Categories Kinh doanh online

Ý nghĩa của sự khác biệt trong phát triển sản phẩm

sự khác biệt

Youngme Moon (YM) trong cuốn sách Different / Khác Biệt có nhiều ý kiến thú vị về cạnh tranh và phát triển sản phẩm.

Điều đáng kể nhất mà mình thấy thích ở góc nhìn của bà là việc ủng hộ sự khác biệt thay vì cố gắng hoàn hảo trong mọi khía cạnh của sản phẩm.

Theo bản năng, người phát triển sản phẩm sẽ so sánh mình với đối thủ, họ đưa ra các tiêu chuẩn cần phải theo đuổi, một bảng thống kê được lập ra và tất cả đều tập trung vào cái mình yếu nhất và cố gắng cải thiện nó !!! Thật dễ hiểu.

YM nói rằng điều đó tạo ra hệ quả là sự đồng nhất, các sản phẩm đều tuyệt vời ở nhiều khía cạnh nhưng lại na ná nhau. Điều này làm cho người tiêu dùng lúng túng.

YM đưa ra nhiều ví dụ:

* Thứ nhất về sự đồng hoá của Jeep và Nissan: Jeep được định vị là xe hầm hố, còn Nissan thì ở chiều hướng ngược lại đó là đáng tin cậy, có sự chênh lệch lớn về phẩm chất giữa 2 thuộc tính này của dòng xe. Thế nhưng đó là quá khứ thôi, hiện tại chúng không còn khoảng cách xa như thế, Jeep giờ đây cũng tự nói mình an toàn và Nissan hầm hố không kém!

* Thứ hai về chất lượng các bài luận: YM đưa các bài luận và yêu cầu các sinh viên về làm (YM dạy ở trường Đại học Kinh doanh Harvard), đầu tiên bà đưa ra các tiêu chuẩn chi tiết về bài luận, thí nghiệm thứ hai bà không đưa ra tiêu chuẩn gì và chỉ nói rằng bà hy vọng nhiều ở sự cố gắng của sinh viên. Kết quả khi YM đưa ra các tiêu chuẩn, các bài viết đều dễ chấm, không ai bị điểm tệ hại, có một số bài hay những không quá xuất sắc. Còn thí nghiệm 2, YM nhận thấy có một phổ rộng hơn chất lượng của bài, có những bài rất kém, nhưng lại có những bài cực kỳ xuất sắc mà bà nói rằng chính bản thân mình cũng không tưởng tượng nổi sinh viên có thể viết được hay như vậy.

YM gọi kiểu cạnh tranh dựa trên đối thủ và các tiểu chuẩn dựng sẵn hoàn hảo này là kiểu cạnh tranh bầy đàn.

YM mô tả thêm về tính chất bầy đàn ở động vật để tìm hiểu sự tương đồng. YM lấy phát hiện của Craig Renolds (CR).

Năm 1980 CR rất quan tâm đến hiện tượng chim bay phối hợp thành đàn, ông lập trình các chú chim nhân tạo trên máy tính theo 3 quy luật đơn giản:

– tránh tụ tập và va chạm với chú chim bên cạnh
– bắt sát chú chim bên cạnh
– lướt theo vị trí trung bình của các chú chim bên cạnh

Ông nghĩ rằng mô phỏng đơn giản này khó thành công nhưng vẫn thử chạy chương trình và đã rất bất ngờ khi phát hiện những chú chim đã có thể bay theo đàn hoàn hảo mà không cần thêm dòng code nào.

YM nói phát hiện này của CR chỉ ra rằng đôi khi những cá thể trong cộng đồng tuân theo các quy luật mang tính tư lợi, thiển cận vẫn có thể khiến cả tập thể hoạt động như có vẻ rất đoàn kết và được định sẵn.

(Tham khảo: Sách Different – Khác biệt, thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh. Nhà xuất bản alphabooks và Khoa Học Xã Hội phối hợp)

Back to Top