Categories Content marketing

5 cách tuyệt vời để thêm Nội dung Tương tác vào trang WordPress

Cách tạo nội dung tương tác cho WordPress

Hơn bao giờ hết, ngày nay chủ sở hữu trang web dựa vào thiết kế, chức năng và nội dung tương tác trên trang WordPress của họ để thu hút sự chú ý đến thương hiệu và mở rộng lượng người theo dõi.

Rốt cuộc, một trang web đẹp mắt cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà là cách tuyệt vời để khiến mọi người tương tác với nội dung, đăng ký vào danh sách email và mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.

May mắn thay, với các website sử dụng nền tảng WordPress, chúng ta không hề thiếu các plugin miễn phí và cao cấp (trả phí) có sẵn để làm trang web có giao diện và chức năng theo ý muốn.

Nhưng, với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong mọi lĩnh vực, các nhà tiếp thị nội dung đang phải tìm các cách khác để nổi bật, ngoài việc chỉ xuất bản nội dung hay.

Nếu bạn muốn biết cách để làm cho trang web WordPress thực sự độc đáo, trở thành một trang mà người truy cập sẽ gắn kết, bạn hãy bắt đầu bằng cách thêm nội dung tương tác vào trang web ngay bây giờ.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cho bạn biết một số loại nội dung tương tác tốt nhất mà bạn có thể thêm vào trang web của mình để tăng lượng truy cập, tối đa hóa tương tác của người dùng và trở thành một người dẫn đầu trong ngành của bạn.

1. Trắc nghiệm / Câu đố

Mọi người đều thích tham gia một kiểu trắc nghiệm / câu đố thú vị nào đó trên trang web yêu thích của mình. Suy cho cùng, Buzzfeed phổ biến phần lớn vì họ luôn có các loại trắc nghiệm khác nhau trên website.

Câu hỏi trắc nghiệm trên BuzzFeed
Câu hỏi trắc nghiệm trên BuzzFeed

Trắc nghiệm mang lại đôi chút niềm vui và sự phấn khích trên trang web của bạn, không quá quan trọng là chúng đang nói về điều gì.

Các trắc nghiệm có thể là bài kiểm tra tính cách, về văn hóa đại chúng, hoặc thậm chí cung cấp câu đố lịch sử – điểm chính là câu đố cần phải nhanh chóng, dễ dàng và vui vẻ.

Ngoài việc chỉ là niềm vui, câu đố trên trang web giúp tăng sự tương tác của người dùng, điều này sẽ hỗ trợ cho SEO và xếp hạng tìm kiếm của bạn nhờ tăng lượng truy cập và thời gian phiên dài hơn.

Ngoài ra, nếu bạn yêu cầu người dùng cần đăng nhập mới tham gia trắc nghiệm được hoặc để gửi câu trả lời cho họ, bạn có thể có nhiều người hơn trong danh sách đăng ký email. Hãy tận dụng thông tin liên lạc đó với các chiến dịch tiếp thị email tốt hơn.

Bạn có thể dễ dàng tạo một trắc nghiệm trên trang WordPress bằng cách sử dụng các plugin miễn phí như:

Có một lưu ý nhỏ: Có thể bạn sẽ cần sử dụng một mạng phân phối nội dung (CDN) để hỗ trợ thêm cho website nếu bạn định thêm một số trắc nghiệm nặng về hình ảnh. Ngoài ra, một plugin tối ưu hóa hình ảnh như Smush It (để giảm dung lượng ảnh) cũng quan trọng.

Hình ảnh thường là thành phần chiếm nhiều dung lượng hosting nhất và chúng tải chậm hơn so với văn bản thuần túy, điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, xếp hạng trên máy tìm kiếm (vì website bị chậm đi) và dĩ nhiên hệ quả trực tiếp là lượng truy cập đến trang web bị suy giảm.

Với việc bạn thực hiện cả hai: Tối ưu hóa hình ảnh và CDN, nội dung của bạn sẽ được gửi tới người dùng nhanh nhất có thể, khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia trắc nghiệm trên trang web của bạn.

2. Xếp hạng / Đánh giá

Nhận phản hồi từ khách truy cập trang web của bạn luôn là một ý tưởng tốt. Điều đó giúp bạn có khả năng cung cấp cho người dùng nhiều hơn những gì họ thực sự muốn!

Và việc kích hoạt hệ thống đánh giá trên trang web  giúp bạn dễ dàng tìm hiểu loại nội dung mà mọi người quan tâm, sản phẩm mà khách hàng ưa thích, cũng như cảm nhận của mọi người về trải nghiệm với thương hiệu của bạn.

Có rất nhiều plugin WordPress, cả miễn phí và trả phí, có thể giúp tạo hệ thống đánh giá tương tác trên trang web. Tuy nhiên, một trong những plugin tốt nhất trên thị trường là WPForms.

Là plugin tạo form liên hệ dễ sử dụng nhất hiện nay, WPForms có các mẫu được thiết kế trước mà bạn có thể sử dụng để thêm vào hệ thống đánh giá trên trang web.

Ví dụ về rating
Ví dụ về rating

Hệ thống đánh giá bạn tạo có thể được thêm vào bất kỳ bài đăng (post), trang (page), hoặc khu vực widget nào (thậm chí là phần cuối trang web) bằng cách sử dụng shortcode.

Bạn có thể kích hoạt logic có điều kiện trên các biểu mẫu này để tìm hiểu lý do tại sao mọi người lại cảm thấy như vậy khi họ có một đánh giá cụ thể nào đó.

Thậm chí, bạn có thể thêm thang đo Likert nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu ý kiến của mọi người về sản phẩm, dịch vụ, và trải nghiệm trên một thang đo đã định trước.

thang đo Likert
Thang đo Likert

Chưa hết đâu, điều tốt nhất ở đây là, bạn có thể tùy chỉnh hệ thống đánh giá và thang đo Likert của mình để hỏi khách truy cập trang web bất cứ điều gì bạn muốn.

Ví dụ, bạn có thể hỏi mọi người về:

  • Sản phẩm mà họ muốn xem có sẵn trong cửa hàng trực tuyến của bạn.
  • Sự kiện mà họ muốn tham dự.
  • Cảm nhận của họ về một bài blog mà họ đã đọc.
  • Mức độ hài lòng của họ với đội ngũ hỗ trợ khách hàng của bạn.

Với WPForms, bạn không nhất thiết phải yêu cầu mọi người cung cấp địa chỉ email để đổi lấy đánh giá của họ.

Rốt cuộc, không ít người sẽ bỏ đi nếu bạn yêu cầu họ đăng ký, hệ quả của điều này là nó sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi của form.

May mắn thay, với plugin trên, bạn có thể thêm hoặc xóa bất kỳ trường nhập liệu nào. Nhờ đó bạn có thể hỏi khách truy cập nhiều hơn hay ít đi tùy theo ý muốn của bạn.

Nếu bạn không thích WPForms, hãy thử kiểm tra các plugin khác như WP-PostRatings, Rating Widget, và YASR (Yet Another Stars Rating).

3. Tùy chọn Chat của Người dùng

Trang web của bạn có phải là kiểu trang mà mọi người chia sẻ một sở thích chung nào đấy và có thể muốn trò chuyện với người khác trong khi tương tác với nội dung của bạn không?

Nếu đúng như vậy, bạn có thể muốn thêm chức năng chat vào trang web của mình để người dùng có thể gửi tin nhắn riêng cho nhau, nhận thông báo về tin nhắn mới, xem lịch sử chat, và trả lời nhóm chat.

Để làm điều này, hãy thử plugin WordPress iFlyChat.

Chat online
Chat online

Với plugin này, bạn có thể cho phép người dùng chat riêng tư, trong một nhóm chat, hoặc thậm chí trong một phòng chat. Bạn cũng có thể tích hợp kênh hỗ trợ trực tuyến của trang web để mọi người có thể liên hệ với bạn.

Thêm vào đó, bạn có thể điều chỉnh các cuộc trò chuyện để mọi thứ trở nên thân thiện, tùy chỉnh giao diện của phòng chat, cho phép mọi người chia sẻ tệp, và nhận mã hóa tự động nếu trang web của bạn có chứng chỉ SSL để tăng thêm bảo mật.

Thêm chức năng chat trực tiếp vào trang web của bạn chắc chắn sẽ tăng tính tương tác trang web và khuyến khích mọi người dành thời gian nhiều hơn trên trang.

4. Đăng nội dung do người dùng Tạo

Không có gì thú vị hơn việc thấy nội dung của chính mình được đăng trên trang web yêu thích.

Vì lý do đó, việc cho phép khách truy cập trang web đăng nội dung lên trang web của bạn là một cách thú vị để tăng tính tương tác và tăng số lượng khách truy cập quay lại.

Bạn có thể giúp khách truy cập trang web đăng nội dung của họ lên trang web của bạn ở giao diện người dùng với một plugin chất lượng cao như User Submitted Posts.

Nội dung do người dùng tạo
Nội dung do người dùng tạo

Plugin miễn phí này cho phép khách truy cập trang web không chỉ thêm nội dung vào trang web của bạn, mà còn thêm hình ảnh với số lượng không giới hạn.

Nó cũng đi kèm với một bộ tính năng vững chắc như:

  • Biểu mẫu gửi bài viết hoàn chỉnh với tên, email, URL, tiêu đề bài viết, thẻ, chuyên mục, hình ảnh, và nhiều thứ khác.
  • Khả năng đặt trạng thái bài viết thành “Đang chờ,” “Bản nháp,” hoặc “Xuất bản ngay lập tức” để bạn kiểm soát nội dung được xuất bản trên trang web của mình.
  • Biểu mẫu đăng nhập dễ sử dụng với Google reCAPTCHA để ngăn chặn các bài gửi spam.
  • Thông báo qua email khi có nội dung mới được gửi.
  • Chức năng chuyển hướng sau khi khách truy cập trang web đăng nội dung vào trang hiện tại hoặc URL khác.
  • Dịch thuật sang hơn 20 ngôn ngữ.
  • Lọc bài gửi chỉ với một cú nhấp chuột từ bảng điều khiển WordPress.

Để hoàn thiện, và thực sự thu hút mọi người gửi nội dung trên trang web của bạn, bạn có thể cân nhắc tạo một hệ thống thưởng điểm hoặc huy hiệu cho người dùng mỗi khi nội dung của họ được xuất bản.

Sau đó, tạo một bảng xếp hạng mà khách truy cập trang web có thể xem để tăng cường sự cạnh tranh và khuyến khích sự tham gia của người dùng nhiều hơn.

Cuối cùng, việc cho phép người dùng đăng nội dung trên trang web của bạn là một cách hay để làm họ hứng khởi khi tương tác không chỉ với nội dung mà bạn và người khác xuất bản, mà cả nội dung của chính họ nữa. 

Chưa kể, càng có nhiều nội dung chất lượng được xuất bản trên trang web của bạn thì sẽ có càng nhiều trình thu thập lập chỉ mục trang. Và dĩ nhiên điều đó sẽ giúp cải thiện khả năng hiển thị website trên các máy tìm kiếm.

Xếp hạng tìm kiếm cao hơn nghĩa là trang web có nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên hơn, điều này cũng tăng mức độ tương tác của khách truy cập. Vì vậy, thực sự việc cho phép người dùng xuất bản nội dung của họ là một tình huống cả hai bên cùng có lợi (win-win).

5. Lịch đặt chỗ

Nếu bạn quản lý một doanh nghiệp cần nhận lịch hẹn, bạn chỉ cần thêm một lịch đặt chỗ có khả năng tương tác trên trang web của mình để khách truy cập sử dụng.

Giống như hầu hết các chức năng bạn muốn thêm vào trang web, có các plugin WordPress sẽ giúp bạn tạo, tùy chỉnh và xuất bản một lịch đặt chỗ trên trang web.

Như vậy, khách truy cập trang web có thể đặt lịch hẹn, đặt chỗ, đăng ký tư vấn, hoặc thậm chí tham gia vào các sự kiện sắp tới.

Trước khi chọn một plugin đặt chỗ để thêm vào trang web của bạn, dưới đây là một số tính năng cần tìm kiếm:

  • Khả năng chia lịch đặt thành các khung thời gian phù hợp với khả năng sẵn có của bạn hoặc giờ làm việc của doanh nghiệp.
  • Thiết kế thân thiện với di động để những người đang di chuyển có thể đặt từ điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay.
  • Thông báo qua email gửi đến bạn và khách truy cập trang web của bạn khi một lịch đặt được chấp nhận.
  • Khả năng lưu lịch đặt vào cơ sở dữ liệu WordPress của bạn hoặc một ứng dụng như Google Calendar để bạn có thể nắm rõ lịch trình của mình.

Một plugin WordPress miễn phí sẽ giúp bạn tạo một lịch đặt chỗ đơn giản trên trang web là Booking Calendar.

Plugin lịch đặt chỗ
Plugin lịch đặt chỗ

Plugin này dễ sử dụng, có tài liệu hướng dẫn đầy đủ khi bạn cần trợ giúp, và có chế độ xem lịch cho cả bạn ở khu vực quản trị (backend), và cho khách truy cập trang web ở giao diện người dùng (frontend).

Nó cũng đi kèm với captcha tích hợp sẵn để ngăn chặn các đối tượng spam, thông báo qua email, và thiết kế thân thiện với di động.

Bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối bất kỳ lịch đặt nào bạn muốn, và yên tâm rằng plugin sẽ không bao giờ cho phép đặt chỗ trùng lặp, vì điều này chắc chắn sẽ gây hại tới uy tín.

Nếu bạn muốn một số tùy chọn có thêm nhiều tính năng, hãy thử kiểm tra các plugin đặt chỗ sau:

Nếu bạn quản lý một cửa hàng trực tuyến và sử dụng nền tảng WooCommerce phổ biến, bạn có thể đầu tư vào tiện ích mở rộng WooCommerce Bookings. Cái này hoàn hảo cho những người muốn cung cấp lịch hẹn, dịch vụ, hoặc cho thuê.

Kết luận

Bạn đã biết hết rồi đấy! 5 cách độc đáo để thêm nội dung tương tác vào trang web WordPress của bạn để tăng cường sự tương tác của người dùng, tăng số lượng đăng ký, và thậm chí tạo ra nhiều doanh số bán hàng hơn cho cửa hàng trực tuyến.

Khi vận hành một trang web WordPress, có thể khó khăn để nổi trội và vượt lên so với đối thủ, ngay cả khi bạn đăng liên tục nội dung có giá trị, giàu thông tin và thú vị.

Nếu bạn thực sự muốn vượt trội so với đối thủ, hãy nâng cấp chiến lược tiếp thị nội dung của bạn lên một cấp độ mới bằng cách thêm nội dung tương tác vào trang web, để khách truy cập trang bắt đầu nhận ra bạn và thương hiệu của bạn.

(Bài tiếng Anh gốc: 5 Killer Ways to Add Interactive Content to Your WordPress Site)

Back to Top