Categories Content marketing

Cách viết bài viral: 21 gợi ý từ phân tích dữ liệu

cách viết bài viral

Khi nội dung nào đó được viral (lan toả), điều đấy không phải là do huyền bí hoặc may mắn đâu ạ.

Trên thực tế:

Theo nghiên cứu mới của chúng tôi, viral content có xu hướng bao gồm một số yếu tố cụ thể giúp thúc đẩy mọi người chia sẻ.

Ngày hôm nay, tôi sẽ đi qua lần lượt 21 yếu tố ấy dựa trên các hướng dẫn từ dữ liệu (data-driven guide) để giúp bạn có được chỉ dẫn thực tế về cách viết bài viral.


1. Sử dụng số (lẻ)

Các tiêu đề (headlines)con số làm tăng 36% lượng click theo nghiên cứu của Conductor.

tiêu đề có số làm tăng tỷ lệ click

Và theo một nghiên cứu dựa trên 150 ngàn tiêu đề phát hiện ra rằng sử dụng tiêu đề có số lẻ làm tăng 20% CTR (tỉ lệ click) so với sử dụng tiêu đề với số chẵn.

tiêu đề có số lẻ có tỷ lệ click cao hơn 20% so với tiêu đề có số chẵn

Hãy nhìn bìa tạp chí này. Bạn sẽ thấy cả tá các con số:

trang bìa một tạp chí

Các tạp chí sử dụng các con số trong tiêu đề vì lý do rất đơn giản thôi:

Nó hiệu quả.

Và bạn khó có thể tìm thấy một tiêu đề nào trên trang web Backlinko mà lại không có một số nào đấy.

Ví dụ, dưới đây là vài bài viết phổ biến của tôi qua các năm:

Viral Marketing Case Study: Làm thế nào một blog thương hiệu mới có thể tạo ra 17,584 lượt xem trong một ngày (có 5142 lượt chia sẻ)

Làm thế nào một blog thương hiệu mới có thể tạo ra 17,584 lượt xem

16 bí mật SEO Copywriting thực hành giúp tăng traffic đến trang web của bạn (3738 lượt chia sẻ)

16 bí mật SEO Copywriting thực hành giúp tăng traffic đến trang web

17 chiến lược xây dựng danh sách email thực dụng giúp tạo nhiều người theo dõi hơn ngay hôm nay (4242 lượt chia sẻ)

17 chiến lược xây dựng danh sách email thực dụng giúp tạo nhiều người theo dõi hơn

Vậy điều quan trọng nhất là gì? Các con số tạo ra nhiều click hơn. Nhưng…tại sao?

Bởi vì các con số giúp cho mọi người có cái gì đó RẤT cụ thể để tóm bắt lấy (cling). Hãy nghĩ về sự khác nhau giữa hai tiêu đề này:

“Kỹ thuật để Giảm Cân” vs “17 Kỹ thuật để Giảm Cân nhanh chóng”.

Số 17 ngay lập tức (instantly) làm cho tiêu đề có khả năng dụ dỗ (enticing) cao hơn.

Còn sự khác nhau giữa số chẵn vs số lẻ thì sao? Chắc chắn, thi thoảng tôi sử dụng số chẵn trong tiêu đề…

…nhưng hầu hết các bài đăng của tôi sử dụng số lẻ (ví dụ như 17 này, 21 này, vân vân). Giống nhưg Outbrain, tôi thấy rằng số lẻ hiệu quả hơn số chẵn một chút.


2. Sử dụng [dấu ngoặc đơn]

Trong một phân tích về hơn 3 triệu tiêu đề, Hubspot phát hiện ra rằng sử dụng [dấu ngoặc vuông] hoặc (dấu ngoặc đơn) trong tiêu đề làm tăng tỉ lệ CTR lên 38%.

tiêu đề sử dụng dấu ngoặc vuông có tỷ lệ click cao hơn

Tôi sử dụng dấu ngoặc vuông trong tiêu đề của tôi rất nhiều…

…và nó tạo ra khác biệt LỚN.

Câu hỏi là: TẠI SAO?

Dấu ngoặc vuông làm mọi người có khả năng “xem trộm trước” (sneak preview) nội dung bài viết của bạn.

Bài viết của bạn có phải là infographic không? Hay là case study? Một cuốn ebook miễn phí?

Dấu ngoặc vuông giúp mọi người biết điều đó…trước khi họ click. Ví dụ, đây là tiêu đề từ một bài viết gần đây của tôi:

tiêu đề sử dụng dấu ngoặc

(Two Step-By-Step Case Studies) nói cho mọi người biết về cụ thể điều gì tôi sẽ kể…

…điều đó làm bạn có khả năng click nhiều hơn.


3. Sử dụng URL ngắn

Sherpa Marketing phát hiện ra rằng URL ngắn thu hút click nhiều hơn 2,5 lần so với URL dài.

URL ngắn thu hút click hơn URL dài

KHÔNG có lợi ích nào khi sử dụng URL dài như thế này, domain.com/05/01/2015/10-thuc-pham-bo-duong-nhat-cho-me-moi-co-thai-3-thang-dau-tien

Và URL dài tạo ra vấn đề nếu mọi người muốn chia sẻ nó lên Twitter (mạng xã hội vốn giới hạn số ký tự có thể viết):

URL dài bị cắt ngắn trên các mạng xã hội giới hạn ký tự

#khongtot

Như bạn có thể để ý, Tôi sử dụng URL RẤT ngắn (2-3 từ) tại Backlinko:

sử dụng URL ngắn

Tại sao?

Sự thật có ba lý do:

Đầu tiên, URL ngắn giúp mọi người có khả năng cao tóm gọn nội dung của bài viết.

Thứ hai, URL ngắn và dễ thương thích hợp cho các bài đăng trên mạng xã hội.

Thứ ba, URL này thân thiện với SEO, bởi vì nó bao gồm CHỈ từ khoá nhắm đến mà thôi.

Ví dụ, bài đăng của tôi SEO onpage: Cấu trúc hoàn hảo tối ưu cho trang

Bài viết về SEO onpage

URL cho bài viết này rất đơn giản:

URL ngắn

Đơn giản nhưng hiệu quả.


4. Sử dụng URL có tính mô tả

Một nghiên cứu của Microsoft chỉ ra rằng domains đáng tin hơn tạo thêm 25% lượng clicks. Bạn chọn example.com/cute-cats hay example.com/blog/post?id=1254.

URL có tính mô tả sẽ tốt hơn

Hướng dẫn này rất đơn giản:

URL của bạn phải cho mọi người biết được nội dung tóm tắt về chủ đề…và không điều gì khác.

Một URL với nhiều rác – chẳng hạn như, example.com/postid=2891/tai-sao-ban-thay-url-nay-kho-hieu sẽ làm mọi người nhầm lẫn.

Nhầm lẫn = ít click. Ít click = ít chia sẻ.

Ví dụ đâu?

Quay trở lại một chút khi tôi xuất bản bài viết có tên: Case Study SEO trang thương mại điện tử: Xây dựng liên kết theo kiểu mũ trắng mà không có bất kỳ nội dung nào.

casestudy về xây dựng liên kết theo kiểu mũ trắng

Bài viết này là một case study cho bạn biết làm cách nào một bạn đọc của Backlinko (Chris) xây dựng backlink trang thương mại điện tử cho khách hàng của anh ấy.

Vì bài đăng tập trung vào “ecomerce SEO”, tôi chuyển nó vào URL, đơn giản vậy thôi:

Ví dụ về URL ngắn

Thêm vào đó:

Đúng là từ “Ecommerce SEO” mô tả chủ để bài đăng của tôi.

Nhưng nó cũng là từ khoá mục tiêu của tôi.

Cảm ơn URL thân thiện với SEO (và một loạt các yếu tố khác), bài đăng này giờ xếp hạng 5 cho từ khoá “ecommerce SEO”:

bài viết có thứ hạng cao trên máy tìm kiếm

5. Phần Giới thiệu = Các Câu Ngắn

Nếu bạn muốn viết một bài viral, bạn phải cho người đọc nhanh chóng hiểu được phần giới thiệu.

Mọi người chỉ đọc 28% bài đăng thôi, vì vậy bạn cần làm họ cắn câu thật nhanh.

Câu hỏi là:

LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Viết các câu ngắn thôi.

Tiến sĩ John Morkes phát hiện ra rằng, câu ngắn làm tăng khả năng dễ đọc lên đến 58%.

câu ngắn làm tăng khả năng đọc hiểu

Hãy nghĩ về điều này:

Tại sao bạn bỏ hàng TIẾNG đồng hồ để viết tiêu đề

…rồi lại có một đoạn giới thiệu không ra gì?

Điều đó thật là vớ vẩn.

Với tôi, đoạn giới thiệu của bạn quan trọng hơn so với tiêu đề.

Tại sao?

Bởi vì đoạn giới thiệu là cơ hội DUY NHẤT bạn có để cho người đọc cắn câu.

Và nếu bạn lỡ mất họ trong đoạn giới thiệu, họ sẽ KHÔNG đọc tiếp nữa (hoặc không chia sẻ nó).

Các lời giới thiệu rất tốt của Backlinko là một trong những lý do giải thích vì sao blog của tôi có “Thời gian trung bình trên trang” cao như vậy:

thông tin về thời gian trung bình trên trang

sử dụng câu ngắn là cách dễ nhất để tăng chất lượng của đoạn giới thiệu.

Để ví dụ, hãy xem đoạn giới thiệu này của tôi:

ví dụ về một đoạn giới thiệu

Xem cách tôi dùng hàng loạt các câu ngắn.

Những câu rất ngắn này là lý do tại sao “Thời gian trung bình trên trang” là trên 7 phút.

thời gian trung bình trên trang cao

Giờ nếu bạn đã thực hiện đoạn giới thiệu bằng các câu ngắn gọn, đây là lúc để chuyển sang bước kế tiếp…


6. Thêm một ảnh đầy màu sắc trên màn hình đầu tiên (Above the Fold)

Xerox phát hiện ra rằng, hình ảnh đầy màu sắc giúp làm tăng khả năng đọc tài liệu lên 80%.

hình ảnh nhiều màu sắc làm tăng khả năng đọc

Khi bạn thêm một ảnh đầy màu sắc vào đầu nội dung, bạn NGAY LẬP TỨC làm cho nội dung thêm thuyết phục (compelling).

Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn thêm một ảnh nhiều màu sắc vào đầu mỗi bài, giống như thế này:

ví dụ về một ảnh nhiều màu sắc

Và đây nữa:

ví dụ về một ảnh nhiều màu sắc khác

Mẹo: Đảm bảo ảnh của bạn không đẩy nội dung xuống dưới màn hình đầu tiên.

Dưới đây là ví dụ về ý mà tôi muốn nói:

ảnh đẩy nội dung xuống dưới màn hình đầu tiên

Bức ảnh của anh chàng đang chạy trông khá tuyệt (cool).

Nhưng nó quá lớn và đẩy nội dung xuống dưới màn hình đầu tiên.

Và người đọc của bạn phải cuộn chuột để đọc dòng số #1, bạn sẽ thấy tỉ lệ thoát trang tăng lên nhiều khi kiểm tra Google Analytics vào lần tới.

Thay vì sử dụng ảnh quá khoa trương (overbearing), căn lề ảnh trái hoặc phải giống như thế này:

một ví dụ về cách sử dụng ảnh tốt hơn

Đây là cách bạn vẫn có được sức mạnh của ảnh nhiều màu sắc…mà không che mất nội dung.


7. Có ảnh = Nhiều chia sẻ

Nghiên cứu của Skyword phát hiện ra rằng nội dung văn bản với ít nhất một ảnh tạo ra thêm 94% lượt xem trên mạng xã hội.

có ảnh sẽ giúp nhận được nhiều chia sẻ hơn

Điều này không có gì bất ngờ.

Ngay cả khi Skyword phát hiện ra chỉ một ảnh cũng đã hơn không có ảnh nào…

…đừng xấu hổ nếu bạn sử dụng nhiều ảnh trên mỗi bài đăng.

Bởi sự thật đơn giản này: mọi người YÊU các bức hình.

Chúng thuyết phục hơn từ ngữ (một bức ảnh bằng cả ngàn lời nói).

Và chúng chia nội dung của bạn ra giúp dễ đọc hơn.

Đó là lý do vì sao cứ khoảng 200 từ tôi lại có ít nhất một ảnh vào bài đăng của mình:

bài viết nên có nhiều ảnh

8. Có ảnh = Tăng sự tin cậy

Theo nghiên cứu của Đại học Claremont chỉ ra các bức ảnh – dù là bất cứ ảnh nào – làm tăng sự tin cậy cho nội dung lên 75%.

có ảnh làm tăng sự tin cậy

Kết quả từ nghiên cứu này quả THỰC rất thú vị.

Đây là cách họ thực nghiệm:

Các nhà nghiên cứu đưa cho người xem hai phiên bản của cùng một câu.

Trong phiên bản #1, chỉ bao gồm văn bản mà thôi, cụ thể thế này:

Mona Lisa không có lông mày

(Nhân tiện, đây là các hình ảnh thực tế tôi lấy từ nghiên cứu)

Phiên bản #2 cũng cùng câu đó nhưng kèm thêm ảnh này:

Mona Lisa không có lông mày - kèm thêm ảnh

Thật ngạc nhiên, những người thấy câu #2 có thêm 75% sự tin tưởng.

Nhân tiện tiếp, Mona Lisa có lông mày (eyebrows)…Tôi đã nhìn rồi 🙂

Lời bàn của người dịch: nội dung thứ hai tạo ra sự tin tưởng hơn khá dễ hiểu, tuy nhiên kết luận trên có nói là bất kỳ ảnh nào cũng tạo ra sự tin tưởng thông qua thí nghiệm trên thì có phần gượng ép.

Bởi vì ảnh của Mona Lisa dù rất mờ (chẳng thể làm bằng chứng gì rằng cô ấy có lông mày hay không), nhưng rõ ràng là bức ảnh có liên quan đến văn bản.

Đây là điều cần nắm bắt từ nghiên cứu này:

Mọi người không chia sẻ nội dung trừ khi họ nghĩ là nó đáng tin cậy.

Và khi bạn đưa hình ảnh vào – bất cứ ảnh nào – bạn làm cho nội dung đáng tin hơn.

Trong thực tế:

Bất cứ khi nào tôi sử dụng thống kê trong bài viết, tôi đều bao gồm ảnh chụp màn hình. Ảnh chụp màn hình làm con số thống kê của tôi đáng tin hơn.

Vì vậy thay vì nói, “Tôi tăng lượng truy cập lên 111%” và bỏ nó đấy…

….Tôi sẽ đưa ra ảnh chụp màn hình Google Analytics của tôi:

ví dụ về ảnh chụp màn hình để hỗ trợ cho thông tin thuần túy

Nhưng nếu bạn không ở trong ngành mà ảnh chụp màn hình mang nhiều ý nghĩa thì làm thế nào bây giờ?

Nên nhớ:

BẤT KỲ ảnh nào cũng có tác dụng.

Giả dụ bạn muốn thuyết phục mọi người là quả việt quất giúp giảm nguy cơ ung thư. Bạn hãy cho một bức ảnh của quả việt quất kết hợp với văn bản:

ví dụ về quả việt quất có khả năng làm giảm ung thư

9. Sử dụng hình ảnh chuyên nghiệp

Chất lượng hình ảnh tạo ra khác biệt lớn. Theo một nghiên cứu nội bộ của Sherpa Marketing thì ảnh chuyên nghiệp giúp gia tăng 121% lượt chia sẻ trên Facebook so với ảnh “bán chuyên / semi-professional”.

ảnh chuyên nghiệp thì tốt hơn

OK, OK.

Tôi vừa mới nói là BẤT KỲ ảnh nào cũng làm tăng tin tưởng, và vì thế làm tăng chia sẻ trên mạng xã hội.

Nhưng tôi chưa tiết lộ thêm điều này: ảnh chất lượng cao tạo ra khác biệt LỚN.

Theo kinh nghiệm của tôi, “chất lượng” có nghĩa là ba thứ:

  1. Bức ảnh hợp với chủ đề.
  2. Không phải loại ảnh chất lượng bạn đi mua nhưng thiếu thuyết phục (các ảnh stock hay bán trên mạng-chú thích của người dịch). Lưu ý không phải ảnh cứ có giá thấp hoặc miễn phí là có chất lượng thấp (một kiểu định kiến).
  3. Ảnh có độ phân giải cao (hight-res).

Nếu bức ảnh của bạn đáp ứng cả 3 tiêu chuẩn trên, hãy thoải mái sử dụng chúng trong bài đăng của mình.


10. Bạn muốn bài viết được chia sẻ nhiều hơn? Hãy xuất bản nội dung dài vào

Giáo sư tiến sĩ Jonah Berger phát hiện ra rằng nội dung dài hơn có khả năng được viral tăng thêm 76,8%. Và mục tiêu ít nhất là 1500 từ cho mỗi bài đăng.

nội dung dài hơn làm tăng khả năng được viral

Đây là điều rất quan trọng.

Theo kinh nghiệm của tôi, nội dung dài ĐÁNH BẠI hoàn toàn nội dung ngắn.

Đó là lý do vì sao hầu hết các bài viết của tôi có số lượng từ khiếp đến vậy:

số lượng từ của bài viết

Và đây nữa:

số lượng từ của bài viết tiếp

Có lý do xứng đáng để tôi xuất bản nội dung dài:

Nó đem lại thành quả!

Không chỉ là bạn nhận được nhiều chia sẻ trên mạng xã hội hơn, mà nội dung dài còn cho thấy xu hướng xếp hạng cao hơn ở trang đầu của Google:

Nội dung dài có xu hướng có thứ hạng tốt hơn

11. Sử dụng “hình ảnh đại diện”

Thiết lập hình ảnh đại diện (featured image) giúp đảm bảo bài chia sẻ trên mạng xã hội của bạn luôn có ảnh. Chia sẻ trên mạng xã hội có ảnh giúp tăng 150% lượng retweet trên Twitter và tăng 53% lượng Like trên Facebook.

ảnh làm tăng lượng retweet
ảnh làm tăng lượng like

Bài đăng trên mạng xã hội có ảnh dễ thu hút sự chú ý hơn.

Nhiều chú ý hơn = Nhiều chia sẻ hơn.

Và bạn có thể dễ dàng làm cho bài đăng của mình có ảnh…

…với chỉ 18 giây làm việc thôi.

Làm như thế nào? WordPress có tính năng “Featured Image”.

thiết lập ảnh đại diện

Đơn giản là bạn click vào “set featured image”:

chọn ảnh đại diện

Và chọn ảnh thu hút sự chú ý (attention-grabbing) từ bài đăng của bạn.

chọn ảnh thu hút sự chú ý

Khi ai đó chia sẻ bài đăng của bạn trên mạng xã hội, ảnh của bạn sẽ tự động xuất hiện:

ảnh đại diện trên mạng xã hội

12. Có infographic

Dữ liệu từ BuzzSumo cho thấy infographic có lượt chia sẻ trên mạng xã hội nhiều hơn 2,3 lần so với bài viết dạng làm như thế nào (how-to posts).

bài viết dạng infographic có nhiều chia sẻ hơn

Infographic đã chết?

HA HA HA!

Giống như bất kỳ nội dung nào – nếu bạn muốn infographic trở thành viral – bạn cần thực sự bỏ công.

Nói cách khác:

Biến một bài viết không hoàn chỉnh kiểu như “5 mẹo cho marketing trên Twitter” sang dạng infographic sẽ không có phép kỳ diệu nào biến nó thành kẻ chiến thắng cả.

Nhưng nếu bạn có một chủ đề có tính đồ họa cao (hight-visual topic), infographic có thể đẩy nó lên một đẳng cấp mới.

Trên thực tế, có hai infographic tôi tạo ra trong những năm gần đây…

…tôi sẽ cho bạn xem dữ liệu chứng tỏ chúng hiệu quả như thế nào.

Infographic #1: On-Page SEO: Cấu trúc hoàn hảo tối ưu cho trang

Infographic là một trang các dạng nội dung rất thu hút

(4746 lượt chia sẻ & có 348 tên miền liên kết tới)

Infographic #2: 200 yếu tố thăng hạng của Google (phiên bản Infographic)

Một infographic chất lượng khác

(5765 lượt chia sẻ trên mạng xã hội & 189 tên miền trỏ đến)

Vậy điều quan trọng nhất là gì?

Infographic VẪN hiệu quả. Nhưng để nó được viral, bạn cần tạo ra thứ gì đó thật tuyệt vời (lời người dịch: ối zời – cái gì tuyệt vời chả dễ viral hơn nhỉ!)


13. Để các nút chia sẻ ở trên màn hình đầu tiên (Above the Fold)

Một nghiên cứu của Google chỉ ra rằng, các thành phần nằm trên màn hình đầu tiên được thấy nhiều hơn 58% so với việc bị đẩy xuống dưới.

nội dung ở màn hình đầu tiên được thấy nhiều hơn 58%

Có một trò chơi mà tôi thấy nhiều blogger chơi với người đọc của họ…

Đó là: “Tìm nút chia sẻ”.

Và nó GIẾT CHẾT khả năng tạo ra chia sẻ.

Tôi thì sao?

Tôi đưa nút chia sẻ nơi bạn không thể bỏ lỡ nó được.

Không chỉ hiển thị nổi bật (prominently) trên màn hình đầu tiên:

nút chia sẻ hiển thị ở màn hình đầu tiên

Nút chia sẻ còn bám theo bạn khi bạn cuộn trang xuống:

vẫn tiếp tục bám theo khi bạn cuộn chuột xuống

Đây là điều cần rút ra:

Nếu ai đó cần hơn nửa giây để tìm thấy nút chia sẻ, hãy để nó ở chỗ nổi bật hơn đi.


14. Tạo ra cảm xúc

Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Marketing Reserch cho thấy nội dung tạo ra các cảm xúc như awe (từ khó dịch nên mình để nguyên), bất ngờ – surprise hoặc giận dữ – anger tạo ra hơn 28% khả năng viral.

(Lời người dịch: theo từ điển Cambridge, awe chỉ đến cảm xúc tôn trọng lớn mà đôi khi là sự pha trộn giữa sợ hãi hoặc bất ngờ. Cảnh núi non hùng vĩ, đẹp dưới ánh mặt trời sắp tắt có thể cho bạn cảm giác awe)

nội dung tạo ra cảm xúc

Nếu bạn muốn nội dung được viral, đây là điều bạn cần ghi nhớ:

“Chia sẻ nội dung có cảm xúc”

Nói cách khác, càng nhiều cảm xúc bạn khuấy động ai đó, bạn càng có khả năng được họ chia sẻ.

Và tiến sĩ Berger phát hiện ra 3 cảm xúc đặc biệt sau – awe, bất ngờ và giận dữ – kích thích chia sẻ nhiều nhất.

Đây là ví dụ thực tế về bài viết nhấn vào cả ba cảm xúc này:

200 yếu tố thăng hạng của Google: Danh sách đầy đủ:

200 yếu tố thăng hạng của Google

Bởi vì bài đăng làm khuấy động cảm xúc của mọi người, nó tạo ra đến 12,347 lượt chia sẻ và 935 tên miền trỏ về.

Cùng đào sâu các cảm xúc từ bài đăng này.

Cảm xúc thứ #1: Awe

Như tôi đã đề cập ở mục số #10 trong danh sách này, nội dung dài làm mọi người có cảm giác “awe”.

Và hãy để ý bài viết vừa nêu, nó có đến 5600 từ, chắc chắn phù hợp với tiêu chí dài.

nội dung dài

Ngoài ra, tôi không chỉ liệt kê các yếu tố xếp hạng.

Tôi còn thêm vào đoạn mô tả ngắn gọn cho mỗi yếu tố trong danh sách.

mô tả ngắn gọn cho mỗi danh sách

Về mức độ chi tiết điên rồ = nó tạo ra nhiều awe.

Cảm xúc thứ #2: Bất ngờ

Sự thật là khi ai đó ngồi xuống và liệt kê 200 yếu tố xếp hạng đã làm rất nhiều người bất ngờ.

cảm xúc bất ngờ

(Tôi thậm chí còn bất ngờ với chính bản thân mình. Bài viết này mất NHIỀU TUẦN LỄ để tổng hợp lại)

Cảm xúc thứ #3: Giận dữ

Tôi không có dự định làm bất kỳ ai khó chịu với bài viết Các yếu tố Xếp hạng trên Google của mình.

Nhưng bạn không biết người dùng trực tuyến có thể phản ứng thế nào…

Thậm chí tôi đã tuyên bố rõ ràng (clearly stated) các yếu tố xếp hạng vẫn “gây tranh cãi/controversial” và “mang tính suy đoán/speculation”…

các yếu tố xếp hạng không hoàn toàn chắc chắn

…một số người vẫn không hiểu điều đó.

cảm xúc giận dữ

Trên thực tế, nhiều người giận dữ chia sẻ bài viết của tôi chỉ để nói, “Tôi ghét bài này!”.

Và “các chia sẻ căm ghét đó” làm tôi có nhiều traffic hơn 🙂


15. Đề cập đến người có ảnh hưởng

Vâng, bạn lúc nào cũng phải hướng nội dung đến khách hàng mục tiêu.

Nhưng đừng quên liên kết đến người có ảnh hưởng trong bài đăng của bạn (và làm thế nào để họ biết điều đó nữa). Nghiên cứu của trường Đại học Columbia chỉ ra rằng, để nội dung của bạn được chia sẻ, người có ảnh hưởng chia sẻ nó là yếu tố rất quan trọng (critical). Bởi vì khi những người này chia sẻ nội dung của bạn lên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube…cơ hội để nội dung của bạn được viral sẽ tăng cao lên.

Đây là bí mật để người có ảnh hưởng chia sẻ nội dung của bạn với người theo dõi họ.

Làm họ cảm thấy tuyệt vời.

Có bằng chứng nào về cách tiếp cận này sẽ thực sự hiệu quả không?

Quay lại thời điểm khi tôi xuất bản case study tiết lộ cách Jimmy tạo ra 36,282 người xem và 1000 email theo dõi từ một bài viết đơn lẻ.

chia sẻ về case study tạo ra nhiều người đọc và chia sẻ

Trong case study này tôi đã chỉ ra một trong các lý do chính khiến bài đăng của Jimmy được viral là vì anh ấy đề cập đến rất nhiều người có ảnh hưởng trong bài viết.

Nhưng anh ấy không chỉ đề cập đến người có ảnh hưởng và coi như là đã xong việc. Anh ấy còn tiếp cận để họ biết nó nữa.

Nếu bạn hiếu kỳ, đây là email Jimmy gửi cho những người có ảnh hưởng để họ biết mình được nhắc đến trong bài đăng:

gửi thư tiếp cận

Và đây là ví dụ về một trong các phản hồi nhận được:

phản hồi nhận được

Khá là tuyệt phải không?


16. Đăng bài viết trong khoảng từ 8 giờ sáng đến 12h trưa

Shareaholic phát hiện ra rằng 27% tất cả các lượt chia sẻ xảy ra từ 8h sáng đến 12h trưa (16,7% thời gian của cả ngày chiếm đến 27% chia sẻ).

khung thời gian nhận được nhiều lượt chia sẻ nhất

Tôi thấy rằng khoảng thời gian từ 8h sáng đến 12h trưa là thời điểm ngọt ngào để tối đa hóa lượng chia sẻ từ bài đăng mới trên blog.

Có một lý do đơn giản tại sao thời gian này lại hoạt động tốt:

8h sáng – 12h trưa là khoảng thời gian mà cả thế giới đều thức.

Ví dụ, bây giờ là 11h sáng ở phía Đông Hoa Kỳ, nó tương ứng với:

Giờ Thái Bình Dương (Hoa Kỳ): 8h sáng

Trung Tây (Hoa Kỳ): 10h sáng

Châu Âu / Châu Phi: 5h chiều

Châu Á: 11h tối

Bởi vì tôi có người đọc khắp thế giới, tôi có xu hướng xuất bản bài đăng vào lúc 8h sáng.

Với cách này, ai cũng có cơ hội đọc nó.


17. Sử dụng Hastags

Dan Zarrella phân tích 1,2 triệu tweets và phát hiện ra rằng hashtag – chứa trong tweets thúc đẩy lượng retweets lên 55%.

hastags làm thúc đẩy lương retweet

Không có nhiều điều tôi có thể bổ sung ở phần này.

Khi bạn tìm ra cách đơn giản để tăng lượng retweet lên 55%, bạn phải thực hiện nó bất kỳ lúc nào có thể được.

Và thêm hastags vào tweets không thể đơn giản hơn được nữa.

Nếu bạn sử dụng Yoast SEO plugin, đơn giản chỉ cần click vào tab “share”…

Yoast SEO hashtag

…và thêm một hoặc hai hastag vào trường “Mô tả dành cho Twitter”.

thêm mô tả hastag

18. Sử dụng các đoạn dễ đọc lướt

Giống như các câu ngắn, tiêu đề phụ (con) và dạng danh sách. Tiến sĩ Jakob Nielson khám phá ra rằng các nội dung có khả năng “đọc lướt” (scannable) trên thế giới trực tuyến làm tăng khả năng đọc lên 47%.

nội dung có khả năng đọc lướt

Tôi sẽ thừa nhận điều đó. Tôi là một kẻ cần cù trong việc tạo nội dung RẤT dễ đọc.

Bởi vì sự thật là:

Nếu nội dung của bạn khó đọc, mọi người sẽ không đọc nó.

Đó là lý do tại sao tôi chỉ viết 1-2 câu mỗi đoạn:

viết những câu ngắn

Và rất nhiều tiêu đề phụ:

viết nhiều tiêu đề phụ

Và cả dạng danh sách:

bổ sung dạng danh sách

Tôi khuyên bạn cũng nên làm điều tương tự.

Bởi vì khi bạn thêm tất cả các điều trên, nội dung của bạn sẽ rất dễ đọc (và lướt).


19. Có tính thực hành cao

Tiến sĩ Jonah Berger phát hiện ra rằng, các bài viết có tính thực hành cao (highly-practical) có khả năng nhận được nhiều hơn 34% khả năng viral.

nội dung có tính thực hành cao dễ nhận được viral hơn

Lúc đầu điều này khó được tôi chấp nhận, nhưng nó là sự thực…

Mọi người không quan tâm bạn nghĩ điều gì.

Chắc chắn rồi, nếu bạn là một người có ảnh hưởng với hàng triệu người theo dõi, bạn có thể trốn chạy với bài blog kiểu như: “Hãy bắt đầu SEO Content Marketing từ bây giờ”.

Nhưng nếu bạn không có lượng người theo dõi lớn?

Nội dung của bạn cần có tính ứng dụng rất cao (insanely actionable).

Tôi xây dựng Backlinko từ zero tới 100 ngàn người xem / tháng dựa trên các bài đăng blog có tính thực hành rất cao.

Nội dung của tôi có tính “có thể áp dụng ngay”.

có tính thực hành cao 1
có tính thực hành cao 2
có tính thực hành cao 3

Điều quan trọng nhất là:

Nếu bạn muốn bài đăng của mình viral hãy đảm bảo rằng nó có tính thực hành cao.


20. Các thẻ dùng trong SEO = Quảng cáo Adwords

Quảng cáo Adwords được thiết kế để tối đa hóa lượng clicks. Hãy dựa vào tiêu đề SEO và thẻ mô tả (description tags) trên quảng cáo Adwords để tối đa hóa lưu lượng truy cập từ máy tìm kiếm.

Khi nội dung của bạn hiện ra trên máy tìm kiếm hoặc mạng xã hội, có hai khả năng có thể xảy ra:

Thứ #1: Mọi người click vào kết quả của bạn

Thứ #2: Mọi người click vào điều gì đó khác

Để nội dung của bạn được lan tỏa, bạn cần tối đa hóa lượng click vào bài đăng.

Và làm điều đó thế nào?

Bạn cần có thẻ tiêu đề và thẻ mô tả thuyết phục (compelling).

Nhưng làm thế nào bạn biết được cần thêm cái gì vào thẻ tiêu đề và mô tả?

Dễ thôi: đơn giản là xem cách người khác sử dụng quảng cáo Adwords.

Học hỏi từ quảng cáo của người khác

Nên nhớ rằng tỉ lệ click (click through rate) tạo ra đến 70% điểm chất lượng (Quality Score) của Google Adwords.

(Nói cách khác: CTR càng cao, Điểm Chất Lượng càng cao)

Vì vậy bạn có thể tin là các nhà quảng cáo đã làm việc rất vất vả (work their tails off) để tối ưu hóa CTR của họ.

Và khi bạn sử dụng các đoạn thông tin lấy từ đấy để đưa vào các thẻ meta, bạn đã có sẵn kết quả mà nhiều người ưa thích click vào (lời người dịch: kiểu ăn sẵn đấy ạ, họ đã tối ưu, giờ bạn chỉ bắt chước – nên như thế chứ đừng sao chép hoàn toàn).

Ví dụ, giả định bài đăng của bạn là về “app marketing”.

Bạn đơn giản là tìm trên Google từ khóa “app marketing”:

tìm kiếm từ khóa trên Google

Và sử dụng các từ và cụm từ được hiển thị trên quảng cáo Adwords…

cụm từ hiển thị trên quảng cáo

…trong thẻ tiêu đề và thẻ mô tả.

đưa nội dung quảng cáo vào thẻ tiêu đề & thẻ mô tả

21. Hỏi mọi người để nhận thêm chia sẻ

Thêm lời kêu gọi hành động (CTA – Call To Action) ở cuối mỗi bài…và viết nó theo xu hướng cá nhân hóa.

Hubspot phát hiện ra rằng lời kêu gọi được tùy biến như “Chia sẻ các mẹo giảm cân này” hiệu quả hơn đến 42% so với CTA chung chung (generic CTAs) kiểu “Chia sẻ bài đăng này”.

lời chia sẻ có tính cá nhân hóa hơn

Bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng lượt chia sẻ và bình luận bạn nhận được chỉ bằng cách đơn giản là hỏi mọi người về điều đó.

Đấy là lý do vì sao tôi thêm lời kêu gọi (CTA) “để lại bình luận” ở cuối mỗi bài đăng.

Lấy ví dụ, tôi vừa mới xuất bản bài viết giúp mọi người cách tăng lưu lượng truy cập.

bài viết về cách giúp mọi người tăng lượng truy cập

Và tại cuối bài viết, tôi đưa vào lời kêu gọi hành động được tùy biến rất cao (hyper-targeted CTA):

lời kêu gọi hành động được tùy biến cao

Bạn lưu ý là tôi không viết điều gì đó chung chung kiểu như “để lại một bình luận”.

CTA cần phải RẤT cụ thể với những gì mọi người vừa mới đọc xong.

Giống như những gì Hubspot phát hiện, tôi thấy rằng CTA hướng đích cao hoạt động RẤT HIỆU QUẢ.

Trên thực tế, bài đăng này có trên 400 comment.

số lượng bình luận

Trong ví dụ này, CTA của tôi có mục đích là để lại bình luận.

Nhưng quy luật tương tự cũng áp dụng cho chia sẻ trên mạng xã hội.

Ví dụ thực tế thì thế nào?

Quay trở lại khi tôi đăng bài Hướng dẫn Đầy đủ cho Xây dựng Liên kết, tôi bao gồm cả CTA hướng đích để mọi người tweet nó:

lời yêu cầu chia sẻ

Khi ai đấy click vào đường link này, một tweet chuẩn bị sẵn xuất hiện:

lời chia sẻ chuẩn bị sẵn

Và với CTA hướng đích sâu sẽ tạo ra NHIỀU chia sẻ hơn so với tôi nói một cái gì đó kiểu chung chung như “chia sẻ bài viết này”.


Đây là điều cần làm tiếp theo (“Bài tập về nhà” của bạn)

Điều rất quan trọng với tôi là bạn không lướt qua hướng dẫn này và đẩy nó lên Facebook là coi như xong chuyện.

Tôi muốn bạn thực sự áp dụng thông tin này.

Nếu bạn muốn có file PDF dùng để checklist danh sách này mỗi khi làm việc, hãy truy cập bản gốc tiếng Anh của bài và tải nó về nhé.

(Dịch từ bài viết Viral Content: 21 Data-Driven Techniques That Work Fast của Brian Dean – website Backlinko – Người dịch: Nguyễn Đức Anh)

Comments are closed.

Back to Top