Categories Quảng cáo

Hiểu rõ chi phí quảng cáo trên Facebook (điểm chuẩn đánh giá năm 2016)

chi phí quảng cáo trên Facebook

Có một câu hỏi chúng tôi suốt ngày nghe thấy, và ở đâu cũng nhắc đến: Chi phí quảng cáo Facebook là bao nhiêu?

Chúng tôi xem xét câu hỏi rất nhiều lần và chỉ có một câu trả lời chúng tôi cảm thấy ổn “nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố”.

Đây là điều hoàn toàn chính xác. Có rất nhiều điều cần đi sâu để hiểu chi phí quảng cáo trên Facebook; tất cả mọi thứ từ đối tượng khách hàng mục tiêu (your audience) đến kế hoạch đấu giá (bidding plan) để thăng hạng trên Facebook đều ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến số tiền bạn phải trả.

Chúng tôi vừa phân tích hơn 100 triệu đô la tiền quảng cáo chi tiêu trong suốt năm ngoái! Điều này cho chúng tôi biết giá quảng cáo Facebook trung bình cho cả năm 2016 để so sánh qua các quý. Điều này có thể không nói cho bạn biết cần chi chính xác bao nhiêu tiền cho một chiến dịch cụ thể nào đấy, nhưng nó sẽ cung cấp nguồn tham khảo tốt về chi phí quảng cáo Facebook ở thời điểm hiện tại.

Ghi nhớ điều này (keep in mind), rằng số tiền bạn chi cho quảng cáo Facebook phụ thuộc vào bạn (up to you) và mức độ bạn thiết lập cho ngân sách (budget); bài viết này nói về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Facebook và làm cách nào bạn hạ thấp chi phí.

Chúng ta sẽ xem xét các dữ liệu liên quan nhất đến chi phí quảng cáo Facebook trung bình của năm 2016 (với việc nhấn mạnh vào Quý 4).

Chúng ta sẽ xem xét các vấn đề như số tiền cho mỗi click (cost per clicks), số tiền cho mỗi like (cost per likes), và số tiền trên mỗi lần cài đặt (cost per app installs). Chúng ta cũng tìm hiểu sự khác biệt dựa trên giới tính (gender), các ngày trong tuần (day of weekly), các giờ trong ngày (hour of the day), và qua các tháng (month-by-month) thì như thế nào. Chúng ta cũng giải thích điều gì ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Facebook và làm thế nào để giảm nó.

Nếu bạn chỉ có ít thời gian, bạn có thể xem video này! (bằng tiếng Anh – bạn có thể bật phụ đề để hiểu nghĩa nếu không nghe được). Chúng tôi nói về những điểm chính trong chi phí quảng cáo Facebook, nhưng không đi sâu (dive) vào dữ liệu năm 2016 – bạn sẽ phải đọc để biết điều đó!

Việc đấu giá diễn ra như thế nào?

Điều rất quan trọng cần lưu ý là Facebook hoạt động giống như một cuộc đấu giá (auction). Đây là điều quan trọng bởi vì nó là một phần lý do cho câu trả lời “Chi phí quảng cáo Facebook của tôi là bao nhiêu?” không thể trả lời một cách chắc chắn.

Là nhà quảng cáo, điều đấy phụ thuộc vào bạn, bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho quảng cáo – bạn có thể thực sự điều chỉnh thủ công (manually adjust) tính năng này trong khu vực giá và đấu thầu (pricing and bidding section). Nếu bạn không làm điều này, Facebook sẽ tự động tính toán giá thầu cho bạn dựa trên ngân sách và độ dài thời gian bạn chọn để chạy quảng cáo.

Điểm mấu chốt là đây: Không gian quảng cáo của Facebook là một địa điểm phổ biến, và không phải bạn cứ bàn giao tiền là nhận được quảng cáo đâu. Bạn phải tham gia đấu thấu. Hàng tá các nhà quảng cáo khác cũng đang cố gắng có các vị trí tương tự trên dòng thời gian của người dùng, và Facebook giới hạn số lượng quảng cáo mà người dùng thấy (để đảm bảo người dùng khỏi chán gét quảng cáo và Facebook). Đây chỉ là một lý do giải thích vì sao hiểu biết về chi phí quảng cáo trên Facebook lại rất quan trọng.

Những yếu tố nào tác động đến chi phí quảng cáo Facebook?

Như chúng tôi đề cập ở trên (mentioned above), có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chi phí quảng cáo Facebook.

Chi phí quảng cáo bạn sẽ thực sự trả – và bạn sẽ nhận được những gì cho số tiền bạn phải trả – sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đa dạng khác nhau (variety of different factors).

Dưới đây là một số yếu tố lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quảng cáo Facebook.

Khách hàng mục tiêu bạn nhắm đến

Khách hàng mục tiêu bạn chọn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bạn trả cho quảng cáo Facebook. Điều này, phần nào chịu tác động rất lớn bởi những người khác cũng đang nhắm vào đối tượng khách hàng bạn nhắm đến (targeting).

Chúng ta đã thảo luận ở trên quảng cáo Facebook làm việc như một hệ thống đấu giá. Một điều rất quan trọng cần lưu ý, và đây là quan niệm sai lầm phổ biến (common misconception) của nhiều marketer là:

Tôi chỉ cạnh tranh với những ai cùng ngành.

Giống như họ cảm tưởng trong lĩnh vực bán hàng. Ví dụ nếu tôi bán thiết bị tập Yoga, tôi có thể nghĩ mình chỉ cần lo lắng đến các thương hiệu khác cũng bán sản phẩm Yoga hoặc tập thể dục là đủ rồi!

Điều này không đúng. Bạn sẽ cạnh tranh trực tiếp với tất cả các marketer khác – những người cũng muốn tiếp cận tập khách hàng cụ thể mà bạn nhắm đến đó.

Điều này quá chừng là hỗn loạn (chaos) phải không?

May mắn là, bằng cách gia tăng các yếu tố khác và tạo quảng cáo chất lượng cao, bạn có thể vượt lên trên đối thủ cạnh tranh khi bạn cố gắng đấu thầu cho quảng cáo. Đối tượng (audience) là một phần quan trọng của chi phí, nhưng nó chỉ là một yếu tố trong vấn đề này. Với quảng cáo chất lượng cao (high quality ad), bạn có thể giảm đáng kể chi phí so với đối thủ để tiếp cận chính xác cùng một người dùng (the same exact user).

Đối tượng tiềm năng bạn có thể tiếp cận lên đến 187 000 000 người dùng – những người này cũng được các thương hiệu và các trang fanpage khác cố gắng kết nối.

Ở mức độ nhất định (certain extent), đối tượng bạn nhắm mục tiêu không phải là điều gì đó bạn có thể nhất thiết phải kiểm soát. Vâng, khi bạn chắc chắn về việc chọn khách hàng mục tiêu, nếu khách hàng mục tiêu lý tưởng của bạn có hơi đắt hơn một chút thì cũng không sao cả (bạn có thể làm gì được đâu!). Bạn không muốn hy sinh (sacrifice) đối tượng khách hàng mục tiêu chỉ vì vấn đề chi phí (điều đó nói lên rằng khách hàng mục tiêu quan trọng như thế nào).

Số tiền bạn trả cho việc quảng cáo đến đối tượng của bạn sẽ thay đổi thậm chí ngay giữa chiến dịch của bạn, cũng như đối tượng chính xác của bạn cho các kiểu quảng cáo khác nhau sẽ thay đổi. Đối tượng tùy chỉnh của bạn sẽ bao gồm các thành viên khác (ý chỉ những người đã thích trang) chứ không riêng gì đối tượng – người hiện không kết nối với bạn và ngược lại (vice versa)

Chất lượng của quảng cáo

Chất lượng của quảng cáo có thể làm tăng hoặc giảm chi phí một cách đột ngột (dramactically). Nếu chưa đủ động lực (motivation) để tạo các quảng cáo chất lượng cao nhắm vào việc tạo ra chuyển đổi của người dùng, giờ đây chúng ta có một thúc đẩy (incentive) khác: nó tác động trực tiếp và rõ ràng đến chi phí quảng cáo.

Có hai chỉ số (metric) bạn muốn xem xét khi đánh giá (evaluating) chất lượng của quảng cáo, đó là điểm liên quan (relevance score) và tỉ lệ click (click through rate).

Bạn sẽ nhận được điểm liên quan cho mỗi quảng cáo bạn chạy, đó là một số nằm giữa khoảng 1 và 10, và nó đo (đúng như bạn đoán!) mức độ liên quan của quảng cáo với đối tượng bạn đang nhắm đến. Để ý điều này, điểm liên quan cao không đồng nghĩa với khả năng chuyển đổi tốt – bạn có thể vẫn cần tinh chỉnh (tweaking) thêm – nhưng khi bản thân quảng cáo có điểm liên quan cao, nó sẽ giúp hạ chi phí.

Điểm liên quan của bạn sẽ tiếp tục thay đổi khi nhiều người dùng tương tác với quảng cáo. Nếu họ phản hồi tích cực (như việc tương tác với nó hoặc click vào trang landing page), điểm chất lượng sẽ tăng, nếu họ phản hồi tiêu cực, bằng việc nói với Facebook rằng họ không muốn nhìn thấy quảng cáo này nữa, điểm này sẽ giảm.

Điểm liên quan càng cao, số tiền bạn cần trả càng ít; Facebook trực tiếp xác nhận điều này. Và như kinh nghiệm chúng tôi có được, chúng tôi cũng xác thực điều ấy. Chúng tôi chạy cùng lúc hai quảng cáo như nhau, một cái được nhắm đối tượng kỹ càng (với điểm liên quan là 8) và cái còn lại thì dửng dưng trong việc nhắm đối tượng (điểm liên quan là 2,9). Quảng cáo có điểm liên quan là 8 nhận được số lượng click cao hơn 4 lần với cùng một ngân sách, khi chúng tôi nhấn mạnh vào chi phí trên mỗi click (cost per click).

Kinh nghiệm của chúng tôi về điểm liên quan cho thấy ảnh hưởng của điểm liên quan có thể tác động đến giá quảng cáo của bạn như thế nào.

Tỉ lệ click của bạn là số click vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị (impressions). Tỉ lệ click cao sẽ là dấu chỉ cho thấy mức độ liên quan cao hơn, và do vậy cung cấp giá trị cao hơn cho đối tượng của bạn. Facebook sẽ thấy điều này và hạ thấp chi phí tổng thể của bạn xuống, mặc dù nếu bạn tối ưu hóa theo CPC, càng nhiều click bạn nhận được, bạn sẽ chi nhiều hơn theo nghĩa đó. Tuy nhiên hướng đến việc có tỷ lệ CTR cao có thể giúp chi phí và hiệu suất (performance) quảng cáo của bạn được cải thiện.

Thời gian trong năm

Có những thời gian cao điểm (peak times), bất thường trong năm khi các nhà quảng cáo đổ xô (flocking) lên Facebook. Trong suốt thời gian cao điểm này, sẽ có nhiều cạnh tranh hơn, và như hệ quả, giá thầu đi lên, bạn tốn tiền hơn (hoặc cùng một số tiền bạn sẽ nhận được ít kết quả hơn mọi khi).

Hãy nghĩ về số tiền phải trả cho quảng cáo trong suốt giải Super Bowl (giả bóng bầu dục rất hấp dẫn đối với người Mỹ, và quảng cáo trên đây rất đắt, giống kiểu quảng cáo vào khung giờ vàng trên VTV í) – giờ hãy tưởng tượng tất cả các marketer đều cố gắng sử dụng Facebook Ads vào ngày Black Friday và các đợt bán hàng ngày lễ, bởi vì nó xảy ra khá thường xuyên. Các thương hiệu lớn chi rất nhiều tiền, làm tăng chi phí quảng cáo cho tất cả mọi người (vâng, cảm ơn Walmart).

Black Friday và đợt bán hàng vào kỳ nghỉ lễ mùa đông sẽ là một trong những thời gian bận rộn nhất trong năm (đối với người Mỹ và Châu Âu nói chung), nhưng vẫn có các kỳ nghỉ bận rộn khác cần theo dõi (watch out for); ví dụ Ngày quốc tế lao động (Labor day – trùng hợp ghê, đây là ngày mình dịch bài này) thường bán được rất nhiều hàng và các marketer rất muốn quảng cáo vào ngày đó (hoặc trước đó).

Thời gian bận rộn của năm vẫn là giai đoạn đáng giá (worthwhile), ngay cả khi nó làm gia tăng chi phí – tuy nhiên bạn nên nhớ rằng nó sẽ chắc chắn tăng chi phí hơn nữa.

Sự quan trọng của CPA & ROI

Trong khi để sự chú ý vào chi phí quảng cáo là điều quan trọng, thì thậm chí còn có điều còn quan trọng hơn!

Đó là CPA và ROI bạn có.

Điều này xác định cách bạn chi tiêu như thế nào, cho cái gì – và chi phí quảng cáo bạn trả có đáng giá như vậy không. Có phải ROI của bạn có ý nghĩa hơn CPA?

Nào cùng xem một ví dụ khác. Giả dụ (let’s say) bạn chi 1 đô quảng cáo cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng điện thoại. Khách hàng sẽ trả số tiền thực là 1,99 đô để mua cài đặt của bạn. Bạn cũng xác định được rằng một trong ba người dùng đến từ quảng cáo Facebook sẽ trả tiền để cài thêm ứng dụng có giá 3 đô.

Giờ giả sử bạn nhận được 100 lượt tải xuống. Bạn chi 100 đô, nhưng bạn kiếm được 199 đô từ các lượt tải xuống đó, và thêm vào đấy bạn còn kiếm thêm 90 đô nữa từ những người mua sau. Bạn chi 100 đô nhưng bạn làm ra 290 đô.

Trang đích của bạn đóng vai trò rất lớn (huge factor) trong việc bạn thực sự nhận được những chuyển đổi đó và đó là cách chúng sẽ ảnh hưởng đến chi phí của quảng cáo trên Facebook của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), giá tiền trên mỗi hành động (cost per action), và tỉ lệ ROI là những thứ quan trọng nhất cần để ý. Hãy chắc chắn rằng chi phí quảng cáo của bạn phải không được xem là quan trọng hơn ROI (cũng có thể là social ROI). Chi phí quảng cáo Facebook của bạn hạ thấp bao nhiêu thì ROI của bạn tăng bấy nhiêu – và ngược lại cũng thế.

Các lựa chọn đấu giá ảnh hưởng đến giá thầu như thế nào?

Các lựa chọn đấu giá (bidding options) cho phép bạn tùy chọn cách bạn muốn trả tiền cho quảng cáo Facebook. Ví dụ, bạn có thể trả tiền theo số lượng người click vào quảng cáo, hoặc bạn có thể trả tiền cho số người nhìn thấy quảng cáo.

Có một số kiểu đấu giá khác nhau, hoặc cách khác nhau bạn có thể trả tiền cho quảng cáo. Chúng bao gồm:

  • Cost per click (CPC): Bạn trả tiền chỉ khi người dùng click vào quảng cáo của bạn. Kể cả khi họ không hoàn thành chuyển đổi và đặt hàng trên trang web hoặc đăng ký trên trang landing page; họ chỉ click thôi. Điều đó ngụ ý rằng, bạn không trả tiền cho người dùng xem quảng cáo và không click.
  • Hiển thị (CPM): Bạn trả tiền cho mỗi 1000 lần hiển thị. Chi phí cho mỗi hiển thị nhỏ hơn nhiều so với mỗi click và khi bạn muốn có được thật nhiều người nhìn thấy quảng cáo, đây có thể là cách tốt (good way).
  • Chi phí trên mỗi hành động / chuyển đổi (CPA): Bạn trả tiền và đấu giá cho một hành động cụ thể được thực hiện. Đây là nơi bạn chi trả cho chuyển đổi. Các chuyển đổi có thể tốn kém hơn click, nhưng lựa chọn đấu giá này được thiết kế để bạn có được nhiều chuyển đổi hơn, cho bạn ROI cao hơn.
  • Chi phí trên mỗi like: Được sử dụng trong các chiến dịch nơi mục tiêu hướng đến là nhận được like cho trang của bạn, điều này sẽ cho phép bạn trả tiền cho mỗi like bạn nhận được từ quảng cáo.

Facebook cũng cung cấp thêm các lựa chọn giúp tối ưu (optimization) khác, mỗi cái sẽ tối ưu phân phối quảng cáo tới người dùng có khả năng thực hiện hành động mong muốn nhất, chúng bao gồm:

  • Chuyển đổi: Facebook sẽ phân phối (deliver) quảng cáo của bạn tới những người có khả năng hoàn thành nhất mục tiêu hành động mà bạn chọn (như đặt hàng từ trang web của bạn). Họ đánh giá điều này dựa trên lịch sử của người dùng trong quá khứ (on past user history), và bạn sẽ trả tiền cho lượt hiển thị (CPM).
  • Hiển thị: Facebook sẽ phân phối quảng cáo của bạn tới nhiều người nhất có thể, giúp bạn nhận được nhiều lượt xem nhất mà quảng cáo của bạn có thể có. Bạn sẽ trả tiền cho lượt hiển thị (CPM).
  • Click vào quảng cáo / vào trang web của bạn: Facebook sẽ phân phối quảng cáo của bạn cho những người có khả năng click vào trang web của bạn nhất. Bạn sẽ trả tiền khi có ai đó click, CPC.
  • Tiếp cận duy nhất một lần trong ngày: Facebook tập trung vào việc phân phối quảng cáo của bạn cho mỗi người một lần mỗi ngày, bạn trả tiền cho lượt hiển thị (CPM).

Facebook sẽ tự động lựa chọn giá thầu dựa trên mục tiêu của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là muốn mọi người click vào website, Facebook sẽ thiết lập chiến lược đấu thấu (bidding strategy) để tối ưu quảng cáo cho việc hoàn thành mục tiêu đó (accomplish that objective). Bạn có thể thay đổi thủ công điều đó.

Tương tự, Facebook sẽ tự động đấu giá để bạn nhận được nhiều chuyển đổi/click/hiển thị với mức giá tốt nhất; điều đó nghĩa là họ sẽ đấu giá cho bạn dựa trên ngân sách và khoảng thời gian quảng cáo bạn muốn chạy. Bạn có thể – nếu bạn muốn, nhập giá thầu cụ thể bạn sẵn sàng chi. Bạn có thể thay đổi ngân sách và lịch quảng cáo bất cứ thời điểm nào (any point), tăng hoặc giảm số lượng.

Facebook cho phép bạn nhập đấu giá thủ công, nó sẽ xác định chi phí bạn sẽ trả cho mỗi kết quả. Facebook sẽ gợi ý giá thầu cho bạn do vậy bạn không cần lo phải tự dò dẫm.

Tùy chọn đấu giá ảnh hưởng đến chi phí hợp lý, bởi vì bạn chọn điều gì bạn muốn trả tiền. Chi phí trên mỗi chuyển đổi có thể đắt hơn nhiều mỗi lượt hiển thị, nhưng nếu bạn muốn đưa người dùng đến trang của bạn và muốn vài lần hiển thị là đã có người dùng click vào, chọn kiểu đấu giá CPC sẽ hợp lý.

Bạn cũng sẽ xem xét điều gì làm mỗi nhấp chuột, hiển thị, vân vân trở nên đắt hơn, và điều gì làm một chiến dịch trở nên tốn kém hơn.

Chi phí quảng cáo Facebook: Dữ liệu năm 2016 (Q1, Q2, Q3 & Q4)

Giờ đây chúng ta đã hiểu rõ cách hệ thống đấu giá hoạt động và các yếu tố nào hiện tại có ảnh hưởng nhất đến chi phí quảng cáo Facebook, giờ hãy xem xét dữ liệu.

Đây là dữ liệu chúng tôi lấy về từ tất cả người dùng của AdEspresso từ cuối năm 2015, Q1, Q2, và Q3 năm 2016! Thông tin của hơn 150 triệu đô quảng cáo đã được nhập vào và phân tích bởi chúng tôi chỉ riêng trong quý 4 (Q4). Tất cả loại tiền tệ đều được chuyển đổi sang USD trong dữ liệu này.

Mặc dù tất cả dữ liệu và các con số trong bài viết này đều đến từ các chiến dịch thực sự, bạn vẫn chỉ nên sử dụng chúng như tài liệu để tham khảo hoặc là hướng dẫn chung thôi (only as a reference or guideline).

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá quảng cáo Facebook, vì vậy không có cách nào biết chính xác chi phí bạn phải bỏ ra cho đến khi bạn chạy vài chiến dịch. Tuy nhiên, dữ liệu này có thể cung cấp một điểm tham khảo mạnh mẽ và đưa ra câu trả lời cụ thể hơn cho câu hỏi “Quảng cáo trên Facebook tốn bao nhiêu tiền?” và nó không làm bạn phải nhún vai từ chối.

Khi khai phá các con số trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi xem xét các yếu tố khác nhau gây ảnh hưởng như thế nào, ví dụ như tuổi và quốc tịch của người dùng ảnh hưởng thế nào đến số tiền họ phải chi và kết quả của chiến dịch ra sao.

Dưới đây là những gì chúng tôi tìm thấy…

Chi phí CPC và Kết quả

Dữ liệu này phản ảnh chi phí trung bình cho mỗi click, số tiền chi và các con số biến thiên đa dạng cho năm 2015 và Q1, Q2, và Q3 năm 2016. Thông tin này chỉ giới hạn cho các chiến dịch có mục tiêu là click vào website hoặc chuyển đổi website. Loại tiền là đô.

Số tiền trung bình 2016:

Số tiền trung bình Q4, 2016:

Chỉ tính riêng ở Mỹ, chi phí trung bình của CPC cho quảng cáo Facebook trong Q3 2016 là 27,29 cents (và 27,40 cents cho TẤT CẢ các mục tiêu). Chi phí cho 1000 lần hiển thị dựa trên Q3 là 7,19 đô (và 7,34 đô CPM cho TẤT CẢ các mục tiêu).

CPC theo khoảng độ tuổi:

CPC tăng cho lứa tuổi 18 – 34, ngoài ra có thể thấy chi phí của Q1 lúc nào cũng cao nhất.

CPC theo giới tính:

Chi phí theo vị trí đặt:

Chi phí qua từng tháng:

CPC qua từng tháng tương đối ổn định trong năm 2016 với xu hướng tăng dần về cuối năm.

CPC theo ngày trong tuần:

Tính đến Q3 năm 2016, ngày chủ nhật và thứ hai vẫn là những ngày có giá rẻ nhất dựa trên chi phí cost-per-click! Biểu đồ này cũng cho thấy toàn cảnh dữ liệu, CPC nói chung thấp nhất vào Q3.

CPC tính theo giờ trong ngày:

CPC theo mục tiêu chiến dịch:

Mục tiêu tiếp cận là tốn kém nhất.

Chi phí trên mỗi lượt like trong chiến dịch tăng like

Chạy chiến dịch tăng like có thể có giá trị; nó cho phép bạn có được nhiều người theo dõi nhanh hơn, những người về sau khi trở thành fan sẽ nhận được thông tin của bạn trên dòng thời gian mà bạn không cần phải trả tiền nữa. Dữ liệu này trình bày tất cả các chiến dịch với mục tiêu nhận được nhiều like trang trong quý thứ hai. Chúng tôi giới hạn các quốc gia thiết lập chi phí tối thiểu là 50K đô hoặc hơn.

Chi phí trên mỗi lượt Like trang theo quốc gia:

Chi phí trên mỗi lượt like tính theo độ tuổi:

Chi phí like trang theo giới tính:

Chi phí để nữ giới thích trang của bạn đột ngột giảm trong Q2 và tiếp tục giảm trong Q3, nhưng tăng trở lại vào quý cuối năm 2016. Với nam giới, càng về cuối năm, chi phí càng rẻ hơn.

Chi phí mỗi like theo vị trí đặt:

Chi phí mỗi like qua từng tháng:

Q2 có chi phí trung bình cao nhất, và Q3, tính theo trung bình có chi phí mỗi like thấp nhất, nhưng chú ý là xu hướng này dường như tăng lên trở lại!

Chi phí theo like – các ngày trong tuần:

Chi phí mỗi like tính theo giờ:

Chi phí tính theo mỗi lượt cài đặt

Tập trung vào lượt cài đặt ứng dụng là lý do tốt để sử dụng quảng cáo Facebook. Dữ liệu này giới hạn các chiến dịch sử dụng mục tiêu là “cài đặt ứng dụng” và “canvas app installs” từ năm 2016.

Chi phí trên mỗi lượt cài đặt tính theo quốc gia:

Chi phí lượt cài đặt ứng dụng tính theo độ tuổi:

Chi phí lượt cài đặt ứng dụng tính theo giới tính:

Cả hai giới đều có bước nhảy vọt về chi phí – cao nhất trong tất cả các năm.

Chi phí theo lượt cài đặt tính theo vị trí:

Chi phí tính theo lượt cài đặt theo tháng:

Chi phí tính theo lượt cài đặt tính theo ngày trong tuần:

Chi phí tính theo lượt cài đặt giờ trong ngày:

Chi phí theo lượt cài đặt theo thiết bị:

Tóm tắt tổng quan về dữ liệu

Để có một tóm tắt nhanh cho năm 2016, và giúp chúng ta để ý vào một số xu hướng hấp dẫn, chúng tôi phát hiện ra rằng:

  • Mục tiêu tiếp cận có chi phí tốn kém nhất – không giống như hiển thị, tiếp cận tập trung vào việc chỉ xuất hiện một lần cho nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể của bạn.
  • Nhìn chung bạn sẽ tốn kém hơn một chút để nhắm đến người dùng LỚN TUỔI. Tuy nhiên, cần để ý là bạn cũng muốn theo dõi tỷ lệ doanh thu trên mỗi chuyển đổi (revenue rate per conversion); người dùng trẻ tuổi có thể hào hứng hoặc sẵn sàng tương tác với quảng cáo hoặc sản phẩm của bạn, nhưng họ có thể/sẵn sàng chi bao nhiêu để mua hàng? (Ý là người lớn tuổi tuy khó tiếp cận, tốn kém nhưng họ có kinh tế ổn định hơn người trẻ và có thể chi bạo tay hơn).
  • Không tính đến mục tiêu tương tác thì kiểu CPC có giá thấp nhất là “link click”. Điều này rất có ý nghĩa; Facebook đã phải làm việc rất vất vả để nâng cao thuật toán tối ưu của họ (improve their optimization algorithms), và đây là bằng chứng cho thấy họ đã thành công. Nếu mục tiêu của bạn là tạo ra nhiều truy cập hơnhơn, tối ưu hoá cho click là cách dễ dàng để đạt được điều đó.
  • CPC/CPA trên Instagram thường cao hơn các vị trí đặt khác. Điều này không có nghĩa là bạn không nên quảng cáo trên Instagram, bởi vì đó là một nền tảng vô cùng (incredibly) giá trị. Instagram cho chúng ta cơ hội mở rộng khả năng tiếp cận tới đối tượng mới – đặc biệt là đối tượng trẻ hơn (younger audience) – và để phát triển nhận thức thương hiệu của bạn (your brand awareness).
  • CPA theo thiết bị không nhất quán (inconsistent) – Trừ iPod, còn lại chúng rất biến thiên.
  • CPC/CPA theo giới tính – Like và CPC của nữ giới đắt hơn đáng kể so với nam giới, ngược lại chi phí cài đặt ứng dụng của nam cao hơn. Ở nữ giới trong thời gian Q1 chi phí đắt hơn khá nhiều, các quý sau đó giảm đi và đồng đều hơn.

6 mẹo để giảm chi phí quảng cáo

Giờ chúng ta đã biết khá nhiều những gì có thể mong đợi từ chi phí quảng cáo Facebook, có đa dạng các yếu tố tác động (different varying factors). Một số người sẽ thấy các con số trùng khớp với bản thân họ; một số khác sẽ thấy họ đang chi nhiều hơn. Dù sao đi nữa (either way), có đang tiêu bao nhiêu tiền thì vẫn thật tuyệt nếu bạn giảm được chi phí hơn nữa phải không?

Tin hay không thì tuỳ bạn (believe it or not), thực sự chúng ta có khả năng làm giảm số tiền chi tiêu cho quảng cáo Facebook (hoặc cùng một số tiền nhưng đem lại nhiều kết quả hơn). Thậm chí có thể làm điều đó mà không phải hy sinh chất lượng hoặc sự thành công của quảng cáo và chiến dịch.

Dưới đây là 6 mẹo để giảm giá quảng cáo Facebook và tiết kiệm tiền cho bạn (save your money)…

1. Tách quảng cáo để test

Chia để kiểm tra (split testing) rất quan trọng; nó có thể giúp bạn xác định (determine) được quảng cáo nào hoạt động tốt và cái nào không; nó có thể làm tăng ROI và tỷ lệ chuyển đổi; và, vâng, dĩ nhiên giúp giảm chi phí quảng cáo Facebook.

Rất nhiều nhà quảng cáo mắc sai lầm là tạo ra một quảng cáo họ cho là hoàn hảo trên Facebook và rồi để nó ở đó; dù quảng cáo đó thực sự tốt nhưng nếu họ chia để kiểm tra, họ sẽ kinh ngạc thấy là trong nhiều trường hợp (many cases), quảng cáo hoàn hảo (A) vì một lý do nào đó lại hoạt động không được hiệu quả như một quảng cáo tương tự được chia ra để kiểm tra (B).

Đôi khi chúng ta không biết được chính xác quảng cáo nào hoạt động tốt nhất cho đến khi chúng ta thử nghiệm một vài ý tưởng khác nhau.

Cho đến thời điểm gần đây (until relatively recently), khi bạn chạy nhiều quảng cáo dưới một nhóm quảng cáo (adset), ngân sách không được chia đều (evenly) cho các quảng cáo trong nhóm. Facebook sẽ ưu tiên (prioritize) một hoặc hai quảng cáo, và hầu hết ngân sách sẽ đổ cho chúng. Tuy nhiên họ đã thay đổi điều đó vào khoảng giữa năm ngoái; ngân sách giờ đây được chia đều trong một nhóm quảng cáo, vì vậy bạn thực sự đang có cuộc kiểm tra A/B testing (true split testing).

Khi chia để kiểm tra, bạn muốn kiểm tra tất cả mọi thứ, nhưng bắt đầu với ảnh và văn bản là cách tốt rồi. Phần mềm tạo quảng cáo của chúng tôi thực hiện điều ấy dễ dàng hơn; bạn có thể tải lên hai văn bản khác nhau và ảnh khác nhau, điều ấy sẽ tạo ra 4 biến thể (variations) để kiểm tra. Bạn cũng có thể chia để kiểm tra lời chào mời hoặc trang landing page.

Giữ mọi thứ như nhau chỉ thay ảnh minh hoạ để xem sự khác nhau giữa hai quảng cáo thế nào. Kết quả là một cái nhận được nhiều like và chia sẻ hơn, trong khi cái còn lại nhận được nhiều comment hơn.

Khi bạn theo dõi chiến dịch (monitor your campaigns), sẽ rất nhanh thôi bạn sẽ biết được cái nào hoạt động tốt hơn cái nào. Bằng cách chia chi tiêu quảng cáo ra để kiểm tra hiệu quả và không ném toàn bộ ngân sách vào một quảng cáo trông ổn, cuối cùng chúng ta sẽ tìm được cái hoạt động tốt nhất, giúp chúng ta tập trung nhiều hơn vào những cái thành công và hạ thấp chi phí.

2. Chú ý vào tần suất

Một tần số cao của quảng cáo facebook có thể âm thầm nhưng lại nguy hại chết người (silent but deadly).

Tần số là thông số nói cho bạn biết mức độ thường xuyên – lặp lại người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn. Nếu cùng lượng người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn quá nhiều, điều ấy có nghĩa là:

  • Bạn không tiếp cận đối tượng mới
  • Đối tượng bạn nhắm tới vẫn xem quảng cáo nhưng không có chuyển đổi

Đôi khi một số người dùng thấy quảng cáo một hoặc hai lần trước khi họ click và chuyển đổi, nhưng nói chung, nếu họ thích họ sẽ click vào ngay từ lần đầu tiên (first time).

Tần suất quảng cáo càng cao, bạn càng nhận được ít tương tác hơn, CTR và chuyển đổi cũng ở tình trạng tương tự. Điều này sẽ bắt đầu làm tăng chi phí quảng cáo, và bạn không nhận được bất cứ kết quả nào.

Lý tưởng nhất (ideally), giữ tần suất dưới 3. Nếu nó bắt đầu cao hơn con số này, đã đến lúc bạn dừng chiến dịch và sửa đổi nó hoặc chấm dứt nó hoàn toàn.

Bằng cách đảm bảo người dùng chỉ nhìn thấy cùng một quảng cáo vài lần, bạn giữ cho tương tác với quảng cáo cao hơn.

3. Làm cho quảng cáo của bạn tươi mới

Một phần trong nỗ lực để chống lại tần số lặp cao và chắc chắn bạn nên và bạn luôn muốn đảm bảo rằng bạn liên tục cập nhật quảng cáo. Nếu bạn thậm chí chạy chiến dịch thành công nhất trong sáu tháng, cuối cùng thì nó cũng hụt hơi mà thôi (run out of steam eventually).

Trong khi bạn có thể tái sử dụng một phần quảng cáo, bạn vẫn muốn giữ quảng cáo tươi mới; mỗi khi một chiến dịch kết thúc, tạo một cái mới. Thay ảnh mới cho cùng lời mời chào (offer); chuyển cách (switch up) bạn nói nhưng giữ nguyên đối tượng (same audience).

Bằng cách thay đổi hình ảnh quảng cáo, bạn có thể tiếp tục chiến dịch mới mà vẫn giữ nguyên được các tương tác có trước đây. Thậm chí nếu bạn thực sự nói về cùng một điều.

Chắc chắn sẽ tốt thôi nếu chúng ta có thể chạy cùng một quảng cáo liên tục từ tháng này qua tháng khác, nhưng tin tôi đi, khi nó là quảng cáo Facebook, bạn muốn được giống như các quảng cáo của Geico – nó dường như lúc nào cũng mới, với một nhân vật, thoại hoặc câu chuyện cười mới bất cứ lúc nào bạn bật TV lên.

Video bên dưới không có trong bài gốc nhưng mình thêm vào để bạn hiểu rõ hơn ý trên, đây là 20 quảng cáo rất hài hước của GEICO – một công ty bảo hiểm.

Chia để kiểm tra có thể giúp điều đó; bằng cách tạo ra các ảnh và văn bản khác nhau, bạn có thể kết hợp chúng và có được nhiều biến thể khác nhau của quảng cáo một cách nhanh chóng và hiệu quả

4. Chọn đối tượng cho chiến dịch cụ thể

Bạn phải chọn đối tượng cụ thể cho mối chiến dịch bạn chạy (hoặc tạo một chiến dịch cụ thể cho mỗi đối tượng). Bạn không cần bao gồm tất cả đối tượng nhắm mục tiêu trong mỗi chiến dịch; nếu làm như thế, bạn sẽ làm cho giá tăng cao hơn nhiều. Thay vì thế, tập trung vào nhóm và phân nhóm của đối tượng mục tiêu và tiếp cận họ với thông điệp được nhắm mục tiêu cao sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Đối tượng khác sẽ cho chi phí thấp hơn người khác; Chúng ta đã thảo luận điều này ở phần trên. Đôi khi, một đối tượng sẽ cho chi phí thấp không phải vì họ được tập trung vào mà bởi vì mối quan hệ giữa bạn và họ.

Tiếp thị lại cho đối tượng đã quen thuộc với bạn (cho dù bạn sử dụng tùy chỉnh đối tượng từ danh sách email hoặc tùy chỉnh đối tượng từ website của bạn) là cách để bạn có khả năng nhận được nhiều click hơn, đặc biệt là khi kết hợp với thông điệp tốt được thiết kế riêng cho họ. Nhiều click hơn, nhiều chuyển đổi hơn và nhiều tương tác hơn bạn nhận được sẽ giúp chi phí bạn bỏ ra giảm đi và ROI tăng lên như mong chờ của bạn.

Tiếp thị lại thường tự tin có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn bởi vì bạn hấp dẫn hơn với những đối tượng đã biết đến bạn rồi.

Lựa chọn đối tượng của bạn rất quan trọng, và nhờ việc chia các ngách khác nhau trong tệp đối tượng mục tiêu cuối cùng sẽ làm giảm chi phí và tăng thành công của bạn.

Tại sao, ví dụ, nếu bạn muốn chạy chiến dịch được thiết kế chỉ để giúp bạn kết nối với người dùng mới vậy bạn có muốn bao gồm cả những người đã theo dõi bạn trong nhóm đối tượng hay không? Để tránh điều đó, tất cả những gì bạn cần làm là loại trừ người dùng – những người đã kết nối với trang Facebook của bạn. Với một tinh chỉnh thôi, bạn đã có được nhóm đối tượng liên quan hơn rất nhiều. Bạn thậm chí có thể tạo đối tượng tương tự (lookalike audience) để tạo ra nhóm khách hàng tương tự nhóm đang đem lại lợi nhuận cao hiện tại để tăng khả năng sinh lời (likelihood of profitability).

Có hàng tá cách lựa chọn đối tượng mục tiêu trên Facebook, và bạn có thể sử dụng chúng trong bất kỳ kiểu kết hợp (combination) nào bạn thấy ổn.

Bằng cách tập trung vào một phân khúc cụ thể (particular segment) trong đối tượng của bạn tại một thời điểm và tấn công họ với quảng cáo liên quan, hướng đích cao, bạn sẽ thấy chi phí quảng cáo và số tiền bạn bỏ ra sẽ giảm xuống nhanh chóng.

5. Tập trung vào một mục tiêu cụ thể

Facebook yêu cầu các nhà quảng cáo thực hiện bước đầu tiên là lựa chọn mục tiêu khi tạo quảng cáo trên Facebook.

Tuy vậy, tôi thấy rất nhiều chiến dịch chạy quảng cáo Facebook dường như không có nhiều sự tập trung, vừa cố để người dùng like trang, để lại thông tin, đặt hàng và cả cài đặt ứng dụng nữa trong cùng một lúc. Thậm chí nếu ví dụ vừa đưa ra có vẻ như cường điệu một chút thì tôi thực sự thấy sự kết hợp này thực tế một lần rồi. Nó cho cảm giác thật hỗn loạn, vô tổ chức và rõ ràng là làm quá nhiều việc.

Cố gắng để nhận được nhiều hơn với số tiền bỏ ra bằng cách đưa ra tất cả các mục tiêu đơn lẻ vào một quảng cáo đơn giản sẽ không có hiệu quả đâu. Thay vào đó, tạo nhiều chiến dịch khác nhau – và các nhóm quảng cáo với quảng cáo bên trong chiến dịch – mỗi cái có mục tiêu cụ thể.

Bằng cách tập trung vào một mục tiêu cụ thể với mỗi quảng cáo riêng, bạn có khả năng tạo ra lời kêu gọi hành động rõ ràng (call action clear), đủ tốt để quảng cáo tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng – những người sẽ thực hiện chuyển đổi.

Thí dụ, bạn muốn tập trung nhóm quảng cáo đầu tiên vào việc tạo ra khách hàng tiềm năng (lead generation). Bạn có thể muốn tập trung vào nhóm quảng cáo kế tiếp về mặt tương tác xã hội. Thiết lập thứ ba tập trung vào tiếp thị lại các sản phẩm cho đối tượng tùy chỉnh của bạn để gia tăng đơn đặt hàng (remarketing products to your custom audience to drive purchases). Nhóm quảng cáo khác thì lại tập trung vào việc kết nối với khách hàng mới, điều bạn muốn hoàn thành bằng việc nhắm mục tiêu người dùng – những người hiện chưa được kết nối với bạn.

Mỗi nhóm quảng cáo trên có mục tiêu duy nhất và đối tượng duy nhất. Nội dung, hình ảnh và lời chào mời, tất cả phải được tạo ra và hướng đến phục vụ mục tiêu và đối tượng tương ứng (that goal and that audience).

Ảnh minh họa của quảng cáo này bao gồm rất nhiều ảnh nhỏ khác nhau, nhưng chúng dường như không có tính kết nối. Bởi vì điều này, nó không có khả năng tạo ra được đối tượng cụ thể. Họ có thể làm tốt hơn bằng cách nhắm mục tiêu đến từng nhóm đối tượng hẹp – với mỗi sản phẩm – theo cách duy nhất.

Cuối cùng, điều này sẽ làm giảm chi phí của bạn, đưa quảng cáo của bạn tiếp cận được những người ưa thích và không lãng phí tiền bạc.

6. Chọn ảnh thích hợp

Ảnh mà bạn chọn cho quảng cáo là cái nổi bật nhất (jumps out) với người dùng và là cái cuối cùng sẽ quyết định có hay không người dùng sẽ đọc văn bản, thực hiện click hoặc chuyển đổi. Ảnh là một trong những phần quan trọng nhất của quảng cáo, và chọn đúng ảnh sẽ giúp bạn giảm chi phí bằng cách tăng tỉ lệ click và điểm liên quan.

Khá nhiều doanh nghiệp sử dụng quảng cáo ảnh xoay vòng, cho họ cơ hội sử dụng nhiều ảnh trong một định dạng nổi bật; như là hệ quả nhờ có nhiều ảnh và trông nổi bật trên Newsfeed Facebook, quảng cáo ảnh xoay vòng cho thấy tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, cái sẽ làm tăng điểm liên quan và hạ thấp chi phí cho mỗi quảng cáo.

Quảng cáo xoay vòng cho phép nhiều ảnh hơn.

Bạn muốn chọn một ảnh cụ thể cho mỗi chiến dịch liên quan đến thông điệp nhắm mục tiêu và đối tượng. Chỉ với văn bản và mục tiêu, hình ảnh bạn sử dụng cho quảng cáo Facebook không thể cùng một cỡ mà khớp với tất cả (one-size-fits-all).

Có một số điểm bắt đầu cơ bản bạn có thể sử dụng để tạo một bức ảnh đẹp hơn. Ví dụ, quảng cáo với ảnh (đặc biệt là phụ nữ hấp dẫn) có xu hướng hiệu quả hơn so với sử dụng ảnh vẽ bằng phần mềm đồ họa (illustrations). Sự tương phản màu sắc – và lựa chọn màu – có thể giúp điều hướng mắt người dùng (mặc dù bạn muốn cẩn thận nhưng nó không giống như dạng spam). Và bạn luôn muốn, muốn chọn ảnh ít nhất là phù hợp với mô tả hoặc lời chào mời, mặc dù vậy bạn cần đảm bảo là nó sẽ vượt qua được sự kiểm tra của đội phê duyệt quảng cáo (chia sẻ ngoài lề, khoảng 10% quảng cáo của mình là không vượt qua được, bạn phải chọn ảnh khác hoặc đôi khi là tạo quảng cáo khác, bởi nếu một quảng cáo đã được chú ý bởi đội phê duyệt, lần sau có khả năng nó bị đội soi kỹ hơn. Tuy nhiên đôi khi xét duyệt cũng bị nhầm, lúc nhầm lần đầu thường là do công cụ tự động, bạn khiếu nại thì sẽ có người đứng ra kiểm tra quảng cáo thực sự, nếu khiếu nại 2 ngày rồi mà vẫn bị từ chối, khả năng cao là quảng cáo đó sẽ không bao giờ được phê duyệt).

Bức ảnh này trông khá ổn, sử dụng màu ấm và các nhân vật mỉm cười.

Không có vấn đề gì cả, bạn luôn muốn kiểm tra với nhiều mẫu thiết kế và hình ảnh. Chia để kiểm tra có thể giúp bạn tìm ra ảnh thích hợp, giúp hạ giá thành của quảng cáo và tăng thành công cho nó. Lợi cả đôi đường phải không.

Những suy nghĩ cuối cùng

Có hàng tá yếu tố có thể ảnh hưởng đến số tiền bạn sẽ trả cho quảng cáo Facebook, bao gồm đối tượng của bạn, điểm liên quan, và chiến lược đấu giá. Dữ liệu chúng tôi chia sẻ ở đây, dù sao cũng bao gồm lượng người dùng lớn và cho thấy một điểm khởi đầu bạn có thể sử dụng làm điểm tham khảo để có được một cái nhìn thực tế quảng cáo trên Facebook thực sự giá bao nhiêu.

Chi phí của bạn sẽ thường khác đôi chút (hoặc, trong một số trường hợp khác rất nhiều), nhưng hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giá quảng cáo Facebook và cách làm giảm chúng, bạn có thể biết bạn trả tiền cho mục đích gì, và hường đến các công cụ với hy vọng giảm chi phí.

Bạn nghĩ thế nào? Dữ liệu của chúng tôi có khớp với thông tin bạn biết khi trả tiền quảng cáo cho Facebook không? Bạn có sử dụng bất kỳ chiến lược nào để cắt giảm chi phí? Để lại bình luận và cho chúng tôi biết điều mà bạn nghĩ nhé!

(Dịch từ bài viết The complete resource to understanding Facebook Ads cost – 2016 benmarks, tác giả Ana Gotter, trang web Adespresso, người dịch Nguyễn Đức Anh)

Back to Top