Categories Content marketing

Viết kiểu kim tự tháp lộn ngược là gì?

viết kiểu kim tự tháp lộn ngược

Viết theo kiểu Kim Tự Tháp Lộn Ngược (Inverted Pyramid style) đem lại nhiều lợi ích cho người đọc của bạn, vì vậy đây là kiểu viết mà những người làm nội dung cho web cần học.


Kim Tự Tháp Lộn Ngược là gì?

Trong nghề làm báo, đây là phương thức bắt đầu nội dung với phần kết luận trước và được gọi là kiểu Kim Tự Tháp Lộn Ngược. Đôi khi nó được gọi là “Front-Loading/Tải Trước”, nghĩa là bạn phải đưa những thông tin quan trọng nhất lên đầu.

Kiểu viết này trên web hoặc tin tức có nhiều lợi ích:

  • Người đọc có thể nhanh chóng đánh giá được là họ có muốn đọc toàn bộ bài viết không;
  • Người đọc có thể ngừng đọc ở phần nào đó nhưng vẫn nắm được ý chính của bài viết;
  • Bằng cách bắt đầu với kết luận, các câu đầu tiên trên trang web sẽ chứa những từ khoá liên quan nhất, do vậy sẽ tốt cho SEO;
  • Bằng cách đưa nội dung quan trọng lên trước mỗi đoạn, bạn cho phép người đọc lướt qua các câu đầu tiên của mỗi đoạn để nhanh chóng tóm lược nội dung cả bài viết;

Bắt đầu với kết luận trước

Các nhà báo được dạy viết các bản tin bằng cách sử dụng cấu trúc kim tự tháp đảo ngược. Họ “tải trước/front-load” câu chuyện của họ, đưa ra các phần bản chất và đáng chú ý nhất trước, và theo sau đó là thông tin hỗ trợ hoặc giải thích theo thứ tự quan trọng giảm dần.

Thông tin ít quan trọng nhất ở cuối bài viết. Kiểu viết này cho phép người đọc báo lướt thông tin cập nhật; họ có thể chọn đọc chỉ một phần bài viết vì họ biết thông tin họ bỏ lỡ ở phần cuối không quan trọng như thông tin ở phần đầu.

Kiểu viết này cũng có lợi thế ở việc cho phép người biên tập cắt bỏ phần cuối của bài viết để câu chuyện phù hợp với yêu cầu về không gian trên các trang báo. Khi thông tin ít quan trọng nhất ở cuối, bài viết có thể dễ dàng được thu gọn lại mà người biên tập không phá vỡ cấu trúc của câu chuyện.

“front-loading” khác với kiểu bạn được dạy trong trường trung học hoặc trường đại học về cách viết tiểu luận. Để viết tiểu luận, bạn bắt đầu với đoạn giới thiệu và bạn xây dựng dần (build up) đến phần kết luận. Để viết nội dung hiệu quả trên web, bạn cần làm điều ngược lại, đi đến kết luận ngay lập tức.

Phong cách này đòi hỏi cách cận rất trực tiếp. Nếu bạn nói theo cách này nó có thể được coi như không được sắc sảo (considered blunt) và có thể hơi thô (little rude). Nhưng đó là phong cách mà người dùng internet thích. Vì vậy hãy trực tiếp. Hãy nêu điều quan trọn trước, sau đó mới giải thích nó.


Đừng để mất người xem

Bằng cách sử dụng “front-loading” cho nội dung của bạn, bạn có khả năng giữ người đọc trên trang tốt hơn.

Người dùng internet thời kỳ này là những người thiếu kiên nhẫn chờ đợi kết quả. Nếu họ không nhanh chóng và dễ dàng đánh giá được bài viết của bạn có những điểm hấp dẫn nào, họ sẽ rời khỏi trang web và tìm kiếm nội dung thay thế hay hơn với họ.


Làm thế nào viết được nội dung theo kiểu kim tự tháp lộn ngược

Đối với cả bài viết:

Viết nội dung tóm tắt ngắn gọn hoặc tổng quan về bài viết trong vài dòng. Bạn nên thêm các từ khoá quan trọng nhất trong phần tóm tắt và đưa nó vào phần đầu của bài viết. Điều này cho phép người dùng nhanh chóng đánh giá bài viết của bạn có chủ đề gì, và giúp máy tìm kiếm xác định được từ khoá quan trọng nhất của bạn.

Đối với mỗi đoạn:

  1. Giới hạn mỗi đoạn cho một ý tưởng chính.
  2. Bắt đầu mỗi đoạn với điểm chính hoặc phần kết luận trong một hoặc hai câu đầu.
  3. Rồi sau đó mới giải thích ý chính.

Bằng cách làm điều trên, bạn cho phép người đọc lướt toàn bộ bài viết và có cái nhìn tổng quan thông qua việc đơn giản là đọc một hoặc hai câu đầu mỗi đoạn. Họ còn có thể đọc quét nội dung của bạn, tìm kiếm những điểm điểm hấp dẫn, chứ không cần đọc từ đầu đến cuối.

Đối với tiêu đề:

Bắt đầu tiêu đề với từ quan trọng trước. Các từ đầu tiên cần truyền đạt chủ đề (communicate the subject matter) và thu hút mắt người đọc. Các tiêu đề phụ tốt của mỗi đoạn sẽ giúp người đọc lướt và quét toàn bộ bài viết để tìm kiếm các điểm hấp dẫn.

(Dịch từ bài viết Inverted Pyramid Style của Jana Brech, trang webwisewording)

Back to Top