải nghiệm lớn hơn của con người (larger human experience) thay vì nhìn nhận chúng tách biệt và cô lập (separatin and isolating), và (c) chánh niệm (mindfulness)- giữ những suy nghĩ cũng như cảm giác đau khổ trong nhận thức cân bằng thay vì đồng nhất hóa quá mức (over-indentifying) với chúng. Từ bi với chính mình là một thái độ tự giác tích cực về mặt cảm xúc mà có thể chống lại những hệ quả tiêu cực về sự tự đánh giá, tách biệt, và trầm tư (chẳng hạn như trầm cảm). Vì tính chất không đánh giá và liên kết với nhau, nên nó còn có xu hướng chống lại sự tự luyến, tự cho mình là trung tâm, và những sự so sánh xã hội đi xuống mà có liên quan đến mọi nỗ lực duy trì lòng tự trọng (self-esteem). Sự liên quan giữa từ bi với chính mình với các cấu trúc tâm lý khác đã được xem xét, mối liên kết của nó với chức năng tâm lý sẽ được nghiên cứu, và những khác biệt nhóm tiềm năng trong lòng từ bi với bản thân sẽ được thảo luận trong bài báo này.

Đọc thêm

Không đủ tiền mừng cưới: cảm giác tiến thoái lưỡng nan ở ngã tư đường

Một trong những rắc rối hàng đầu liên quan đến chuyện tiền mừng cưới là vào những tháng “cao điểm”, nhiều người cảm thấy “khó thở” về chuyện phải tính toán phong bì ra sao cho hợp lý. Trong bài viết này tôi cố gắng phân tích sâu hơn hiện tượng này, và đề ra phương án hợp lý.

Đọc thêm

Kỳ vọng ngang bằng: Một cơ chế mạnh chi phối nguyên tắc mừng cưới

Sau khi xây dựng bộ khung lý thuyết còn khá đơn sơ về công thức tiền mừng cưới, tôi tiếp tục bổ sung bằng chứng cho nó trong bài góc nhìn từ các diễn đàn, quá trình này làm tôi phát hiện một cơ chế rất mạnh chi phối nguyên tắc tiền mừng cưới mà tôi đặt tên là kỳ vọng ngang bằng (rất giống có đi có lại, nhưng rộng hơn).

Đọc thêm

Tiền mừng cưới: góc nhìn từ các diễn đàn

Trong bài viết lần trước tôi có tạo một số công thức về tiền mừng cưới và sự hài lòng của cô dâu/chú rể, dựa trên những cảm nhận cá nhân và quan sát thực tế. Trong bài viết này, tôi sẽ áp công thức đó vào các quan điểm mà mọi người thổ lộ xem nó khớp đến đâu. Do không có điều kiện khảo sát trực tiếp, tôi dựa vào diễn đàn để thu thập ý kiến.

Đọc thêm