Categories SEO

SEO YouTube như thế nào: kết quả từ phân tích 1,3 triệu video

YouTube

Chúng tôi đã phân tích 1,3 triệu video trên YouTube để hiểu tốt hơn cách máy tìm kiếm của YouTube làm việc.

Đặc biệt, chúng tôi nhìn vào mối tương quan giữa các yếu tố giúp thăng hạng – như lượt xem, số bình luận và chia sẻ – với cách xếp hạng của YouTube.

Chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều về YouTube SEO và tôi chắc chắn bạn cũng vậy.


#1. Dưới đây là bảng tóm lược những gì chúng tôi đã khám phá:

  1. Các bình luận (comment) thể hiện là yếu tố xếp hạng có ảnh hưởng. Chúng tôi phát hiện ra rằng số lượng bình luận của video tương quan mạnh mẽ với thứ hạng cao.
  2. Video dài tốt hơn đáng kể so với video ngắn. Độ dài trung bình của các video xếp hạng trên trang đầu YouTube là 14 phút 50 giây.
  3. Chúng tôi phát hiện ra rằng, số lượt xem video tương quan đáng kể tới thứ hạng.
  4. Số lượng chia sẻ video tương quan mạnh với việc được lên trang đầu trong bảng xếp hạng YouTube.
  5. Có sự tương quan vừa phải giữa độ lớn của kênh (số lượng người theo dõi) và thứ hạng. Điều đấy nghĩa là, ngay cả các kênh nhỏ vẫn có cơ hội xếp hạng video cao trên YouTube.
  6. Lượt thích video tương quan đáng kể với thứ hạng cao.
  7. “subscriptions driven” – số lượng tăng thêm của người theo dõi khi xem video tương quan mạnh mẽ tương ứng với thứ hạng. Do vậy, các video tạo ra lượng người theo dõi mới có lợi thế trong kết quả tìm kiếm của YouTube.
  8. Chúng tôi phát hiện mối quan hệ rất nhỏ giữa việc có đa dạng tag và thứ hạng. Điều đó cho thấy một thực tế là YouTube giờ đây có thể hiểu nội dung video mà không cần sự giúp sức của metadata (siêu dữ liệu).
  9. Video bao gồm chính xác từ khoá trong tiêu đề có khả năng xếp hạng cao hơn một chút so với video không có. Điều này có nghĩa là, có từ khoá trong tiêu đề có thể nâng cao xếp hạng của bạn một chút ít.
  10. Chúng tôi không tìm thấy bất cứ tương quan nào giữa việc tối ưu từ khoá ở phần mô tả video với thứ hạng.
  11. Video định dạng HD thống trị kết quả tìm kiếm của YouTube. 68,2% video trên trang đầu của YouTube là dạng HD.

Tôi sẽ trình bày chi tiết dữ liệu và thông tin chúng tôi tìm ra ngay bên dưới đây.


#2. Các bình luận của Video có mối tương quan mạnh mẽ với thứ hạng

YouTube khuyến khích các nhà sáng tạo nội dung xuất bản các video có khả năng tạo ra nhiều tương tác nhất có thể. Không cần phải nói thêm, các bình luận là dấu chỉ mạnh mẽ rằng mọi người tương tác với video của bạn.

Nhưng có đúng là YouTube sử dụng các bình luận như là tín hiệu xếp hạng?

Dữ liệu của chúng tôi gợi ý rằng quả thực là đúng như vậy:

số lượng bình luận tương quan tới thứ hạng

Như bạn thấy trong bảng trên, càng nhiều bình luận mà video có, thứ hạng càng có xu hướng tăng. Xem xét từ việc YouTube nhấn mạnh vào yếu tố tương tác của người dùng thì kết quả này không có gì bất ngờ.

Chìa khoá: Video với rất nhiều bình luận có xu hướng xếp hạng cao trên YouTube.


#3. Video dài xếp hạng cao hơn video ngắn

Khi đến với video SEO, bạn nên tạo ra những đoạn video ngắn? Hoặc sẽ tốt hơn với video dài bao gồm một chủ đề chuyên sâu?

Chúng tôi phân tích dữ liệu để tìm hiểu điều này.

Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, các video dài có xu hướng xếp hạng cao hơn đáng kể so với các video ngắn.

video dài có xu hướng xếp hạng cao hơn

Trên thực tế, độ dài trung bình của video có mặt trong trang đầu của YouTube là 14 phút, 50 giây.

Điều gì đã xảy ra ở đây?

YouTube đã công khai xác nhận, tổng thời gian xem video là yếu tố xếp hạng.

Chúng tôi tập trung vào các video gia tăng lượng thời gian mà người xem sẽ xem trên YouTube.

Ngoài ra, trong năm 2015, Google đã được cấp bằng sáng chế cho thuật toán sử dụng “thời gian xem” như là tín hiệu xếp hạng.

Nói gọn thì, YouTube muốn quảng bá cho các video giữ chân mọi người trên YouTube lâu hơn. Video dài hơn thực hiện điều này tốt nhất, do đó có sự ưu tiên cho nội dung video dài hơn.

Một giả thuyết khác là, các video dài cung cấp các giá trị lớn hơn trong một video duy nhất. Điều này đúng cho các video dạng “làm thế nào” cũng như cho các nội dung được thiết kế để giải trí. Giá trị mà video dài cung cấp có thể khuyến khích nhiều tương tác hơn (bao gồm cả bình luận và like) cái cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng.

Trên thực tế, nếu bạn thực hiện vài tìm kiếm nhanh cho các từ khoá phổ biến, bạn sẽ rất khó tìm thấy video ngắn (< 3 phút) được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

rất khó tìm được video ngắn có thứ hạng cao

Chìa khoá: Các video dài cho kết quả tốt hơn trên tìm kiếm YouTube. Độ dài trung bình của video trên trang đầu là 14 phút 50 giây.


#4. Chia sẻ video ảnh hưởng mạnh đến thứ hạng cao

Google luôn phủ nhận một thực tế là các tín hiệu xã hội có một vai trò nhất định trong thuật toán của họ.

Dù vậy, các thuật toán của YouTube độc lập với Google. Do vậy có khả năng là YouTube sử dụng số chia sẻ từ mạng xã hội như Facebook, Twiter và LinkedIn như là yếu tố thăng hạng.

Trong thực tế, chúng tôi tìm thấy là lượng chia sẻ có mối tương quan mạnh mẽ với vị trí cao trên YouTube:

số chia sẻ ảnh hưởng mạnh đến thứ hạng của video

Điều rất quan trọng cần lưu ý là chúng tôi sử dụng thông tin YouTube công khai cho phân tích này.

thông tin chia sẻ được YouTube thống kê và chia sẻ công khai

Tại sao điều này quan trọng?

Một trong các lý do chính của việc sử dụng chia sẻ mạng xã hội như là một tín hiệu thăng hạng là đây không phải là một trò chơi đơn giản. Bất kỳ ai có thể chi vài đô để nhận được việc chia sẻ nội dung 100 lần trên Facebook.

Tuy nhiên đây không phải là trường hợp trên YouTube.

Không giống như chia sẻ nội dung sử dụng biểu tượng chia sẻ mạng xã hội trên web, YouTube biết ai chia sẻ video…và nơi nào họ chia sẻ.

Chia sẻ video

Theo dõi điều này làm cho các tín hiệu trở lên khó khăn hơn để giả mạo.

Kết hợp với thực tế là YouTube khuyến khích người xuất bản tạo nội dung có khả năng chia sẻ cao (YouTube cũng có báo cáo lượt chia sẻ trên bảng phân tích của YouTube), và bạn thấy có một mối quan hệ mạnh mẽ giữa chia sẻ và thứ hạng hơn là một mối tương quan đơn thuần.

Chìa khoá: Video được chia sẻ nhiều xếp hạng cao hơn video có ít lượt chia sẻ.


#5. Lượt xem video có tương quan đáng kể với thứ hạng

Lượt xem video từng được sử dụng là yếu tố xếp hạng số #1 trên YouTube.

Suy nghĩ đó như thế này: nhiều lượt xem = video phổ biến = chất lượng video.

Dù vậy, YouTube khám phá ra rằng, lượt xem video thường là dấu chỉ nghèo nàn cho chất lượng video.

Vì vậy họ thay đổi thuật toán để tập trung vào các yếu tố như giữ chân đối tượng và các tương tác.

YouTube tuyên bố tập trung vào thời gian xem

Dù vậy, chúng tôi phát hiện ra rằng, tổng lượt xem video tiếp tục có mối tương quan đáng kể đến thứ hạng.

Lượt xem video có tương quan đáng kể đến thứ hạng

Điều đó nói lên rằng bạn vẫn cần một lượng lớn lượt xem để tăng thứ hạng trên YouTube. (Trong thực tế, một kỹ sư của YouTube từng nói rằng, trong khi lượt xem không quan trọng như trước kia, YouTube vẫn tiếp tục sử dụng chúng).

Đó là bởi vì, không có lượt xem, video của bạn không tạo ra được các tín hiệu khác để YouTube sử dụng nhằm đánh giá chất lượng video (ví dụ như tổng lượng xem và bình luận).

Nhưng tại một thời điểm nhất định, lượt xem đã giảm dần giá trị.

Đó là lý do vì sao bạn thường thấy các video chất lượng cao xếp trên video chất lượng thấp (mặc dù video chất lượng thấp có nhiều lượt xem hơn).

Nhưng không phải lúc nào video được xem nhiều hơn cũng có thứ hạng cao hơn

Chìa khoá: Lượt xem video tương quan đáng kể với thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm của YouTube.


#6. Số lượng người theo dõi tương quan vừa phải với thứ hạng

Chúng tôi tìm thấy mối tương quan vừa phải giữa tổng lượng người theo dõi kênh và thứ hạng:

Số lượng người theo dõi tương quan vừa phải với thứ hạng

Đây là tin tốt nếu bạn đang làm chủ một kênh nhỏ hoặc mới xuất hiện.

Không giống Google – dường như ưa thích các thương hiệu lớn, YouTube thích thăng hạng các nội dung từ những “anh chàng bé nhỏ”.

Ví dụ dưới đây cho các từ khoá phổ biến, các video từ hai kênh nhỏ xếp trên một video từ kênh có hơn 2 triệu người theo dõi:

Video từ kênh có ít người theo dõi vẫn xếp thứ hạng cao hơn

Kiểu kết quả này không có gì bất thường trên YouTube.

(Tất nhiên các kênh với hàng triệu người theo dõi có một lợi thế nhỏ. Nhưng dữ liệu của chúng tôi cho thấy ưu thế đó không đáng kể như mọi người có thể mặc định từ trước).

Chìa khoá: Các kênh với rất nhiều người theo dõi có lợi thế trên YouTube. Tuy vậy, video từ các kênh nhỏ hơn vẫn thường xuyên xếp cao hơn video từ các kênh phổ biến.


#7. Video có nhiều like xếp hạng cao hơn video ít like

Không có gì ngạc nhiên khi YouTube thích các video thu hút khán giả của họ.

Và lượt thích video được xem như tín hiệu tương tác mạnh. Sau tất cả, điều đó giống như cách cộng đồng đóng góp đánh giá họ cảm thấy thế nào về video của bạn.

Đấy là giả thuyết. Nhưng dữ liệu nói lên điều gì?

Nghiên cứu của chúng tôi tiết lộ mối tương quan đáng kể giữa lượt thích và thứ hạng video:

Số lượt like có vẻ được YouTube sử dụng như là yếu tố thăng hạng

Điều này gợi ý rằng, YouTube có thể sử dụng like như là một tín hiệu để thăng thứ hạng.

Dù sao, như bạn biết đấy, mối tương quan không phải luôn luôn có nghĩa là nhân quả.

Các video có rất nhiều lượt thích cũng có thể có chất lượng cao. Và Video chất lượng cao tạo ra rất nhiều tín hiệu YouTube coi là có giá trị (như khả năng giữ chân người xem).

Chìa khoá: YouTube có thể sử dụng lượt thích như là yếu tố thăng hạng trực tiếp. Hoặc nó có thể là các video có rất nhiều lượt like tạo ra các tín hiệu khác mà YouTube thực sự tin tưởng.


#8. Video tạo ra nhiều người theo dõi mới có thứ hạng cao hơn các video không làm được điều này

Nếu một ai đó thực sự thích một video nào đấy trên YouTube, họ sẽ làm gì? Theo dõi kênh ngay để họ có thể xem được nhiều video hơn trong tương lai.

Nói cách khác, một video khuyến khích nhiều người theo dõi là một dấu hiệu chắc chắn cho chất lượng.

Không chỉ có vậy, tạo ra người theo dõi mới là chỉ số cực kỳ khó nếu muốn làm giả trên quy mô lớn.

Chắc chắn bạn có thể có vài người (hoặc bot) theo dõi kênh của bạn sau khi xem một video. Nhưng điều này khó hơn nhiều so với việc tạo ra hàng ngàn lượt xem hoặc like giả.

Biết được điều đó, có vẻ như YouTube sử dụng “tăng lượng người theo dõi khi xem video” là một yếu tố để thăng hạng.

Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa “tăng lượng người theo dõi khi xem video” và vị trí cao của video.

Số lượng người tăng thêm khi xem video có mối tương quan mạnh với thứ hạng

Cũng giống với lượt chia sẻ, YouTube hiển thị số lượng người theo dõi tăng thêm bên dưới mỗi video:

Thông tin công khia về số lượng người tăng thêm khi xem video

(Người xuất bản nội dụng có thể tuỳ chọn không công khai thông tin đó).

Giống như hầu hết các chỉ số, bạn có thể tăng số lượng người theo dõi bằng cách tạo ra các nội dung đẳng cấp thế giới.

Dù vậy, cách đơn giản hơn là hỏi người xem có muốn theo dõi kênh hay không:

Lời mời gọi theo dõi kênh

Tôi phát hiện ra rằng một nút kêu gọi hành động rõ ràng có thể gia tăng đáng kể lượng người theo dõi, cũng như tăng chỉ số “subcriptions driven” cho mỗi video.

Chìa khoá: “Số lượng người theo dõi tăng thêm” có mỗi tương quan mạnh mẽ với thứ hạng cao trên YouTube.


#9. Các tag giàu từ khoá có mối tương quan yếu với thứ hạng trên YouTube

Trong những ngày đầu tiên của thế giới video online, các nền tảng giống như YouTube dựa vào metadata (siêu dữ liệu) để hiểu chủ đề của video.

Ví dụ, YouTube sẽ phân tích tiêu đề, phần mô tả và các tag của video…thậm chí là cả tên file của video. Về cơ bản, càng nhiều văn bản bạn có thể gắn vào video thì càng tốt.

Ngày nay, YouTube có thể “nghe” từng từ trong video của bạn (không cần bạn phải up subtitle đâu nhé):

YouTube có khả năng nghe nhũng gì bạn nói

Đã biết được điều này, YouTube có cần sử dụng siêu dữ liệu tag cho video hay không?

Chúng tôi phát hiện ra rằng có mối tương quan yếu giữa thẻ tag đa dạng từ khoá và việc thăng hạng:

Sử dụng tag giàu từ khoá có mối tương quan yếu với việc thăng hạng

Trong khi các tag không còn chiếm vị trí quan trọng như trước đây, dữ liệu của chúng tôi cho thấy chúng vẫn gây ra tác động nhỏ. Vì vậy hãy cứ sử dụng chúng.

(Cũng vậy, YouTube vẫn khuyên bạn sử dụng các tag mô tả. Điều này gợi ý rằng họ vẫn sử dụng các tag để hiểu nội dung và bối cảnh của video).

Chìa khoá: Bao gồm từ khoá bạn muốn nhắm vào trong thẻ có thể giúp bạn thăng hạng. Nhưng nhìn tổng thể thì tác động của thẻ là nhỏ.


#10. Có mối tương quan nhỏ giữa việc tối ưu hoá tiêu đề với thăng hạng

Theo truyền thống, tiêu đề video của bạn là một phần của siêu dữ liệu (metadata) mà YouTube cần phải tập trung chú ý vào.

Cho dù vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, việc bao gồm chính xác từ khoá trong tiêu đề video chỉ có một khả năng nhỏ tác động vào thứ hạng:

Tối ưu hoá tiêu đề chỉ đem lại tác dụng nhỏ

Kết quả này có thể cho thấy vài điều:

Có thể là YouTube không còn coi trọng tiêu đề Video nữa. Dù vậy, điều này không giống như YouTube đã từng tuyên bố là: “Tiêu đề chứa thông tin có giá trị để giúp người xem tìm được video phù hợp với họ trong kết quả tìm kiếm”.

Điều này giống như việc YouTube phát triển được khả năng hiểu sâu ý nghĩa của tiêu đề (hơn là đơn giản chỉ khớp từ khoá).

Nói cách khác, họ có thể đã sử dụng một phiên bản ít-tinh vi hơn của mạng tìm kiếm ngữ nghĩa Google. Nếu vậy, YouTube có thể không cần khớp chính xác từ khoá trong tiêu đề để thăng hạng cho truy vấn đó. Từ đồng nghĩa có thể thực hiện công việc này.

Trong thực tế, điều này là phổ biến với nhiều video có thứ hạng tốt trên YouTube với các từ khoá thông dụng…thậm chí ngay cả khi chúng không bao gồm cụm từ chính xác trong tiêu đề.

Video tìm thấy không nhất thiết phải khớp chính xác với cụm từ tìm kiếm

Chìa khoá: Sử dụng từ khoá được nhắm trong tiêu đề có thể giúp bạn thăng hạng cho cụm từ. Tuy vậy, mối quan hệ giữa giàu từ khoá trong tiêu đề video và thứ hạng là rất yếu ớt.


#11. Không có mối tương quan nào giữa việc tối ưu từ khoá của phần mô tả với việc thăng hạng cho cụm từ đó

Có phải bao gồm từ khoá trong phần mô tả video giúp bạn thăng hạng cho chủ đề đó?

Theo dữ liệu của chúng tôi, tối ưu hoá từ khoá ở phần mô tả không có bất kỳ tác động nào lên thứ hạng:

Tối ưu phần mô tả không đem lại tác dụng nào về việc tăng thứ hạng khi tìm kiếm Video

Phát hiện này mâu thuẫn với “lời khuyên tốt nhất” của việc tối ưu hoá video: phần mô tả giàu từ khoá.

Có vài lý do có thể giải thích cho kết quả này:

Đầu tiên, giống như tiêu đề, YouTube không yêu cầu từ khoá phải chính xác trong phần mô tả để hiểu được video của bạn nói về điều gì. Ví dụ, từ khoá nhắm mục tiêu của bạn là: “cách trồng cà chua”. Sử dụng cụm từ như “trồng cà chua” và “cách tốt nhất để trồng cà chua” trong phần mô tả có thể sẽ làm việc tốt (ý là không cứ phải dùng cụm từ “cách trồng cà chua”).

Thứ hai, có thể YouTube sử dụng “từ khoá xuất hiện trong phần mô tả video” như là một tín hiệu thăng hạng, nhưng nó là quá nhỏ đến mức chúng tôi không thể đo lường được. Trong thực tế, chúng tôi tìm thấy vài video không có tí mô tả nào nhưng lại xếp hạng cao trong trang đầu tiên. Điều này ngụ ý rằng, phần mô tả video của bạn gần như không quan trọng như những tín hiệu người dùng tạo ra (bao gồm lượt xem và lượt theo dõi tăng thêm do video đó tạo ra – subscriptions driven)

Thứ ba, điều này có thể vì YouTube hiện đã bỏ qua phần mô tả video như là một yếu tố thăng hạng. Điều này không giống điều Youtube nói: “Viết tốt phần mô tả với đúng từ khoá có thể làm tăng lượt xem và thời gian xem bởi vì chúng có thể giúp video của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm”.

Mặc cho phát hiện này, tôi vẫn khuyên mọi người viết phần mô tả giàu từ khoá.

Tại sao?

Tối ưu hoá phần mô tả giúp bạn hiển thị trong phần video gợi ý ở sidebar, đây là một nguồn xem đáng kể cho hầu hết các kênh.

Chìa khoá: Không có mối tương quan nào giữa việc tối ưu hoá từ khoá ở phần mô tả và việc thăng hạng tương ứng với chủ đề đó. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên viết phần mô tả giàu từ khoá, điều đó có thể giúp video của bạn thăng hạng trong các chủ đề liên quan (và xuất hiện trong phần “video gợi ý”).


#12. Định dạng HD thống trị trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của YouTube

Độ nét cao hay tiêu chuẩn sẽ cho kết quả tìm kiếm tốt hơn trên YouTube?

Chúng tôi khám phá ra rằng các video HD xuất hiện nhiều hơn đáng kể so với các video SD trên trang đầu tiên của YouTube:

Video định dạng HD chiếm chủ yếu trên trang đầu của tìm kiếm YouTube

Dữ liệu này có thể được giải thích theo hai cách:

Đầu tiên, có thể là các YouTuber sáng tạo các nội dung video tốt nhất cũng có xu hướng ghi nó ở định dạng HD. Đây là một ví dụ về sự tương quan chỉ nói được một phần của câu chuyện.

Thứ hai, cũng có khả năng YouTube vốn đã ưu thích các nội dung định dạng HD.

Thật khó để xác định các tác động đầy đủ của HD vs SD chỉ từ tương quan dữ liệu của chúng tôi.

Mặc dù vậy, phần lớn video xếp hạng tốt trên YouTube là HD. Trên thực tế, 68,2% tất cả các video thuộc trang đầu tiên là định dạng HD.

Chìa khoá: Định dạng video HD có sự phổ biến hơn đáng kể so với định dạng SD trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm YouTube.


#13. Tóm tắt và kết luận

Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới Zach Russell, người đã thu thập và phân tích dữ liệu cho nghiên cứu này. Tôi cũng muốn gửi lời cám ơn tới Qi Zhao đã giúp đỡ chúng tôi các phân tích thống kê.

Và nếu bạn tò mò về cách chúng tôi tiến hành nghiên cứu này, đây là liên kết về phương thức của chúng tôi.

Bây giờ tôi muốn lắng nghe bạn:

Kết quả nào là bất ngờ nhất với bạn?

Hoặc bạn có câu hỏi nào không.

Thế nào cũng được, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nào.

(Dịch từ bài viết “We Analyzed 1.3 Million YouTube Videos. Here’s What We Learned About YouTube SEO” – website Backlinko – tác giả Brian Dean – người dịch Nguyễn Đức Anh)

Comments are closed.

Back to Top