Categories Content marketing

Nội dung Tương tác là gì? Bạn tận dụng nó như thế nào?

Nội dung tương tác là gì

Nội dung tương tác (interactive content) là nội dung mà khán giả của bạn có thể tham gia một cách chủ động, thay vì đơn thuần tiêu thụ nó thụ động. Loại nội dung này thường yêu cầu người dùng nhập thông tin vào và có thể phản hồi lại các hành động từ người dùng.

Trong khi hầu hết nội dung trên thế giới mạng là “tĩnh” (ví dụ: bài đăng blog kiểu truyền thống, infographics, video, v.v.), nội dung tương tác là nội dung động, vì người dùng phải tương tác với nó trong quá trình khám phá (ví dụ như trong cuộc thăm dò, câu đố, trò chơi, và những cái tương tự).

Tại sao nội dung tương tác lại quan trọng?

Nội dung tương tác quan trọng vì nó thu hút và liên quan đến người dùng, mang lại cho họ trải nghiệm nhập vai chìm đắm (immersive), phong phú và cá nhân hóa hơn. Bằng cách cho phép người dùng tham gia chủ động vào nội dung, các yếu tố tương tác có thể tăng cường quá trình học hỏi và làm cho nó trở nên đáng nhớ hơn.

Nội dung tương tác cũng có thể cung cấp dữ liệu và thông tin quý giá về hành vi và sở thích của người dùng, cho phép doanh nghiệp điều chỉnh, cân đong đo đếm nỗ lực tiếp thị và cải thiện chiến lược tổng thể của mình. Nhìn trên tổng thể, nội dung tương tác là một công cụ mạnh mẽ để tăng cường sự tham gia, cải thiện kết quả học tập và thu thập thông tin giá trị về hành vi người dùng.

Dưới đây chỉ là một vài lý do chính tại sao bạn nên xem xét việc sử dụng nội dung tương tác khi triển khai kế hoạch tiếp thị của riêng bạn:

1. Nội dung tương tác giúp bạn hiểu rõ hơn về sở thích của người tiêu dùng

Không có gì bí mật cả, chúng ta nên biết rằng việc bán hàng cho người không sẵn lòng mua hàng, hoặc đơn giản là không quan tâm đến những gì bạn đang cung cấp, chắc chắn sẽ là một công thức thảm họa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bỏ lỡ cơ hội vàng để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và “chốt đơn / close sales” nếu bạn không tương tác với khách hàng của mình theo cách họ muốn bạn tương tác với họ.

Nội dung tương tác cung cấp một nguồn dữ liệu quý báu về người tiêu dùng mà bạn có thể tận dụng thành thông tin hành động liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn (target audience). Lấy ví dụ: Người dùng của bạn có tỷ lệ tham gia cao hơn với câu hỏi dạng thăm dò (poll) hay câu đố (quizz)? Họ tương tác với công ty của bạn qua ứng dụng di động, trang web của bạn, hay qua các tài khoản truyền thông kiểu mạng xã hội?

Ngay cả khi nội dung tương tác của bạn chủ yếu được thiết kế cho mục đích tiếp thị, nó cũng có thể mang lại một loạt các điểm dữ liệu hữu ích về mẫu hành vi và sở thích của người tiêu dùng.

2. Nội dung tương tác là một nguồn chuyển đổi mạnh mẽ

Bạn có thể sử dụng nội dung tương tác để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau như: xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness), giáo dục người mua ở giữa phễu (middle-of-funnel buyers), thúc đẩy mức độ gắn bó (engagement), v.v. Có nhiều trường hợp có thể áp dụng như vậy, nhưng bạn đừng quên sức mạnh của nội dung tương tác trong việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua hàng thực sự.

Trong thực tế, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nội dung tương tác có khả năng cải thiện chuyển đổi gần gấp đôi so với nội dung thụ động. Tại sao? Đơn giản là vì nội dung tương tác yêu cầu sự tham gia của người dùng – và khi người dùng tham gia, họ có nhiều khả năng chuyển đổi hơn.

Các công ty như Sephora, IKEA, và Facebook đã tận dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường, cùng với một loạt các yếu tố tương tác khác, để tăng mức độ tiếp cận và tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Những công ty này và các công ty khác cung cấp những ví dụ tuyệt vời về nội dung tương tác có khả năng tạo chuyển đổi mạnh thế nào. (Ví dụ, quảng cáo Trải nghiệm tức thì / Instant Experience ads của Facebook cho thấy cách thức để tận dụng nội dung tương tác nhằm đem lại kết quả kinh doanh tối ưu). 

3. Nội dung tương tác là một phương tiện xuất sắc để thỏa sức sáng tạo

Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ và cạnh tranh với những đối thủ lớn hơn, tiềm năng sáng tạo của nội dung tương tác có thể mang lại lợi thế độc đáo cho thương hiệu của bạn. 

Theo Robert Rose, cố vấn chiến lược chính cho Viện Tiếp thị Nội dung (Content Marketing Institute): 

“Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, hãy biết rằng bạn có thể cạnh tranh với một số đối thủ lớn hơn của mình [bằng cách sử dụng nội dung tương tác]. Tuy nhiên, cách duy nhất giúp bạn thành công là tạo ra một trải nghiệm thú vị chỉ có thể đến từ bạn mà thôi – chứ không phải bằng cách đi sao chép từ người khác.”

– Robert Rose

Tin tốt là, cơ hội để sáng tạo hầu như không giới hạn. Bạn có thể thêm các yếu tố tương tác vào ứng dụng di động của mình, đăng các bài trắc nghiệm lên tài khoản mạng xã hội của mình, tổ chức các hội thảo trực tuyến để hướng dẫn khách hàng tiềm năng về lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn… danh sách có thể còn dài hơn. Ngoài ra, nhiều nội dung tương tác có thể “tái sử dụng”, có nghĩa là người tiêu dùng có thể quay lại tương tác với nội dung nhiều lần.

Ví dụ về Nội dung tương tác

Đây là câu hỏi hái ra tiền! Như đã đề cập ở trên, có nhiều cách để thêm một “chạm” tương tác vào các phần nội dung bình thường ở dạng tĩnh. Mặt khác, có rất nhiều cơ hội để phát triển nội dung hoàn toàn tương tác mà chắc chắn sẽ làm hài lòng người tiêu dùng của bạn. Dưới đây chỉ là một số ví dụ về nội dung web tương tác mà bạn có thể khám phá:

Infographic tương tác. Infographic tĩnh có nhiều như lá mùa thu trên Internet rồi. Mặc dù chúng có thể hấp dẫn và hữu ích đấy, nhưng chúng vẫn là những nội dung thụ động mà nhiều người dùng sẽ lướt qua hoặc hoàn toàn bỏ qua. Ngược lại, infographic tương tác được thiết kế để thu hút người tiêu dùng, ngay cả khi đó chỉ là việc nhấp vào một nút duy nhất để xem hình ảnh hoàn chỉnh.

Máy tính và công cụ báo giá. Những kiểu nội dung tương tác này vừa thu hút, vừa thực tế. Ví dụ, nhiều công ty bảo hiểm ô tô sử dụng công cụ tương tác để cung cấp báo giá gần như ngay lập tức cho khách hàng tiềm năng. Máy tính tính toán thế chấp của NerdWallet là một ví dụ tuyệt vời khác về nội dung tương tác với khả năng cung cấp thông tin, giáo dục và thúc đẩy người dùng tham gia.

[Chú thích ngoài bản gốc: Tính toán thế chấp là công cụ giúp tính toán số tiền phải trả hàng tháng khi vay mua nhà, nó dựa trên các thông tin như số tiền vay, số tiền trả trước, lãi suất và thời gian vay. Cái này đã phổ biến ở phương Tây từ lâu, vì nhà đi mua hầu hết phải vay và nguồn vay thường từ ngân hàng.]

Trắc nghiệm. Về nội dung tương tác, trắc nghiệm và đánh giá rất hiệu quả trong việc thu hút khách hàng tiềm năng ở “giai đoạn nhận biết / awareness stage” của phễu bán hàng (sales funnel). Tại sao? Bởi vì chúng vui nhộn, dễ chia sẻ, và thậm chí có thể khuyến khích người tham gia giới thiệu bạn bè và các thành viên trong gia đình đến với thương hiệu (qua trắc nghiệm, hoặc trực tiếp).

Trò chơi hóa [Chú thích ngoài bản gốc: Trò chơi hóa nghĩa là sử dụng các yếu tố của trò chơi trong các hoạt động không phải là trò chơi để tăng cường sự tham gia và tương tác của người dùng]. Tất nhiên, trò chơi là đỉnh cao của nội dung tương tác. Mặc dù có thể không lúc nào cũng phù hợp khi xuất bản trò chơi như vậy cho người dùng của bạn, nhưng ngay cả các yếu tố trò chơi hóa đơn giản thôi trong các ngữ cảnh không phải trò chơi cũng có thể làm cho thương hiệu của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Hãy xem danh sách của chúng tôi về các thực hành tốt nhất trong trò chơi hóa để tìm hiểu thêm.

Video tương tác. Có lẽ hình thức nội dung tương tác hấp dẫn nhất xuất hiện trong vài năm qua là video tương tác – ví dụ, một câu chuyện “chọn cuộc phiêu lưu của riêng bạn” đặt người dùng vào vị trí lái xe. Mặc dù điều này thường phù hợp hơn với nội dung video dài, bạn có thể sử dụng các nguyên tắc cốt lõi để thông báo cho các quảng cáo ngắn hơn và loạt video mà bạn xuất bản. Ví dụ, video mua sắm trực tiếp (tức là các video phát trực tiếp được thiết kế để bán một sản phẩm hoặc dịch vụ theo cách thú vị, giải trí) là một cách hiệu quả để nắm bắt và giữ sự chú ý của khách hàng tiềm năng. (Chúng đã trở nên đặc biệt phổ biến kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020.)

Làm thế nào Storyly có thể giúp bạn xuất bản nội dung tương tác trên ứng dụng di động?

Không còn là bí mật nữa, chúng ta biết rằng ứng dụng di động đang trở thành một kênh tiếp thị quan trọng hơn theo thời gian. Thực tế, một nghiên cứu đã tìm thấy rằng 88% thời gian di động được dành cho ứng dụng; hơn nữa, khoảng một nửa người dùng di động mở ứng dụng ít nhất 11 lần mỗi ngày.

Điểm mấu chốt là gì? Để nâng cao trò chơi tiếp thị của bạn lên một tầm cao mới, bạn cần cung cấp nội dung tương tác cho khán giả của mình một cách tối ưu cho thiết bị di động và ứng dụng di động. May mắn thay, Storyly – một nền tảng có thể mang câu chuyện di động đến bất kỳ ứng dụng nào – chúng tôi ở đây để giúp đỡ bạn.

Ví dụ, Storyly cho phép bạn phát triển video mua sắm tương tác sẽ tương tác và chuyển đổi người dùng của bạn theo cách hiệu quả nhất có thể; và việc xuất bản những video này thông qua Storyly sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ ứng dụng của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng Storyly Studio để kết hợp một loạt các thành phần tương tác vào câu chuyện của bạn, chưa kể các trường CTA và văn bản tùy chỉnh. Dưới đây là một số ví dụ về các yếu tố tương tác mà bạn có thể thêm vào bài đăng của mình bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi:

Nút CTA. Bạn có thể thêm một nút CTA tùy chỉnh vào bài đăng câu chuyện của mình và đặt nó hầu như ở bất cứ đâu trên màn hình. Ngoài ra, bạn có thể bao gồm một tính năng cho phép người dùng vuốt lên và nhấp qua trang sản phẩm của bạn để thực hiện thao tác mua hàng.

Phản ứng biểu cảm (Emoji). Storyly cung cấp cho bạn tùy chọn thêm thanh “phản ứng biểu cảm” vào câu chuyện của bạn, để người dùng có thể cung cấp một số phản hồi cơ bản về cảm giác của họ sau khi xem quảng cáo của bạn. (Hy vọng là, bạn sẽ nhận được rất nhiều khuôn mặt cười!)

Thăm dò ý kiến. Tính năng này thường dành cho các câu hỏi “Có/Không”, nhưng đây là một cách tuyệt vời để nhận phản hồi cụ thể từ khán giả của bạn và làm cho họ tham gia nhiều hơn vào nội dung của bạn. Đây cũng là một cách tuyệt vời để tạo sự hào hứng cho một sự kiện sắp tới, hoặc thử nghiệm A/B một khía cạnh của chiến lược tiếp thị của bạn.

Câu hỏi nhiều lựa chọn. Điều này tương tự như tính năng thăm dò ý kiến (poll), nhưng lần này bạn có tùy chọn bao gồm ba hoặc nhiều lựa chọn trả lời cho người dùng của bạn. Câu hỏi nhiều lựa chọn là một cách tuyệt vời để “kích hoạt” khán giả của bạn và thậm chí có thể có chức năng như những “câu đố nho nhỏ” vui nhộn sẽ giúp tăng cường sự tham gia của người dùng.

Đếm ngược. Bạn có một ưu đãi giới hạn thời gian cho một trong những sản phẩm của mình? Bạn đang đếm ngược đến một khuyến mãi hoặc sự kiện cụ thể? Sau đó, thêm một bộ đếm thời gian ngược vào bài đăng của bạn để tạo ra sự hào hứng và thêm một cảm giác khẩn trương! (FOMO là có thật, và nó mạnh mẽ.) Làm thế nào biến nó thành một tính năng tương tác? Bạn có thể thêm một biểu tượng hình chuông vào bộ đếm thời gian ngược của mình, để khi người dùng nhấp vào biểu tượng, họ sẽ nhận được thông báo đẩy (push notifications) về chiến dịch.

Đánh giá. Bạn có bao giờ tự hỏi người dùng của mình hào hứng như thế nào về việc phát hành sản phẩm mới, hoặc lần bán hàng sắp tới? Tính năng đánh giá của Storyly trao quyền cho mỗi người dùng để cho bạn biết dựa trên một thang đo của sự tuyệt vời!

Kết luận? 

Nội dung tương tác là những gì bạn cần để nổi bật giữa đám đông – và chúng tôi có thể nâng nội dung tương tác của bạn lên một tầm cao mới. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách Storyly có thể giúp bạn cung cấp nội dung tương tác thú vị trên ứng dụng di động, hãy liên hệ ngay hôm nay!

(Bài gốc tiếng Anh: What is Interactive Content? How to Use Interactive Content? của Storyly)

Back to Top