Categories Google

Kết quả tìm kiếm hiển thị trên Google như thế nào?

Google Việt Nam

Vốn chẳng phải là người chuyên về SEO, nhưng với tham vọng đưa các bài viết lên top 10 Google đã tạo động lực để Blog Kiến càng viết bài này. Mặc dù có thể chính bài đang viết đây chẳng lọt nổi vào top 20 🙂

Trang kết quả tìm kiếm của Google được chia làm 2 phần:

  • Phần kết quả tìm kiếm tự nhiên, cái là nhân vật chính trong bài này. Mặc định sẽ là 10 kết quả ở trang đầu tiên.
  • Phần liên kết trả phí, cái tạo ra thu nhập cho Google, nó có thể ở bên tay phải hoặc chiếm vị trí đầu/cuối, phần này bao giờ cũng được làm nổi bật và chú thích rất rõ ràng để người tìm kiếm biết đây không phải là kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Gồm kết quả tìm kiếm tự nhiên và quảng cáo
Quay lại mục đích của chúng ra, bài viết này, tôi muốn tìm hiểu cụ thể cách mà kết quả tìm kiếm tự nhiên hiển thị trên Google, và sẽ là “mục sở thị” – tiến hành thực nghiệm luôn với các từ khóa.
Thực hiện thí nghiệm với các từ khóa
Bước đầu chúng ta nhận thấy cấu trúc chung như sau:
  • Tiêu đề bài viết được hiển thị đầu tiên, tiếp đến là URL của bài viết, cuối cùng là nội dung bài viết.
  • Những từ khóa sẽ được bôi đậm, bất kể là nó ở tiêu đề, url hay nội dung.
  • Con số ngày tháng 17 – 5 – 2013 không phải kết quả tìm kiếm nào cũng có, và nó được làm mờ hơn so với nội dung.
  • Google chỉ hiển thị số lượng giới hạn các ký tự trong phần tiêu đề và nội dung. Nếu tiêu đề quá dài nó sẽ được thay bằng dấu ba chấm như thế này:
Tiêu đề dài
Câu hỏi đặt ra là: số lượng ký tự ở phần tiêu đề và nội dung mà Google cho phép tối đa là bao nhiêu? Về phần nội dung thì tôi nhận thấy Google thường đưa ra từ 2 cho đến 3 dòng, hiếm lắm thì 4 dòng như hình bên dưới:
Nội dung dài
Còn cụ thể chính xác là bao nhiêu ký tự cho tiêu đề thì chúng ta sẽ tiến hành đếm luôn. Dĩ nhiên để tránh mất thời gian đếm thủ công, tôi sẽ dùng chương trình đếm ký tự online tự động Character Count Online. Cách thực hiện là chúng ta sẽ lấy những tiêu đề dài nhất trong các kết quả tìm kiếm của vài từ khóa rồi đưa vào đếm:
  • Thống kê đầu tiên cho 64 ký tự:
64 ký tự
  • Thống kê thứ hai cho 71 ký tự:
71 ký tự
  • Thống kê thứ ba cho 70 ký tự:
70 ký tự
  • Thống kê thứ tư cho 66 ký tự:
66 ký tự
  • Thống kê thứ năm cho 64 ký tự:
64 ký tự
Kết luận: số ký tự tối đa cho tiêu đề mà Google cho phép rơi vào khoảng từ 64 cho đến 71, còn nếu ước lượng theo từ thì sẽ rơi vào khoảng từ 12 cho đến 15 từ…
Bổ sung thêm một chút là ngoài tiêu đề và nội dung ra thì URL cũng có độ dài giới hạn, các thử nghiệm cho thấy độ dài tối đa cho URL là trên dưới 70 ký tự – như vậy là về số lượng cũng gần giống với tiêu đề.

Kích cỡ và màu sắc

Thế còn kích cỡ tiêu đề, nội dung và màu sắc thì thế nào? tôi sử dụng ứng dụng WhatFont dành cho Google Chrome để kiểm tra các thông số này, 2 hình ảnh dưới đây sẽ tiết lộ kết quả:
Màu sắc kích cỡ Tiêu đề và liên kết
Màu sắc kích cỡ nội dung
Google sử dụng font chữ arial cho kết quả tìm kiếm, với kích cỡ 16px cho tiêu đề, 14px cho URL và 13px cho nội dung. Màu sắc thì bạn có thể thấy rõ ở trên kèm mã màu mà Google sử dụng.

Video

Có một điều đã xuất hiện từ lâu, đó là các nội dung video có thể xuất hiện ngay trong kết quả tìm kiếm thông thường (không cần phải vào mục tìm video). Điều này có nghĩa là, nếu bạn làm ra một video tốt, bạn hoàn toàn cạnh tranh được với các bài viết mà không phải lo sợ chỉ vì nội dung của bạn là video mà Google sẽ không thể phân tích nổi.
Video được lồng vào ngay trong kết quả tìm kiếm thông thường

Bổ sung thông tin phụ

Để cải thiện chất lượng tìm kiếm, Google không còn đơn thuần chỉ phân tích nội dung nữa, bạn hãy nhìn hình dưới đây, xem sự khác biệt giữa 2 kết quả tìm kiếm là gì:
Thêm thông tin tác giả vào kết quả tìm kiếm
Chắc bạn đã nhận ra, ở kết quả thứ 2 có tên và hình ảnh tác giả bài viết đi kèm… Bạn xem tiếp hình dưới đây:
Xếp hạng bài viết
Bạn có thấy 5 hình ngôi sao không, đó chính là xếp hạng bài viết.
Người ta gọi những thông tin bổ sung trên là Rich Snippets. Đây là một cách mới để bạn chủ động trong việc thông báo rõ ràng và chi tiết hơn nội dung trang web cho Google cũng như cho người tìm kiếm – Có nhiều kiểu Rich Snippets, như cho món ăn, sự kiện, album nhạc… Riêng hình ảnh và tên tác giả ở trên có thể gọi chính xác hơn là Google Authorship – một cách để xác định bản quyền tác giả bài viết với Google.

Thêm kết quả tiếng nước ngoài

Dạo gần đây Google còn lồng cả kết quả tìm kiếm được dịch từ ngôn ngữ khác vào kết quả tìm kiếm tiếng địa phương, ví dụ:
Kết quả từ ngôn ngữ khác được đưa vào
Với từ khóa hoàn toàn thuần Việt: Phần mềm nén ảnh hàng loạt miễn phí, Google đã chèn 2 kết quả bằng tiếng Anh vào cuối, vậy là ở trên chỉ còn 8 kết quả cho tiếng Việt. Điều này có ý nghĩa gì?
Nó có nghĩa rằng cạnh tranh để lên top 10 Google ngày càng trở lên khốc liệt, giờ sẽ không chỉ cạnh tranh với nội dung Việt, mà với một số từ khóa, bạn sẽ phải cạnh tranh với cả nội dung có tính quốc tế nữa. Nó thực sự là bước đi đúng của Google, bạn có thể thấy trong ví dụ trên, 2 liên kết ngoại quốc mà họ đưa ra khá phù hợp với từ khóa.

Các lựa chọn cho tìm kiếm

Khi người dùng tiến hành tìm kiếm, theo mặc định Google chỉ định tìm kiếm trên Web, đồng thời họ cũng thông báo số lượng kết quả tìm thấy cũng như thời gian cần thiết (thường là rất ngắn)
Các lựa chọn cho tìm kiếm
Tìm kiếm trên web chủ yếu dựa vào văn bản. Google cung cấp các lựa chọn khác ngay bên cạnh, đó là tìm kiếm Hình ảnh, Video, Tin tức, ở lựa chọn Thêm có 2 tùy chọn là Sách và Ứng dụng.

Các công cụ tìm kiếm cung cấp các giới hạn sâu hơn để giúp bạn mau chóng tìm được thứ mình cần. Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay dưới đây.

Các công cụ tìm kiếm

Bạn có 5 lựa chọn chính:

  • Chọn quốc gia: Toàn thế giới/Việt Nam
  • Chọn ngôn ngữ: Tất cả ngôn ngữ/Tiếng Việt
  • Chọn thời gian: Mọi lúc/Thời gian nào đó
  • Tất cả các kết quả
  • Chọn vị trí địa lý
Nếu tìm tin tức, chọn thời gian rất quan trọng, chẳng hạn bạn muốn tìm cách tạo sử dụng phần mềm Photoshop, bạn sẽ muốn đọc các hướng dẫn mới nhất chứ không phải các bài viết cách đây 5 năm – cho dù nó rất chi tiết (nhưng lại không liên quan đến phiên bản phần mềm bạn đang sử dụng)

Các tìm kiếm liên quan

Google hiển thị các tìm kiếm liên quan ở cuối kết quả tìm kiếm (sau vị trí thứ 10)
Chẳng hạn với từ khóa lionel messi, Google gợi ý 8 từ khóa khác liên quan, đó thường là những từ khóa được tìm kiếm nhiều, Google làm đạm hơn các từ gợi ý.
Các từ khóa liên quan đừng ngay trước vị trí mà người dùng có thể chuyển sang trang 2, điều này gợi ý là: “Nếu bạn không tìm thấy kết quả ưng í với từ khóa vừa tra, thử các từ khóa liên quan xem trước khi chuyển sang trang khác”

Comments are closed.

Back to Top