Categories Content marketing

Video marketing là gì? Và hướng dẫn cách làm từ A tới Z (kèm nhiều video minh họa)

camera quay video

Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm vững nghệ thuật video marketing hiệu quả thông qua các video, template (mẫu dàn trang bố cục trình bày), thủ thuật và tài liệu dưới đây.

Các thương hiệu cần có một chiến lược video marketing — ý tưởng này thì không phải là điều gì mới mẻ cả. Điểm mới nằm ở chỗ, ngày nay video đã trở nên rất quan trọng trên mọi kênh (channel) và nền tảng (platform).

Video không còn chỉ là một mảnh ghép trong kế hoạch marketing tổng thể (overall marketing plan) của bạn nữa. Nó nằm ở tâm điểm phạm vi ảnh hưởng cùng những hoạt động chiến dịch tiếp thị… đặc biệt là trong chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội (social strategy) của bạn.

Video đã hoàn toàn chiếm thế thượng phong trong cộng đồng. Theo một báo cáo Khảo sát của HubSpot gần đây, bốn trong sáu kênh hàng đầu nơi người tiêu dùng toàn cầu xem video là các kênh xã hội (social channels). Ngoài ra, gần đây một giám đốc Facebook đã dự đoán rằng nền tảng này sẽ hoàn toàn là video trong chưa đến 5 năm nữa.

Facebook bắt kịp YouTube

 

Tại sao điều này lại quan trọng? À thì, nếu bạn không định làm video, bạn sẽ dễ bị tụt lại phía sau đấy. Thế nhưng, đừng lo lắng quá. Với đa số các video, chúng trông càng đơn giản và thô sơ, thì nội dung càng có vẻ thật… và đó mới là cái thực sự quan trọng đối với người xem (audience).

Tin vui là sản xuất video giờ đây tiết kiệm chi phí hơn bao giờ hết – bạn có thể quay video chất lượng cao 4K bằng smartphone của mình.

Thế nên … làm video so với ngày xưa đã rẻ đi và dễ hơn nhiều, nhưng giữa dụng cụ quay phim đến ánh sáng rồi phần mềm chỉnh sửa, thì chủ đề video marketing dường như có thể vẫn khá là phức tạp. Đó là lý do tại sao chúng tôi tổng hợp cẩm nang hướng dẫn này.

Bạn hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu mọi điều cần biết về chiến lược video marketing, hoặc dùng các link bên dưới để nhảy đến phần cụ thể.

[dropshadowbox align=”none” effect=”lifted-both” width=”auto” height=”” background_color=”#ffffff” border_width=”1″ border_color=”#dddddd” ]

Bạn có biết: video cũng như các nội dung đa phương tiện khác như infographic cũng đóng góp giá trị đáng kể trong SEO. Xem thêm các bài:

[/dropshadowbox]

Tại sao bạn cần tập trung vào Video Marketing năm 2019

Năm 2016 chứng kiến làn sóng phổ biến của video với tư cách là một hình thức tiếp thị nội dung. Năm 2017 ghi nhận video tăng trưởng vươn đến vị trí hàng đầu trong danh sách chiến thuật marketing của bạn.

2018 đã thấy những gì? Tóm lại, 2018 đã biến video từ một chiến thuật marketing đơn độc thành một chiến lược kinh doanh toàn phần (entire business strategy).

Năm 2019 có ý nghĩa gì đối với video marketing? Năm 2019 là năm cho video như một cách tiếp cận kinh doanh toàn diện (holistic business approach), có nghĩa là nội dung video sẽ được sản xuất bởi tất cả các nhóm theo cách trò chuyện, ứng dụng cao và có thể đo lường được.

Theo một báo cáo từ Khảo sát của HubSpot, hơn 50% số người tiêu dùng muốn xem video từ các nhãn hiệu … nhiều hơn bất cứ loại nội dung nào khác.

với thương hiệu người ta thích xem video hơn

Video cũng có nhiều ích lợi hơn ngoài việc chỉ để giải trí. Video trên các trang đích có khả năng tăng 80% tỉ lệ chuyển đổi và chỉ cần nhắc đến từ “video” trong dòng tiêu đề thư điện tử của bạn cũng tăng 19% tỉ lệ mở thư, 90% số khách hàng cũng cho biết video giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.

Nhưng video không chỉ làm biến đổi phương thức doanh nghiệp tiếp thị cùng với cách khách hàng mua sắm; mà nó còn cách mạng hóa cách thức nhân viên kinh doanh kết nối cùng chuyển đổi khách hàng tiềm năng cách nhóm dịch vụ hỗ trợ và làm hài lòng khách hàng. Tóm lại, video cực kỳ hữu ích xuyên suốt toàn bộ bánh đà (flywheel) – không phải chỉ để nâng cao nhận thức thương hiệu mà thôi.

Video có thể là một công cụ đa năng dành cho nhân viên kinh doanh sử dụng xuyên suốt toàn bộ hành trình mua sắm của khách hàng, và nó có thể làm được nhiều hơn ngoài việc tăng thu hút khách hàng. Các phân tích giai đoạn kết thúc phía sau (backend analytics) cũng giúp nhân viên kinh doanh thẩm duyệt xác định đủ điều kiện và ưu tiên những khách hàng tiềm năng lạnh lùng hay lãnh đạm.

Với nhóm dịch vụ cũng có vô vàn lựa chọn – video hướng dẫn khách hàng làm quen sử dụng sản phẩm (onboarding video), video căn cứ trên kiến thức (knowledge-based video), video giao lưu nhóm (meet the team video), gọi video hỗ trợ (support video call), và các câu chuyện khách hàng chỉ là vài cách mà video có thể tạo ra trải nghiệm chăm sóc khách hàng chu đáo và mang nhiều tính cá nhân hóa hơn.

Cuối cùng, 2018 đã chứng kiến người xem có khuynh hướng thích video thô và thật. Theo Khảo sát HubSpot, người tiêu dùng và khách hàng thực sự thích video chất lượng thấp, “chân thật” hơn so với video chất lượng cao mà có vẻ giả tạo và không thật. Với bạn thì điều này có nghĩa là gì? Video kiểu đó nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp với gần như mọi quy mô kinh doanh, nhóm và ngân quỹ.

12 loại video tiếp thị (marketing video)

Trước khi bắt đầu quay, đầu tiên bạn cần phải xác định được loại video mà bạn muốn sản xuất đã. Hãy xem danh sách dưới đây để hiểu rõ hơn những lựa chọn của bạn.

1. Video quay mẫu thử (Demo Video)

Các video demo thể hiện cách sản phẩm của bạn hoạt động – dù đó là việc đưa người xem vào một chuyến tham quan phần mềm của bạn và cách dùng nó hoặc việc mở thùng và thử một sản phẩm thực.

2. Video thương hiệu (Brand Video)

Các video thương hiệu thường được sản xuất thành một phần trong một chiến dịch quảng cáo quy mô lớn hơn, thể hiện tầm nhìn, nhiệm vụ hay sản phẩm và dịch vụ cao cấp của công ty. Mục tiêu của những video này là để tạo dựng nhận thức xoay quanh công ty của bạn và để gây tò mò cũng như là thu hút khách hàng mục tiêu.

3. Video sự kiện (Event Video)

Doanh nghiệp của bạn có đang đăng cai tổ chức một hội thảo, một cuộc thảo luận bàn tròn, gây quỹ hay loại sự kiện khác không? Hãy sản xuất một thước phim nổi bật hay tạo ra cuộc phỏng vấn và thuyết trình thú vị từ các cuộc tụ họp gặp gỡ.

4. Phỏng vấn chuyên gia (Expert Interview)

Quay lại cuộc phỏng vấn với các chuyên gia nội bộ hay các nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành kinh doanh của bạn là một cách tuyệt vời để gây dựng uy tín và năng lực của công ty trước mắt khách hàng mục tiêu. Hãy tìm những người có tầm ảnh hưởng trong ngành của bạn – dù họ có chung quan điểm với bạn hay không – hãy đưa những cuộc thảo luận kiểu này đến với khách hàng của mình.

5. Video giáo dục hay hướng dẫn cách thức (Educational or How-To Video)

Các video hướng dẫn có thể được dùng để dạy một điều gì đó mới lạ cho khách hàng của bạn biết hay để xây dựng kiến thức căn bản mà họ sẽ cần có để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và các giải pháp của bạn. Nhóm dịch vụ và bán hàng của công ty bạn cũng có thể sử dụng những video này khi làm việc với khách hàng.

6. Video giảng giải (Explainer Video)

Loại video này được dùng để giúp khách hàng của bạn hiểu rõ hơn tại sao họ cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Nhiều video giảng giải lại chú trọng vào một hành trình ảo của chân dung khách hàng cốt lõi của công ty đang gặp phải khó khăn. Người này khắc phục vấn đề bằng cách áp dụng hay mua giải pháp của doanh nghiệp.

7. Video hoạt ảnh (Animated Video)

Video hoạt ảnh có thể là một hình thức lý tưởng cho những khái niệm khó nắm bắt mà cần có hình ảnh trực quan rõ ràng hoặc để giảng giải một dịch vụ hay sản phẩm trừu tượng. Ví dụ, chúng tôi đã tạo ra video dưới đây để quảng bá một chủ đề quan trọng (vô hình) từ báo cáo Tình hình Marketing kiểu mới (State of Inbound) năm 2017.

8. Video nghiên cứu tình huống (Case Study Video) và Khách hàng chứng thực (Testimonial Video)

Khách hàng tiềm năng của bạn muốn biết được rằng sản phẩm của bạn có thể (và sẽ) giải quyết được vấn đề cụ thể của họ. Một trong những bằng chứng tốt nhất là thông qua tạo ra video nghiên cứu tình huống mà có các vị khách hàng trung thành hài lòng với công ty bạn. Những người này là những bằng chứng sống lý tưởng nhất chứng minh cho hiệu quả sản phẩm của công ty bạn. Hãy đưa họ vào máy quay miêu tả những thách thức của họ cũng như là cách công ty bạn đã giúp họ giải quyết vấn đề như thế nào.

9. Video trực tiếp (Live Video)

Video trực tiếp đem đến cái nhìn hậu trường đặc biệt về công ty bạn. Nó cũng tạo ra stream lâu hơn và tỉ lệ tham gia cao hơn – người xem tiêu tốn nhiều thời gian hơn 8,1 lần ở video trực tiếp hơn so với video theo yêu cầu. Bạn có thể làm các cuộc phỏng vấn, thuyết trình và sự kiện truyền trực tiếp và khuyến khích người xem bình luận đưa ra những câu hỏi.

10. Video 360° & thực tế ảo (Virtual Reality/VR)

Với video 360°, người xem cuốn chuột xung quanh để xem nội dung ở mọi góc độ – như thể họ đang thực sự đứng trong nội dung đó. Kiểu video hình cầu này cho phép người xem trải nghiệm một địa điểm hay sự kiện, như là khám phá Nam Cực hay gặp một con cá mập đầu búa. VR cho phép người xem điều hướng và kiểm soát trải nghiệm của họ. Những video này thường được xem qua các thiết bị như là Oculus Rift hay Google Cardboard.

11. Video thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality/AR)

Trong kiểu video này, một lớp kỹ thuật số được thêm vào thứ bạn hiện đang xem trong thế giới thực. Ví dụ: Bạn có thể hướng máy quay của điện thoại về phòng khách của mình và AR sẽ giúp bạn nhìn thấy việc đặt cái ghế dài vào không gian này thì trông sẽ như thế nào. Ứng dụng IKEA Place là một ví dụ tiêu biểu cho loại video này. (IKEA là công ty bán đồ nội thất lắp ráp nổi tiếng thế giới)

12. Thông điệp cá nhân hóa (Personalized Messages)

Video có thể là một con đường sáng tạo để bạn tiếp tục trao đổi hay phản hồi với người nào đó qua thư điện tử hay nhắn tin. Dùng Video HubSpot hay Loom để quay lại chính mình tóm tắt một cuộc họp quan trọng hay đưa ra những đề xuất cá nhân hóa. Những video này tạo ra khoảnh khắc độc đáo thú vị cho khách hàng tiềm năng của bạn và có thể dẫn họ vào hành trình mua hàng.

Quá trình sản xuất video

Trước khi bạn sắp đặt, quay thu hay biên tập bất cứ thứ gì, hãy bắt đầu bằng một cuộc đối thoại về mục đích bạn làm video đó. Tại sao? Mọi quyết định đưa ra trong quá trình làm video sẽ chỉ về mục đích video của bạn và bạn muốn khán giả xem video của mình hoàn thành hành động cụ thể gì sau khi xem nó.

Và tất nhiên, nếu nhóm của bạn không thống nhất một mục đích rõ ràng, bạn sẽ thấy mình rơi vào một vòng xoáy của việc quay đi quay lại, biên tập … và lãng phí nhiều thời gian quý báu.

Thường có nhiều người cùng tham gia sản xuất một video. Làm sao mà bạn có thể đảm bảo được mọi người đều thống nhất ý kiến?

Hãy tạo ra một bảng câu hỏi dùng Google Forms hay SurveyMonkey và gửi nó đến các bên liên quan của dự án. Bằng cách này, bạn có thể đặt ra cùng những câu hỏi cho tất cả mọi người và tích gộp các đáp án ở chung một chỗ.

  • Ai là khán giả mục tiêu của bạn? Bạn đang nhắm đến kiểu người mua hàng nào? Đây có thể là một phân khúc trong chân dung khách hàng điển hình của công ty bạn.
  • Mục tiêu là gì? Có phải là để tăng nhận thức nhãn hiệu không? Để bán nhiều vé sự kiện hơn? Để phát hành một sản phẩm mới? Cuối cùng thì bạn muốn khán giả làm gì sau khi xem video của bạn?
  • Sẽ chiếu video ở đâu? Trên Facebook? Sau một mẫu trang đích (landing page)? Bạn nên bắt đầu bằng một địa điểm mục tiêu – nơi mà bạn biết chắc rằng khán giả của bạn sẽ phát hiện thấy video – trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng nó cho các kênh khác.
  • Khi nào đến hạn? Luôn bắt đầu với một timeline (mốc thời gian cụ thể). Một video mà bạn có vài tháng để làm sẽ có vốn sản xuất và quy mô sản xuất rất khác so với một video cần làm xong trong vài ngày.
  • Vốn sản xuất là bao nhiêu? Làm video có thể tốn tiền đắt đỏ, nhưng nó không cần phải đắt đến thế … nếu bạn đặt ra mức ngân quỹ. Hãy khảo sát và đặt ra những tham số thực tế, đặc biệt là trước khi bạn trả lời câu hỏi tiếp theo.
  • Cần có những gì để sản xuất? Với số vốn, kỹ năng và tài nguyên của bạn trong suy nghĩ, hãy cân nhắc đến những chướng ngại sản xuất có thể phát sinh. Bạn có cần một nhà thiết kế để tạo đồ họa bảng chữ tiêu đề (lower third graphics) không? Bạn định sẽ sản xuất video hoạt ảnh hay video hành động trực tiếp?
  • Điều gì sẽ cấu thành thành công của video? Chọn vài chỉ báo hiệu quả tương ứng với các mục tiêu của video bạn làm – hay xem phần dưới trong cẩm nang này về cách kiểm tra và phân tích video.

Bước một: Lập kịch bản cho video của bạn

Sẽ có lúc và có chỗ cho video dạng ứng khẩu và hoàn toàn không được lên kịch bản trước. Bạn có những phim tài liệu bi lụy, những lời nói khoa trương trong các vlog và tất nhiên, chiếc chén Thánh: các video về mèo.

Tức là đa số các video kinh doanh cần có một kịch bản.

Nếu bạn bỏ qua bước này, bạn sẽ thấy mình phải biên tập nhiều hơn cần thiết, cho ra đời một video dài hơn mức nên có và rất có thể sẽ làm mất đi khách hàng tiềm năng trong khi xem video của bạn.

Hãy bắt đầu viết kịch bản theo cách bạn bắt đầu một bài đăng blog ấy – đi kèm với một dàn ý. Liệt kê ra những điểm chính và sắp xếp chúng theo trật tự hợp lý.

Viết nháp hết trong Google Docs để đẩy mạnh cộng tác và bình luận nhận xét thời gian thực. Dùng chức năng chèn bảng (“Insert > Table”) để áp dụng một trong những kỹ xảo viết kịch bản truyền thống của truyền hình: kịch bản hai cột. Viết (kịch bản) phần nghe trong cột trái và chèn ý tưởng về phần nhìn (xem) trong cột phải.

Tiêu đề video: Các mẹo dùng Instagram ít người biết dành cho các nhà tiếp thị

Dù bạn dùng Instagram nhiều bao nhiêu thì sẽ vẫn luôn có mẹo mới để học. Thế nên chúng tôi đã tập hợp một vài thủ thuật Instagram ít người biết để giúp bạn tận dụng tối đa ứng dụng này Màn hình đăng nhập IG
Bạn đã từng nằm trong bão truyền thông xã hội chưa và … giá mà bạn có thể kéo lên các video xã hội mà bạn xem tối qua. Đó sẽ là ví dụ hoàn hảo để bắt đầu Trình chiếu một video vui nhộn và nhấn thích nó
Hóa ra là nếu bạn đã thích nó thì bạn có thể. Cứ đi vào phần hồ sơ của bạn, kích vào nút “Options”. Rồi chọn “Posts You’ve Liked/Những bài đăng bạn đã thích.” Đến hồ sơ HubSpot, nhấp chuột vào “Options”, click “Posts You’ve Liked”
Bạn càng được theo dõi nhiều, thì càng có nhiều người gắn thẻ bạn trong các bài đăng của họ. Bạn có thể tìm tất cả những điều này trong tab “Ảnh của bạn” trên hồ sơ của bạn. Nếu có ảnh nào bạn muốn gỡ bỏ thì chạm vào chỗ ba chấm, chọn “Ẩn ảnh” và kiểm tra từng bài đăng một. Đến tab “Ảnh của bạn”, nhấp vào chỗ ba chấm, click “Ẩn ảnh”, chọn một vài cái

Đừng làm người xem phải đợi đến giây cuối cùng mới hiểu được mục đích của video … chúng tôi đảm bảo là họ sẽ không đợi xem đến cùng đâu. Tương tự như một bài báo, đưa vào một điểm nhấn thu hút (hook) gần phần mở đầu mà chỉ rõ mục đích của video, đặc biệt là với các video giáo dục và giảng giải.

Chú ý trong ví dụ dưới đây, chúng tôi không để khán giả phải chờ đến câu thứ ba mới hiểu được mục đích của video.

Dù bạn dùng Instagram nhiều bao nhiêu thì sẽ vẫn luôn có mẹo mới để học. Thế nên chúng tôi đã tập hợp một vài thủ thuật Instagram ít người biết để giúp bạn tận dụng tối đa ứng dụng này Màn hình đăng nhập IG

Khi bạn bắt đầu sản xuất video, bạn sẽ nhận thấy một khác biệt chủ yếu giữa kịch bản và bài đăng blog kinh doanh điển hình của bạn – ngôn ngữ. Ngôn ngữ video nên thoải mái, rõ ràng và mang tính đối thoại. Tránh dùng những cấu trúc câu phức tạp và các mệnh đề hùng hồn. Thay vào đó, kết nối với khán giả của bạn thông qua việc viết kịch bản ở ngôi thứ nhất và dùng ngôn ngữ trực quan. Duy trì ngôn ngữ súc tích nhưng tránh biệt ngữ (jargon) và từ thông dụng/sáo rỗng (buzzwords).

Theo ví dụ “Little-Known Instagram Hacks”, hãy chú ý cách thức có thể chuyển đổi một phần bài đăng blog ban đầu thành video thông qua sử dụng ít từ hơn và dựa vào hình ảnh trực quan.

  • Phiên bản bài đăng blog: “Khi ai đó gắn thẻ bạn vào trong một bức ảnh hay video trên Instagram, nó sẽ được tự động thêm vào hồ sơ của bạn dưới mục “Ảnh của bạn”/ “Photos of You”, trừ khi bạn chọn thêm ảnh đã gắn thẻ bằng tay (xem mẹo tiếp theo). Để xem được những bài đăng mà bạn đã được gắn thẻ vào, đi đến trang hồ sơ của chính bạn và nhấp chuột vào biểu tượng hình người dưới phần tiểu sử của bạn.
  • Phiên bản kịch bản video: “Bạn càng được theo dõi nhiều, thì sẽ càng có nhiều người gắn thẻ bạn trong bài đăng của họ. Bạn có thể tìm tất cả những ảnh có gắn thẻ này trong tab “Ảnh của bạn”/ “Photos of You” trên trang cá nhân của mình.”

Đa số kịch bản video thì ngắn … rất có thể còn ngắn hơn bạn tưởng đấy. Luôn để thiết bị bấm giờ kịch bản trong tầm tay để kiểm tra độ dài kịch bản khi bạn viết và biên tập. Ví dụ, một kịch bản dài 350 từ thì bằng một video dài gần 2 phút.

Các từ ở trên giấy khi được đọc to ra thì nghe khác đi nhiều đấy. Thế nên chúng tôi khuyến khích bạn tổ chức đọc kịch bản của bạn ở bàn (table read) trước khi bắt đầu quay. Mục đích làm thế là để những nút thắt trong kịch bản được mượt mà và định rõ những đoạn biến điệu.

Tổ chức cho một vài người (bao gồm cả người viết kịch bản và diễn viên chính) tụ tập quanh một cái bàn mang theo laptop rồi đọc hết kịch bản nhiều lần. Nếu bạn tình cờ nói một câu thoại khác với trong kịch bản, hãy nghĩ về lý do và cân nhắc sửa đổi ngôn ngữ để khiến thoại nghe tự nhiên hơn.

Bước hai: Hiểu máy quay của bạn

Điều quá thường xuyên diễn ra chính là các doanh nghiệp e sợ và mông lung về trang thiết bị nên không thử tiếp thị bằng video. Nhưng học cách quay video không nhất thiết là việc gì đó quá khó khăn hay quá tốn kém.

Có khả năng là bạn đang có một máy quay dễ dùng chất lượng cao trong túi quần của bạn đấy: chiếc iPhone.

Quay bằng iPhone

Trước khi quay bằng iPhone, đảm bảo rằng thiết bị của bạn có đủ bộ nhớ. Ngoài ra, đừng quên bật tính năng Không làm phiền (Do Not Disturb) của iPhone để tránh những thông báo gây mất tập trung trong khi quay.

Sau khi mở camera của iPhone, quay ngang điện thoại để tạo ra trải nghiệm xem chất lượng tối đa. Sau đó, di chuyển đủ gần đến đối tượng được quay như thế để bạn khỏi phải dùng tính năng phóng to thu nhỏ – làm thế thường khiến video thành phẩm trông nhạt nhòa và thấy rõ từng điểm ảnh.

iPhone của bạn có thể làm tốt việc tập trung vào đối tượng khi bạn chụp ảnh, nhưng khi quay video thì camera sẽ tiếp tục điều chỉnh và tái điều chỉnh khi bạn di chuyển quanh trường quay. Để giải quyết vấn đề này, khóa phần phơi sáng (exposure) trước khi bạn ấn nút quay. Giữ ngón tay ở đối tượng của video cho đến khi hộp màu vàng xuất hiện với các từ “AE/AF Lock”.

tính năng AF lock

Nếu bạn định quay bằng iPhone, hãy tham khảo video này Kop Dinh Travel:

Quay bằng máy Prosumer và máy quay chuyên nghiệp

Trong khi iPhone thích hợp để quay khi đang chuyển động liên tục hay để bạn trở nên thích ứng với video, đến lúc nào đó có thể bạn sẽ cảm thấy sẵn sàng để nâng cấp lên một mẫu (model) máy tiếp theo. Với mọi loại máy ảnh kỹ thuật số trên thị trường, có nhiều lựa chọn dành cho bạn. Dưới đây chúng tôi đã xác định một vài lựa chọn để giản hóa việc tìm kiếm của bạn.

Lựa chọn đầu tiên bạn đưa ra sẽ là giữa việc mua máy ảnh “prosumer” với máy ảnh chuyên nghiệp.

Prosumer camera được xem như cầu nối giữa các máy ảnh số compact cơ bản và các máy ảnh tiên tiến hơn. Chúng phù hợp với những người có hứng thú sản xuất nhiều video hơn nhưng lại chỉ muốn lựa chọn ấn nút quay. Đa số có ống kính cố định để làm mọi việc đơn giản.

Máy ảnh chuyên nghiệp, giống như DSLR, cho bạn kiểm soát tuyệt vời phần cài đặt bằng tay khi quay video và cho phép bạn đạt được độ sâu trường ảnh (depth of field) nông (nền nằm ngoài vùng nét) mà mọi người thường phát cuồng về nó. Trong khi chúng chủ yếu được dùng cho nhiếp ảnh, DSLR lại nhỏ không tưởng, hoạt động tốt trong tình huống ít ánh sáng và đi kèm với một loạt các loại ống kính – khiến chúng hoàn hảo để làm video. Tuy nhiên, DSLR thực sự yêu cầu người dùng phải tìm hiểu (và mua thêm) các loại ống kính.

Nếu bạn quan tâm đi theo con đường dùng prosumer, hãy xem Canon PowerShot ELPH 340. GoPro HERO5 là một lựa chọn thú vị khác dành cho những cảnh quay mạo hiểm với nhiều cử động.

Cân nhắc đến chi phí của một máy quay DSLR, hãy khảo sát các lựa chọn dành cho bạn và đọc thật nhiều bình luận đánh giá sản phẩm. Những lựa chọn hàng đầu trong dòng máy quay này (từ giá đắt nhất đến rẻ nhất) gồm có Sony Alpha a7SII, Nikon D810, và Canon EOS 5D Mark III. Với lựa chọn kinh tế hơn thì hãy xem Canon EOS 7D Mark II, Canon 80D, Nikon d3300, hay Canon EOS Rebel T6.

Đức Anh đang dùng máy quay nào?

Thực ra vấn đề này liên quan nhiều đến kinh phí, tất nhiên bạn phải xem xét đến nhu cầu cụ thể của bạn nữa. Hiện mình đang dùng dòng máy phổ thông Canon EOS 700D. Chất lượng khá tốt, bền, và vừa tiền. Ống của Canon cũng rất phong phú và có nhiều tầm giá, thích hợp cho người không rủng rỉnh tiền bạc.

Nếu bạn nhiều kinh phí hơn, một gợi ý tốt lúc này là Sony A6300 hoặc A6400. Xem Tùng Phạm review máy quay này:

Hiểu phần cài đặt bằng tay (Manual Settings) trong máy quay của bạn.

Nếu bạn chọn DSLR, có một vài cài đặt mà bạn cần phải hiểu trước khi quay lần đầu tiên: tốc độ khung hình (frame rate), tốc độ cửa trập (shutter speed), ISO (độ nhạy sáng), khẩu độ ống kính (aperture) và cân bằng màu (color balance). Hãy chắc chắn để máy quay ở gần bạn khi đọc đến đây – thiết lập bằng tay có thể hơi có vẻ trừu tượng nếu bạn không tự mình thử.

Nhưng trước khi bắt tay vào, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là tổng quan trình độ cao về mỗi cài đặt. Nếu bạn thấy mình muốn biết nhiều hơn nữa thì nhảy vào và làm khảo sát của riêng bạn. Có rất nhiều điều cần học về cách thiết lập những cài đặt này và dùng chúng với nhau để tạo ra những phong cách hình ảnh khác nhau.

Cuối cùng thì, sẽ có một biện pháp khác để điều chỉnh những thiết lập này căn cứ trên máy quay cụ thể của bạn. Luôn tham khảo hướng dẫn sử dụng máy quay của bạn.

Tốc độ khung hình

Giống với các khái niệm video thì cũng có hàng tấn các lựa chọn tùy chỉnh. Lựa chọn tùy chỉnh cơ bản nhất khi nói đến tốc độ khung hình là quay video của bạn ở tốc độ 24 khung hình trên giây (24 frames per second/fps) hay 30fps.

Các chuyên gia video thường đánh giá cao là 24fps có vẻ “điện ảnh” hơn, trong khi 30fps thì phổ biến hơn, đặc biệt là với những video cần được chiếu hay phát đi. Một quy tắc ngón tay cái (quy tắc dựa trên kinh nghiệm) hiệu quả là điều tra sở thích của người xem cuối cùng của video rồi căn cứ trên đó để quay. Sau đó, đảm bảo rằng độ phân giải của bạn tối thiểu là 1920 x 1080 để duy trì cảnh quay (footage) chất lượng.

Để hiểu sâu hơn về tốc độ khung hình, bạn tham khảo video này của Làm Phim cùng Nam Trịnh:

Khẩu độ

Sau khi bạn đã thiết lập tốc độ khung hình và độ phân giải trong phần cài đặt máy quay, đến lúc quyết định khẩu độ, tốc độ màn trập và độ nhạy sáng ISO. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuyển máy về chế độ điều khiển bằng tay những cài đặt này.

(Trong khi chúng ta sẽ thiết lập từng cái một riêng lẻ, thì hãy nhớ rằng ba yếu tố này vốn được tạo ra để hoạt động đồng bộ với nhau. Trong thực tế, nhiều nhiếp ảnh gia dùng thuật ngữ Exposure Triangle (Tam giác phơi sáng) để miêu tả cách chúng liên quan đến ánh sáng và tương tác với máy quay như thế nào.)

khẩu độ - tốc độ màn trập - ISO

Less of frame in focus= Khung hình kém nét; More of frame in focus= Khung hình rõ nét; More light=nhiều sáng hơn; less light=ít sáng hơn; Chất lượng cao hơn/ít nhiễu hơn; Chất lượng thấp hơn/nhiều nhiễu hơn; Motion blur = chuyển động nhòe; freezes action= giữ nguyên hành động

Khẩu độ nói về phạm vi mở ống kính. Giống như mắt người, ống kính mở và đóng để kiểm soát lượng ánh sáng tiếp xúc tới bộ cảm biến. Khẩu độ được tính bằng đơn vị mà được gọi là một f-stop. Trị số f-stop càng nhỏ thì ống kính càng mở rộng, trong khi trị số càng lớn thì ống kính càng mở hẹp hơn.

khẩu độ ống kính

Phạm vi khẩu độ ống kính
Sáng nhất Tối nhất
Độ sâu trường ảnh nhỏ Độ sâu trường ảnh lớn
Gần như không có gì rõ nét Mọi thứ đều rõ nét

Khẩu độ có nghĩa gì với video của bạn? Khi nhiều ánh sáng đi vào camera (với trị số f-stop thấp), bạn sẽ thu được hình ảnh sáng hơn và độ sâu trưởng ảnh (depth of field) nông. Làm thế sẽ thích hợp khi bạn muốn đối tượng quay nổi bật lên khỏi phông nền. Khi máy quay bắt ít ánh sáng hơn (với trị số f-stop cao), bạn sẽ thu được hình mà được gọi là trường ảnh có độ sâu cao và có thể duy trì nét trên khung hình với tỷ lệ lớn hơn.

tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập

Để hiểu được tốc độ màn trập, trước tiên ta phải nói về nhiếp ảnh. Khi chụp một bức ảnh, tốc độ màn trập nói về độ dài thời gian mà bộ cảm ứng của máy ảnh tiếp xúc với ánh sáng. Hãy nghĩ về nó giống như là tốc độ chớp (mắt) nhanh hay chậm của máy.

Nếu bạn đã nhìn thấy một bức ảnh căn chụp đúng thời điểm về một chú chim ruồi có vẻ được giữ nguyên trạng thái thời gian, bạn đã chứng kiến một tốc độ màn trập rất nhanh. Đồng thời, hình ảnh một dòng sông chảy xiết với nước sông nhòe mờ vào với nhau rất có thể đã được chụp ở tốc độ màn trập chậm.

Tốc độ màn trập được tính bằng giây, hay trong đa số trường hợp, phần trăm giây. Mẫu số càng lớn thì tốc độ màn trập càng nhanh. Như thế thì 1/1000 sẽ nhanh hơn 1/30.

Nhưng tốc độ màn trập có nghĩa gì với video? Chúng ta không đi quá sâu vào khoa học về tốc độ màn trập, nhưng để chọn được cài đặt phù hợp, bạn cần phải làm toán một chút. Đầu tiên, nhân tốc độ khung hình với 2. Như thế nếu bạn đang quay ở 24fps, thì nó sẽ thành 48. Con số này trở thành mẫu số trong phân số tốc độ màn trập của bạn.

Bởi vì tốc độ màn trập chỉ có được khi tăng lên vài đơn vị, bạn sẽ cần phải làm tròn 1/48 lên đến mức cài đặt gần nhất: 1/50. Đây là một số tốc độ màn trập phổ biến và cách tính chúng:

  • Ở 24fps, 24 x 2 = 48, bằng tốc độ chớp là 1/50
  • Ở 30fps, 30 x 2 = 60, bằng tốc độ chớp là 1/60
  • Ở 60fps, 60 x 2 = 120, bằng tốc độ chớp là 1/20

Nhớ rằng phương pháp này chỉ là hướng dẫn để bạn chọn tốc độ màn trập. Những người theo cách truyền thống làm theo những phép tính này, nhưng luôn có chỗ để điều chỉnh tốc độ màn trập một chút để đạt được hiệu ứng mong muốn. Trong trường hợp video, có thể phá vỡ các quy tắc – miễn là bạn có lý do đủ hợp lý.

ISO

Cuối cùng trong Tam giác phơi sáng là ISO. Trong nhiếp ảnh và quay phim kỹ thuật số, ISO đo độ nhạy của bộ cảm ứng camera với ánh sáng. Trên máy quay của bạn, bạn sẽ thấy cài đặt có trị số là hàng trăm hay hàng nghìn (vd. 200, 400, 800, 1600, …).

Trị số càng lớn, thì máy của bạn càng nhạy với ánh sáng … số càng nhỏ thì càng kém nhạy. ISO cũng ảnh hưởng đến độ rõ hạt (graininess) của hình ảnh. ISO thấp cho ra ảnh chụp sắc nét, trong khi ISO cao tạo ra ảnh chụp nhiễu, rõ hạt hơn.

Khi chọn ISO, hãy cân nhắc đến vấn đề ánh sáng. Nếu đối tượng của bạn đang ở góc sáng mạnh (ví dụ nếu bạn ở bên ngoài), bạn có thể chọn ISO thấp, tốt nhất tầm 100 hay 200. Nếu bạn ở trong nhà ánh sáng yếu, bạn sẽ cần tăng ISO — hãy cẩn thận về chuyện nó khiến cảnh chụp của bạn nhìn rõ hạt đến mức nào.

Đây là lúc bạn có thể bắt đầu thấy được ba yếu tố trong tam giác trên phối hợp với nhau. Ví dụ khi trong tình huống ánh sáng yếu, bạn có thể chọn một ống kính mà có thể quay với f-stop nhỏ để máy quay bắt được nhiều ánh sáng hơn và tránh khiến cảnh quay quá nhiễu với độ nhạy sáng ISO cao.

lựa chọn ISO

Nếu bạn chỉ mới đang bắt đầu tìm hiểu phần cài đặt video bằng tay, đừng choáng quá. Mất thời gian và nhiều công sức thực hành mới hiểu được những yếu tố trong và ngoài của Tam giác Phơi sáng. Dưới đây là hai mẹo để nhanh chóng nắm vững:

  • Bắt đầu với ảnh. Bằng cách tắt đi chế độ quay phim, bạn sẽ có thể thấy được mối quan hệ giữa khẩu độ, ISO, và tốc độ màn trập. Hãy chụp thật nhiều ảnh và tăng dần thay đổi mỗi kiểu cài đặt. Theo thời gian, bạn sẽ thấy đỡ hãi trước những giá trị này và thay đổi giữa những cài đặt sẽ có nghĩa hơn – và trở nên dễ áp dụng vào video hơn.
  • Lập một quy trình. Mỗi người quay phim có cách làm của riêng họ, nhưng chúng tôi đề xuất bạn nên cài đặt tốc độ màn trập trước theo phép toán trình bày ở trên. Sau đó điều chỉnh khẩu độ theo độ sâu trường ảnh mà bạn muốn có được. Sau đó là ISO. Cuối cùng quay lại tốc độ màn trập để tinh chỉnh.

Trong khi khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO có thể là ba trụ cột trong nhiếp ảnh và quay phim thủ công, có một mảnh ghép thứ tư quan trọng không kém: cân bằng trắng (white balance).

Xem video Tùng Phạm chia sẻ về Khẩu độ, tốc độ và ISO:

Cân bằng trắng cho máy quay của bạn biết về nhiệt độ màu của môi trường trong đó bạn đang quay. Các loại ánh sáng khác nhau có các màu khác nhau. Ví dụ, bóng đèn sợi đốt (như thứ nhiều người lắp vào đèn bàn) có màu rất ấm. Đèn neon (nếu bạn đang đọc bài này ở văn phòng thì ngước mắt nhìn lên đi) thì lạnh hơn một chút. Ánh sáng ban ngày lại mát hơn. Trước khi bạn bắt đầu quay, bạn phải điều chỉnh độ cân bằng trắng của máy theo thiết lập của mình.

Cài đặt chính xác trên máy của bạn sẽ phụ thuộc vào model máy của bạn, nhưng dễ là sẽ có một lựa chọn tự động, một đống các cài đặt trước preset (ánh sáng ban ngày, nhiều mây, ánh sáng vàng, vân vân) và tùy chỉnh. Tránh tự động cân bằng trắng bằng mọi cách và thay vào đó chọn cài đặt được hay tùy chỉnh. Nếu bạn có một chiếc DSLR chất lượng hàng đầu, cũng có thể có lựa chọn cài đặt tay nhiệt độ màu của phòng, đo bằng đơn vị Kelvin.

chỉnh cân bằng trắng

Để giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc cài đặt độ cân bằng trắng, hãy xem sự khác nhau giữa hai bức ảnh này. Môi trường có ánh sáng neon vàng. Bạn có thể thấy được cài đặt thích hợp thì ảnh trông tự nhiên thế nào trong khi đó thiết lập ánh sáng ban ngày làm cảnh vật có thêm sắc xanh.

cân bằng trắng

Bạn có thể xem 2 video sau để hiểu hơn về cần bằng trắng.

Video đầu của Chimkudo Academy:

Video sau của Tùng Phạm:

Lấy nét

Lấy nét không phải là một trong những thiết lập chủ yếu của việc quay phim, nhưng chắc chắn đủ quan trọng khiến chúng ta phải chú ý. Với một chiếc DSLR, bạn có lựa chọn quay với autofocus (lấy nét tự động) hay manual focus (lấy nét thủ công). Nó phụ thuộc vào máy quay và ống kính mà bạn có, nhưng thường thì tự động lấy nét không phải là cách làm chính xác nhất.

Thay vào đó hãy vuốt nhẹ ống kính để lấy nét thủ công. Dùng nút (+) và (-) để mở rộng/phóng to kính ngắm (viewfinder) và di chuyển vào gần mặt đối tượng của bạn. Sau đó điều chỉnh nét trên ống kính. Để quay bối cảnh bất động cố định như là một cuộc phỏng vấn, đảm bảo rằng mi mắt của đối tượng nằm trong vùng nét – theo cách đó, bạn có thể chắc rằng cảnh quay của bạn rõ ràng và sắc nét.

Kinh nghiệm của Đức Anh về vấn đề này: Chất lượng lấy nét tự động phụ thuộc vào từng loại máy DSLR và cả ống kính nữa, và thường tốn tiền mới có chất lượng tốt. Nói chung nếu cảnh quay ít thay đổi xa gần chúng ta không cần sử dụng chế độ quay tự động làm gì mà nên quay tay sẽ đơn giản hơn. Để lấy nét quay tay một cách mà bạn không nên bỏ qua là phóng to khung hình lên vài lần để lấy nét được rõ ràng, thật xấu hổ khi phải mấy năm trời mình mới để ý tính năng này, nếu độ sâu trường ảnh nông, tính năng này rất quan trọng, giúp bạn hạn chế tình trạng mất nét.

Bước Ba: Thiết lập trường quay

Khi bạn bắt đầu tạo dựng trường quay trong văn phòng của mình, bạn có thể nhanh chóng mua thêm nhiều thứ khác. Bạn không chỉ cần máy quay, mà bạn càng tìm hiểu nhiều về chủ đề này thì bạn càng nhận ra rằng mình cần cả chân máy, đèn chiếu sáng, microphone và nhiều thứ khác nữa.

Hãy hít một hơi vào nào. Dù chỉ biết sơ sơ cách làm thì xây dựng trường quay vẫn không hẳn là quá sức. Có nhiều lựa chọn kinh tế và các thủ thuật DIY (tự làm) để chắc rằng video của bạn trông chuyên nghiệp.

Trang thiết bị cơ bản

Luôn quay bằng một chân máy (tripod). Không cần phải nói mức độ quan trọng của việc này, cách quay cầm tay mà bạn dùng cho câu chuyện trên Snapchat sẽ chẳng được đâu. Tripod sẽ đảm bảo bạn duy trì cảnh quay ổn định và không làm hỏng vỡ bất cứ trang thiết bị đắt tiền nào trong quá trình quay.

Tripod có nhiều giá bán khác nhau, và chất lượng của nó sẽ phụ thuộc vào cấp độ của máy quay và ống kính mà bạn có. Nếu bạn đang quay bằng điện thoại, bạn có thể quay được bằng giá đỡ gắn bàn như là Arkon Tripod Mount hay một cái chân máy ảnh nguyên cỡ như là Acuvar 50” Aluminum Tripod. Với một chiếc DSLR, Manfrotto là nhãn hiệu có đa dạng nhiều kiểu chân máy chắc chắn khởi điểm từ Manfrotto BeFree và giá cả cùng chất lượng tăng dần lên.

Cùng với tripod, hãy mua nhiều pin máy và thẻ nhớ SD. Quay video sẽ khiến pin và dung lượng bộ nhớ của bạn nhanh hết hơn nhiều so với chụp ảnh.

Kinh nghiệm của Đức Anh: Mấy thương hiệu trên nghe hơi lạ tai, nhưng bạn đừng lo, chân máy là thứ rất dễ mua, và cái có chất lượng đủ dùng cũng không đắt đâu. Còn về pin máy, trừ với cảnh quay quá dài và không có chỗ cắm sạc, còn không như trường hợp quay ở nhà, mua 3 cục pin là ổn rồi, quan trọng là lúc quay các pin của bạn đều đầy để lúc cần là thay được, và cái vừa hết thì đem đi sạc luôn. Thẻ nhớ SD thì bạn nên cân nhắc tốc độ và dung lượng. Giá thành tăng rất nhanh theo 2 thông số đó, cách kinh tế là dùng đến đâu mua đến đó thôi. Về dung lượng nhiều người khuyên mua thừa để có thể dùng cho các cảnh quay dài khi cần thiết và đỡ phải thay thẻ nhớ. Ngoài ra bạn cần chú ý cả đầu đọc thẻ nhớ nữa.

Xem thêm video của Chimkudo Academy để biết cách mua thẻ nhớ tiết kiệm nhé:

Trang thiết bị âm thanh

Nếu bạn đã thử tính năng quay phim của máy chụp hình, rất có thể là bạn đã nhận thấy rằng nó có một mic trong để ghi âm … nhưng đừng dùng nó!

Khi thiết lập máy ghi hình ở một khoảng cách hợp lý từ đối tượng, bạn sẽ nhanh chóng biết rằng mic trong không đủ nhạy để ghi được hết âm thanh (hoặc nó sẽ tạo ra tạp âm quá lớn). Thay vào đó, bạn nên bắt đầu đầu tư vài món thiết bị âm thanh chất lượng cao.

Khi bạn quay bằng chiếc iPhone của mình, thì có nhiều lựa chọn mic đều dễ dùng và đủ rẻ. Ví dụ Movo MA200 Omni-Directional iPhone microphone sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp cắm là xài để thu được âm thanh đang phát ra.

Có nhiều ý kiến khác nhau trong số những dụng cụ âm thanh về phương pháp và trang thiết bị tốt nhất để thu âm bằng DSLR. Dễ hẳn là bạn đã xem nhiều video dùng một micro cài áo (lavalier microphone) — một thiết bị nhỏ gắn dưới cổ áo của diễn viên chính. Các micro cài áo này có cả lựa chọn không dây và có dây. Tuy nhiên, chúng có thể hơi phiền với cả diễn viên (người phải luồn dây mic dọc áo họ) và với cả người xem (người phải thấy cái micro trong cả video).

Thay vào đó, nếu bạn biết bạn đang thu âm trong một môi trường có hạn (ví dụ như phòng hội thảo ở văn phòng của bạn) chúng tôi đề xuất bạn thu âm bằng một cái mic định hướng shotgun mic. Chúng đáng tin cậy, không xuất hiện trong cảnh quay, và thu được âm thanh nền một cách tự nhiên.

Để thiết lập shotgun mic trong trường quay văn phòng, bạn sẽ cần một shotgun mic như là Sennheiser ME66, một kẹp shotgun, chân đỡ, cáp XLR, và  Zoom H4N recorder. Zoom recorder sẽ cho phép bạn thu âm riêng biệt trên thẻ SD và điều chỉnh âm thanh thu từ môi trường mà bạn đang quay.

thiết bị nghe

Chúng tôi thừa nhận rằng với phần nghe có vẻ phải mua nhiều thiết bị âm thanh quá. Nhưng thiết lập một cái shotgun mic thì đáng tiền lắm vì dùng được trong nhiều năm. Nếu bạn đang tìm một giải pháp kinh tế hơn thì hãy xem Rode VideoMic gắn ở trên cùng của máy DSLR và cắm ngay vào phần thân máy.

Đức Anh đang dùng thiết bị thu âm nào?

Mình hiện đang dùng thiết bị thu âm của hãng BOYA vì tầm giá rất thân thiện của nó. Mình có con mic thu âm cài áo loại không dây, và một con mic định hướng gắn trực tiếp trên máy. Nói chung vì mình chủ yếu quay trong nhà khá yên tĩnh, và bối cảnh làm chủ được nên con mic định hướng thấy dùng tiện hơn nhiều, đặc biệt với bạn nào quay một mình. Dòng mình dùng là loại BOYA BY-SM80. Bạn nào có điều kiện kinh tế hơn hãy để ý đến các dòng Rode, mình đang cân nhắc con Rode VideoMic Go, giá không quá đắt, mà lại không cần pin nên đỡ cách rách nhiều.

Trang thiết bị chiếu sáng

Bạn có máy chụp hình. Bạn có âm thanh rồi. Giờ thì bàn về đèn đóm thôi.

Để trang bị cho trường quay của bạn mà không tiêu tốn vượt ngân sách, bạn hãy đến các cửa hàng thiết bị điện đủ lớn. Chọn dây nối/dây dẫn dài và vài cái đèn kèm bóng đèn. Bạn cũng sẽ cần ba cái giá đèn có bán nhiều trên Tiki, Shopee hoặc Lazada, ngoài ra là rất nhiều cửa hàng dễ tìm khác ở Hà Nội hoặc Sài Gòn.

Cách dựng đèn chiếu quay video truyền thống được biết là chiếu sáng ba điểm. Như bạn có thể đoán được đấy, nó bao gồm ba cái đèn được đặt theo ý đồ quanh đối tượng, bao bọc họ trong ánh sáng và tạo ra những cái bóng thu hút trên khuôn mặt của họ.

Đầu tiên, bạn sẽ cần một nguồn sáng chính (key light). Đặt cái đèn này ở góc 45 độ về bên trái hoặc bên phải của đối tượng. Nhấc đèn qua đầu họ và nhắm nó thẳng xuống. Cái tên nói lên tất cả, đây là cái đèn chủ chốt và phải đủ sáng đến mức mà nó có thể là cái đèn duy nhất trong phim trường … nếu tình thế bắt buộc phải như vậy.

Tiếp theo, đặt đèn phụ (fill light) ở góc 45 độ về phía bên kia và nhấc nó gần ngay vừa ngang tầm mắt. Mục đích của cái đèn này là để làm mềm bóng tạo ra do đèn chính, mà không làm bóng biến mất hoàn toàn. Do đó, đèn phụ nên có ánh sáng yếu hơn đèn chính. Nếu bạn phải dùng cùng loại đèn cho cả hai vị trí, thì đẩy đèn phụ ra đằng sau và làm giảm sáng bằng cách gắn một tấm rèm tắm trong suốt lên đèn, kẹp bằng cặp phơi quần áo.

Cuối cùng, đèn rọi sau (backlight) sẽ bổ sung một lớp chiều không gian thứ ba. Di chuyển đối tượng của bạn ra khỏi khỏi phông nền. Nhấc một cái đèn lên trên đầu đối tượng và đặt nó sau họ bên ngoài phía đó để nó không xuất hiện trong khung hình. Đèn nên chiếu vào phía sau đầu họ, tạo ra một vành sáng mờ và tách họ khỏi phông nền.

dàn dựng chiếu sáng 3 điểm

Dàn dựng chiếu sáng ba điểm

Kinh nghiệm của Đức Anh: Bạn có thể tự chế đèn, tuy nhiên mua đèn chuyên nghiệp cũng không phải là ý tưởng tồi hoặc quá ư tốn kém. Đèn chuyên nghiệp thường cho cảnh quay chất lượng hơn, trang thiết bị có khả năng cho phép thiết lập nhanh, gọn hơn. Nếu đi theo hướng này, bạn cần tránh các đèn Kino cỡ lớn, vì các đèn led nhỏ nhắn và rẻ hơn nhiều vẫn sẽ đáp ứng được hầu hết nhu cầu. Thiết bị ánh sáng mà mình đang ưa thích hiện tại là Youngnuo YN-300 III.

Hãy xem video chia sẻ về ánh sáng trong quay phim của Le Tan Jim:

Thiết lập trường quay trong văn phòng của bạn

Giờ thì bạn đã có đủ trang thiết bị, cuối cùng cũng sẵn sàng xây dựng trường quay trong văn phòng của mình. Trong khi bạn luôn có thể lấy một phòng đựng đồ để đựng trang thiết bị, thì hãy chọn nơi nào rộng hơn một tý và cho là phòng hội thảo đi.

Thông qua có một trường quay riêng, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị cho mỗi cảnh quay. Hãy đảm bảo rằng phòng hội thảo không trống trải. Nếu cần thiết thì bạn hãy khiêng một cái ghế dài, mấy cái ghế nhỏ hay chăn ga vào để giảm tối đa tiếng vang trong phòng.

Nói về âm thanh thì bạn hãy đặc biệt chú ý đến tiếng ồn phát ra từ điều hòa. Hãy tìm một phòng có ít tiếng ồn nhất hoặc hạ số quạt chạy trong quá trình thu âm. Hãy cân nhắc đến chuyện mua giấy nền nhiếp ảnh để tạo ra phồng nền thu hút hơn một chút so với bức tường trắng của phòng hội thảo.

phòng quay phim

Khi đến lúc quay, hãy sơ tán những người không phận sự ra khỏi phòng và tắt hết đèn trên đầu đi. Với hệ thống chiếu sáng ba điểm của bạn, sẽ không cần những cái đèn neon với ánh sáng khó chịu kia.

Khi – và chỉ khi – mọi thứ xong xuôi hết rồi, thì bạn mới gọi nhân tài (diễn viên) của bạn vào. Chẳng còn gì tệ hơn việc đang căng thẳng thì chớ còn phải lo lắng xem người ta bật đèn đóm lên và thử máy quay.

Học thêm:

Bước Bốn: Chuẩn bị diễn viên chính

Nếu bạn có diễn viên tự tin dày dạn kinh nghiệm trong công ty thì bạn may mắn đó. Diễn viên tài năng là nguồn tài nguyên khan hiếm. Nhưng kèm hướng dẫn một chút (cùng với khá nhiều tiếng cười căng thẳng), bạn có thể giúp đồng đội của mình diễn xuất tốt trước ống kính máy quay.

Dù cho đó có là video thứ nhất hay thứ năm của bạn, thì hãy nhớ rằng đứng trước máy quay là một chuyện đáng sợ. Hãy xếp lịch để dư nhiều thời gian và sớm cung cấp kịch bản cho diễn viên – nhưng hãy làm rõ với họ rằng không cần phải học thuộc kịch bản.

Thay vào đó, đặt một cái laptop dưới tầm mắt của máy quay. Chia kịch bản thành những đoạn ngắn và thu từng phần một cho đến khi bạn bắt được cảnh đẹp nhất trong mỗi phần. Nếu bạn có dự định từ trước khi video cuối cùng sẽ chiếu thước phim b/b-roll (cảnh phụ hay ảnh chụp màn hình), bạn có thể để diễn viên chính đọc những dòng thoại đó trực tiếp từ máy tính giống như là lồng tiếng.

Trong khi quay, nhiệm vụ của bạn không chỉ là bấm nút quay đâu. Đầu tiên và trên hết là bạn cần phải trở thành người hướng dẫn. Cân đối những phản hồi phê bình với sự ủng hộ tán thành và nhanh chóng đưa ra lời động viên sau mỗi cảnh. Đấy là lý do vì sao tiến hành ngồi bàn đọc kịch bản trong quá trình làm kịch bản lại quan trọng đến thế: khi không có máy quay trong phòng thì dễ đưa ra nhận xét phản hồi hơn. Nhớ là hãy bớt nghiêm khắc một chút trong khi quay nếu không thì diễn viên của bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và không thoải mái – và biểu hiện đó sẽ xuất hiện trong cảnh quay đấy.

Nhưng trong khi bạn duy trì mức độ vui vẻ vừa phải, thì vẫn phải tỉnh táo thận trọng nhé. Nhiệm vụ của bạn là chú ý đến những tiểu tiết, như là đảm bảo đã bật hết mic hay chú ý xem ánh sáng có bất thường gì không. Thu mỗi phần nhiều lần, và hãy để diễn viên thoải mái biến chuyển âm điệu. Khi bạn cho rằng họ đã quay đạt cảnh đó … cứ quay thêm một lần nữa đi. Đến lúc này thì diễn viên chính đã đang nhập tâm rồi, và có nhiều lựa chọn sẽ rất có ích trong quá trình biên tập.

Cuối cùng thì, quay về phần đầu kịch bản ở cuối phần quay của bạn. Cơ hội/xác suất là đối tượng của bạn trở nên thoải mái hơn trong suốt cảnh quay. Bởi vì phần mở đầu thường là bộ phận trọng yếu nhất trong video, hãy quay lại phần đó khi diễn viên cảm thấy tự tin nhất.

Những điều căn bản về Composition (tổng hợp video)

Có một vài bộ phim mà đơn giản là xinh đẹp. Không phải do câu chuyện hay thậm chí do cảnh đẹp như trong tranh. Trong thực tế, cảnh đó có thể diễn ra trong bối cảnh tối tăm nhất, nhưng bằng cách nào đó, mỗi cảnh quay được đều có cảm giác vừa xinh.

Đó là sức mạnh của việc tổng hợp video. Khi mà vật thể xuất hiện ở vị trí mà chúng nên ở trong khung hình, chất lượng video của bạn sẽ tăng theo cấp số mũ.

Với video, các quy tắc tổng hợp tương tự với những điều mà bạn có thể đã học trong nhiếp ảnh hay lớp mỹ thuật. Thứ nhất, cân nhắc đến quy tắc một phần ba (rule of thirds) — ý tưởng rằng bạn tạo ra cảm giác cân bằng bằng cách tưởng tưởng ra bức vẽ với hai đường ngang và hai đường dọc. Những yếu tố chủ chốt nên xuất hiện ở các điểm giao nhau của những đường này.

khung hình mèo chuẩn

Ví dụ, nếu bạn đang quay một cuộc phỏng vấn hay một video hướng dẫn cách làm, mắt của đối tượng nên đồng trục với đường ngang trên cùng quanh một trong hai giao điểm. Với cảnh chụp “khuôn mặt biết nói” này, bạn cũng có thể cải thiện việc tổng hợp của bạn bằng cách để trống đủ (nhưng không quá nhiều) chỗ cho phần đầu. Đây là khoảng trống phía trên đầu của một người.

phân chia khung hình chuẩn

Image Credit: Hubspot Customer Success Story Featuring Parlor Skis

Một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện phần hình ảnh của video là đưa vào thước phim phụ b-roll. B-roll là cảnh bổ sung được cho vào dưới dạng cảnh bị cắt đi. Nó có thể bao gồm những cảnh quay về một nhân viên dịch vụ khách hàng nói chuyện trên điện thoại, một nhà thiết kế đang biên tập trang web của bạn, hình ảnh của văn phòng, hay thậm chí là ảnh chụp màn hình sản phẩm của bạn. Bí quyết với b-roll là đảm bảo rằng mỗi và mọi thước phim đều làm tăng giá trị cho câu chuyện.

Xem thêm về kỹ thuật b-roll của Làm Phim Nghiệp Dư:

Khi bạn thu thập b-roll, đưa vào một tập hợp các cảnh quay từ nhiều góc độ và khoảng cách khác nhau. Thực tế thì các nhà làm phim chuyên nghiệp dùng các tên gọi khác nhau để mô tả những biến thể này.

  • Establishing shot (cảnh dạo đầu): quay rộng giúp người xem nhìn thấy toàn cảnh. Dùng kiểu quay này rất tuyệt vời khi muốn giới thiệu bối cảnh ở phần đầu video.
  • Medium shots (trung cảnh): quay cụ thể hơn tập trung vào đối tượng hay một phần trong cảnh. Quay phỏng vấn cổ điển có thể được xem là medium shot.
  • Close up (cận cảnh): quay cắt bỏ nhiều phần ngoài và phóng to vào đối tượng để thể hiện chi tiết. Nó có thể làm nổi bật tay của người nào đó đang gõ bàn phìm hoặc rót một cốc cà phê.

Để luyện tập, hãy thử kể một câu chuyện bằng b-roll của bạn và lập kế hoạch về trình tự quay. Ví dụ đối tượng của bạn có thể mở cửa từ hành lang, bước bộ vào trong văn phòng, ngồi xuống ở bàn của họ, mở laptop và bắt đầu gõ. Nghe vẻ đơn giản phải không? Nhưng một trình tự quay chiếu cảnh dài 10 giây này có thể cấu thành từ 6 clip b-roll khác nhau trở lên.

Đến đây là chỗ cho bài học cuối cùng về tổng hợp: tính liên tục (continuity). Tính liên tục là quá trình kết hợp các cảnh quay thành một chuỗi sao cho nó có vẻ đã diễn ra cùng một lúc và tại cùng một địa điểm. Bộ phận cốt yếu trong tính liên tục là đảm bảo rằng bất cứ vật thể phụ trợ nào trong cảnh — ví dụ, một cốc nước trên bàn – vẫn ở nguyên chỗ cũ (và đựng cùng một lượng nước) xuyên suốt mọi cảnh quay.

Phần còn lại trong việc học tính liên tục là khớp hành động (match on action). Với cảnh miêu tả trên đây, bạn sẽ muốn quay lại cảnh đối tượng mở cửa và đi bộ từ cả hai phía trong ra ngoài và ngoài vào trong phòng. Khi sản xuất hậu kỳ, khi đó bạn có thể lật chuyển giữa các clip chính xác đúng lúc để làm phần cắt liền mạch.

khung hình tiếp tục

Bước Năm: Quay để biên tập

Khi làm video, một số người quay tốt hơn trong khi những người khác lại biên tập video giỏi hơn. Dù bạn có ở bên nào, thì bạn nên hiểu quá trình và những điểm khó của mỗi bên.

Ví dụ, là người đứng sau máy quay, bạn có thể tin rằng bạn thu được nhiều cảnh quay và đã hỏi được toàn bộ những câu hỏi phỏng vấn phù hợp. Nhưng với biên tập viên, có thể thực tế bạn đang quay quá nhiều một loại cảnh nào đấy và bỏ lỡ một số cảnh quan trọng khác mà đáng lẽ ra sẽ khiến công việc biên tập của họ dễ dàng hơn.

Các nhà làm phim dạy một bài học quý báu ở đây: quay phim để biên tập. Bằng cách ghi nhớ rằng cảnh bạn quay về sau sẽ được biên tập, bạn có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn và tiết kiệm nhiều giờ đồng hồ trong phòng biên tập.

Bước đầu tiên trong việc triển khai áp dụng tư tưởng quay phim để biên tập là hãy nhớ để lại chỗ đệm ở đoạn đầu và cuối mỗi clip. Chúng được gọi là phần đỡ (handle) và có thể giúp các biên tập viên khỏi bị đau đầu vì cắt quá gần một cảnh quay quan trọng.

Trong phần chuẩn bị diễn viên, chúng tôi đã bàn luận về cách quay kịch bản của bạn thành các phần ngắn. Nếu biên tập viên định gắn cạnh nhau những phần này, thì tay và mặt của đối tượng có thể bất chợt thay đổi giữa các clip. Đây gọi là dựng nhảy (jump cut), và với các biên tập viên thì nó đem đến một thách thức thú vị. May mắn thay, chúng ta có kỹ thuật b-roll, để che đi những phần dựng nhảy này.

cảnh phim bị dựng nhảy

Ví dụ về một cảnh dựng nhảy

Là một nhà sản xuất, nhiệm vụ của bạn là bắt được nhiều cảnh phụ (b-roll) để đảm bảo biên tập viên của mình không bao giờ hết cảnh để biên tập. Lập một danh sách ngắn về nhiều ý tưởng cảnh phụ hơn bạn nghĩ bạn sẽ cần, và gạch chúng đi khi bạn quay xong.

Để che đi cảnh dựng nhảy, bạn cũng có thể quay bằng hai máy (nhược điểm là sẽ tốn tiền!), đặc biệt là nếu bạn đang quay một cuộc phỏng vấn không có kịch bản. Máy quay A sẽ quay trực diện truyền thống. Máy quay B nên đặt ở góc 30 đến 45 độ về một bên và quay cảnh khác hoàn toàn. Khi đó biên tập viên có thể lật chuyển giữa hai góc quay này để làm cảnh cắt có vẻ tự nhiên hơn.

đổi qua lại giữa gốc độ phỏng vấn

Ví dụ về đổi qua lại giữa các góc độ phỏng vấn

Một chú ý về việc quay bằng hai máy: biên tập viên của bạn sẽ cần phải đồng bộ cảnh giữa các góc quay khác nhau. Để giúp họ làm được thế, vỗ tay thành tiếng to trong góc quay của cả hai máy ngay trước khi bạn đặt câu hỏi đầu tiên … đúng vậy, giống một bảng vỗ kiểu cũ báo hiệu bắt đầu cảnh quay (clapboard). Phần mềm biên tập hiện đại có các tính năng tự động đồng bộ, nhưng tiếng vỗ tay to này sẽ giúp bạn trước tiên sắp xếp các clip theo trật tự.

Cuối cùng hãy đánh dấu những clip quay tốt của bạn. Kể cả bạn đang quay một video có kịch bản, bạn có thể sẽ phải quay mỗi phần từ 10 lần trở lên. Một khi đối tượng thành công cảnh quay, vẫy tay bạn trước ống kính. Theo cách đó, biên tập viên có thể trực tiếp xóa đi theo gợi ý hình ảnh đó và tiết kiệm thời gian duyệt các cảnh phim.

cảnh quay thành công

Kinh nghiệm của Đức Anh: Mình từng rất lười ghi lại các cảnh quay thành công, và kết quả là mất nhiều thời gian ở phần hậu kỳ. Có 2 cách khắc phục vấn đề này:

  • Ghi chép lại tên video thành công
  • hoặc phần cuối mỗi video thành công bạn thực hiện đánh dấu nào đó

Cách đầu tiên cần thêm bút và giấy nhưng nó hiệu quả hơn đấy.

Bước Sáu: Sắp xếp cảnh quay

Đúng thế, sắp xếp tài liệu thì tẻ nhạt buồn chán. Nhưng khi biên tập video, nó có thể cứu cả dự án của bạn đó.

Quay video sẽ bắt bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng về máy tính của bạn và các thói quen tổ chức sắp xếp file của bạn. Nếu bạn là một trong những người làm hết mọi việc trên một cái máy tính để bàn chứa file lộn xộn — bạn biết rõ bản thân mình – bạn sẽ thấy mình rơi vào một thế giới đau thương đấy.

Thứ nhất, các file video có dung lượng rất lớn, thế nên rất có khả năng đến một lúc nào đó bạn sẽ không muốn lưu bất cứ video nào trên ổ cứng trong của mình nữa. Bạn sẽ nhanh chóng hết bộ nhớ và tốc độ xử lý của máy tính sẽ bắt đầu bị lag do dung lượng đó.

Thay vì thế, hãy đầu tư một ổ cứng ngoài, ví dụ như ổ cứng của thương hiệu Lacie Rugged chẳng hạn. Các ổ cứng ngoài có nhiều lựa chọn về kích cỡ và cổng cắm (Thunderbolt, USB 3.0, …). Các nhà sáng tạo đa phương tiện sẽ dùng cụm từ “làm hết trên ổ ngoài” để mô tả việc lưu toàn bộ các file dự án của họ trên ổ cứng này. Cách làm này khiến việc cộng tác với thành viên trong nhóm dễ dàng hơn vì bạn có thể dễ dàng chia sẻ ổ cứng ngoài này.

Thứ hai, các chương trình biên tập video rất cụ thể về nơi bạn lưu file. Nếu bạn không để nguyên cấu trúc file ban đầu, bạn có thể thấy mình bị chôn vùi trong các thông báo lỗi. (Chúng tôi sẽ nói về các lựa chọn phần mềm và những thủ thuật hiệu quả nhất trong phần sau).

Trên ổ cứng ngoài của mình, bạn nên tạo ra một thư mục riêng để trên cùng cho mỗi dự án. Trong thư mục này, nên có một tập hợp quy định các “vùng trữ” (bucket) để lưu cảnh quay video (video footage), âm thanh (audio), tài nguyên thiết kế (design assets) và những thứ khác của bạn. Hãy tạo một thư mục dự án mẫu (template) mà bạn có thể sao chép và dán cho mỗi dự án dùng hình ảnh dưới đây làm hướng dẫn.

khuôn mẫu dự án

Khuôn mẫu dự án: Hiệu ứng hậu kỳ; Âm thanh; Tài nguyên thiết kế; Tài liệu; Xuất; Cảnh quay; Đồ họa động; Chương trình khác; Buổi chiếu ra mắt

Khi bạn nhập cảnh quay từ máy, đặt nó vào trong thư mục “footage”/cảnh quay trên ổ cứng.

Với cả hai thư mục dự án và các file biên tập của bạn, hãy tuân theo một cấu trúc đặt tên nhất quán. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu mỗi tên dùng cấu trúc YRMODA (YEar/năm-MOnth/tháng-DAte/ngày). Như thế một video về Instagram Hacks (Mẹo dùng Instagram) có thể được đặt tên là “180625_instagram_hacks” nếu nó được bắt đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 2018.

Kể cả với một ổ cứng ngoài có file sắp xếp gọn gàng thì bạn cũng vẫn chưa hết chuyện đâu. Bạn cần phải sao lưu các file của mình (và thậm chí có lẽ phải sao lưu các file đã sao lưu của bạn). Có ổ cứng ngoài cho công việc hàng ngày, một ổ cứng ngoài khác để sao lưu dữ liệu và một cái thứ ba chứa file sao lưu trong đám mây qua Dropbox hay Google Drive là chuyện bình thường.

Xem thêm video của Tùng Phạm về quy tắc cho dân quay phim chụp ảnh để bảo vệ dữ liệu an toàn:

Bước Bảy: Biên tập và các công cụ biên tập

Okay, bạn đã quay xong cảnh phim. Xin chúc mừng – còn nửa chặng đường nữa thôi!

Giờ đến lúc bàn về việc biên tập video. Chúng ta hiểu rằng việc biên tập video có thể gây hoang mang bối rối. Lúc đầu thì bạn dễ bị choáng lắm, đặc biệt là khi bạn thấy mác giá của phần mềm biên tập! May mà có nhiều lựa chọn để biên tập video căn cứ trên trình độ kỹ năng, cơ chế vận hành và ngân quỹ của bạn. Thậm chí còn có những chương trình miễn phí trên các ứng dụng di động! Cùng điểm qua vài lựa chọn nào.

Trung cấp: Apple iMovie

iMovie là phần mềm biên tập video của Apple. Tương thích với Macs và các thiết bị chạy trên hệ điều hành iOS khác, iMovie đơn giản, thân thiện với người dùng và miễn phí trên mọi sản phẩm của Apple. iMovie cho phép bạn tạo ra và biên tập các video bằng cách cắt các clips, thêm tiêu đề, nhạc, hiệu ứng âm thanh, chỉnh sửa màu sắc cơ bản, lọc và các hiệu ứng đặc biệt.

Chương trình này thậm chí còn cung cấp các khuôn mẫu template hữu ích mà giản hóa quá trình biên tập. Nền tảng này hỗ trợ các clip chất lượng cao như là cảnh quay video 4K và khiến bạn dễ dàng chia sẻ được tác phẩm của mình trực tiếp với một nền tảng cung cấp dịch vụ lưu trữ video (video hosting platform). Hạn chế quyền truy cập đến tính năng biên tập cũng như chỉnh sửa màu sắc nâng cao khiến nó không thường được dân chuyên nghiệp dùng, nhưng iMovie vẫn là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn mới bắt đầu biên tập.

Nâng cao: Adobe Premiere Pro

Adobe Premiere Pro là một phần mềm biên tập video hàng đầu được dân chuyên nghiệp lẫn dân nghiệp dư dùng. Với giao diện có thể tùy chỉnh và nhiều công cụ biên tập nâng cao, nền tảng này thường được gọi là chuẩn ngành trong biên tập video và đã được dùng để biên tập những bộ phim Hollywood lớn như là Gone Girl và Deadpool.

Premiere khiến việc cộng tác với các biên tập viên khác trở nên dễ dàng hơn, tổ chức sắp xếp tài liệu của bạn và đồng bộ với các chương trình khác trong bộ phần mềm Adobe suite như là After Effects và Photoshop. Nền tảng này hỗ trợ cảnh phim chất lượng cao (4K trở lên) và có các công cụ chỉnh sửa và chỉnh sửa màu tích hợp nâng cao khiến nó khác biệt với những lựa chọn rẻ hơn hay miễn phí khác như là iMovie.

Nhược điểm duy nhất của nó chính là chi phí. Đăng ký sử dụng bản Premiere Pro CC mới nhất trong một năm mất khoảng $240. Nếu bạn là tay mơ trong biên tập video thì có thể bạn sẽ muốn thử trước với lựa chọn rẻ tiền hơn như là iMovie hay Adobe Premiere Elements trước khi đầu tư Premiere Pro. Còn do dự hử? Xem mấy bài hướng dẫn dùng Adobe Premiere cơ bản ở đây:

Một video hay khác liên quan đến chuyện biên tập của kênh Làm Phim Nghiệp Dư:

Ngoài 2 phần mềm trên còn khá nhiều phần mềm biên tập video thú vị khác mà có thể phù hợp hơn với bạn, chẳng hạn như:

  • DaVinci Resolve
  • Lightworks
  • FilmoraPro

Bước Tám: Chọn nhạc

Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bạn nghĩ đến video là gì? Tôi đoán là cảnh quay video thật sự. Trong khi tập trung vào cảnh quay video là quan trọng thì cũng đừng quên đưa âm nhạc vào làm một yếu tố trong kế hoạch tổng thể và ngân quỹ của bạn.

Âm nhạc là một công cụ mạnh mẽ có thể biến đổi tâm trạng và tinh thần của video — cứ xem mấy video ở trên đi! Chọn đúng nhạc thường tạo ra sự chênh lệch giữa dự án nghiệp dư và nội dung chuyên nghiệp. Khi sử dụng đúng cách, nó có thể giúp duy trì sự chú ý của người xem, khơi gợi cảm xúc và định ra phong cách biên tập chung của bạn.

Trước khi bắt đầu quay, bạn hãy đặt ra quỹ vốn cho âm nhạc và nghiên cứu luật về bản quyền ở nước bạn. Luật bản quyền có thể rất khó mà giải đoán được, đặc biệt là khi bạn đang làm nội dung số. Lời kết: đa số các sản phẩm âm nhạc đều không miễn phí đâu. Nên nếu bạn dùng nhạc của một nghệ sĩ khác khi chưa có sự cho phép hay cấp phép tử tế, bạn có nguy cơ bị gỡ video và đối mặt với kiện cáo. Để tránh vi phạm bản quyền, bạn sẽ cần tìm được những giai điệu không phải trả tiền bản quyền cho tác giả hay trả tiền cho nhà soạn nhạc để tạo ra bản thu gốc. Những bài hát không phải trả tiền tác quyền cũng không phải dùng không mất tiền đâu; chúng là những bài hát chất lượng có sẵn ở một mức giá thống nhất. Điều này có nghĩa là bạn không phải lo lắng về việc phải trả thêm phí bản quyền hay phí tác quyền trong tương lai. YouTube, Pond5, và PremiumBeat đều là những trang tuyệt vời để tìm nhạc miễn phí tác quyền.

Tiếp theo, hãy cân nhắc đến khán giả của bạn và tổng thể không khí sản phẩm của bạn. Bạn đang nhắm đến khán giả nhỏ mà sẽ tán dương bài nhạc hip-hop underground mới nhất hay bạn cần nhạc gì đó mà sẽ thu hút nhiều nhóm nhân khẩu hơn? Bạn đang sản xuất một video hướng dẫn thực hành sản phẩm hay video tóm tắt về sự kiện hào hứng vui nhộn? Hãy đảm bảo chọn nhạc mà sẽ gia tăng tinh thần chung của video.

Bên cạnh xét đến khán giả của bạn, hãy đảm bảo mình có dự liệu trước mục đích của bản nhạc đó. Bạn có cần nhạc nền hay nhạc gì đó mà có tác động thực không? Bạn sẽ trần thuật hay nói trong video? Nếu thế, đừng để nhạc chen vào nội dung của bạn. Đôi khi thứ nhạc hiệu quả nhất là loại nhạc mà bạn hoàn toàn không nhớ.

Sau khi bạn đã xác định được loại nhạc mình cần, thì đến lúc bắt đầu phân tích những bài hát tiềm năng. Hãy tính đến nhịp điệu của bài hát. Những bài hát có nhịp đều đều thì dễ thay đổi để phù hợp với phong cách video của bạn. Hy vọng đưa được nhạc ưa thích của bạn vào, Top 40 bài hit hả? Những bài hát nổi tiếng trên radio thường có kết cấu trong 4-5 đoạn và có thể khó mà chuyển đổi được. Hãy cố chọn những bài đơn giản mà dễ lặp lại ấy. Nếu bạn đang tìm nhạc không lời, hãy chắc chắn rằng mình tìm được sản phẩm âm nhạc nào mà được thu bằng nhạc cụ thật ấy. Những bài làm từ các mẫu kỹ thuật số có thể khiến video của bạn không chuyên nghiệp và lỗi thời.

Cuối cùng, cân nhắc thêm nhạc dạo đầu và kết bài (intro and outro music). Intro và outro music, hay bookends có thể giữ vai trò làm chủ đề cho nội dung của bạn. Đây là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không cần có nhạc xuyên suốt toàn bộ video của mình. Bookend music có thể giúp tạo ra không khí tinh thần chung cho video, phân chia tự nhiên nội dung của bạn thành các chương, và để lại trong lòng người xem cảm giác họ đã có trải nghiệm hoàn chỉnh.

Trong khi một số video có cảm giác còn dở dang khi không dùng nhạc nền, thì những video khác chỉ cần một vài giai điệu để gắn kết dự án lại với nhau. Hãy chú ý đến những video mà có phong cách tương đồng để xem cách những người làm video khác đang tận dụng âm nhạc như thế nào.

Kinh nghiệm của Đức Anh: vấn đề dùng nhạc trong video quả là không đơn giản các bạn à, không chỉ là chuyện bản quyền mà còn là cách chọn nhạc, lồng nhạc vào phần nào…

Xem TRUCK chia sẻ về nhạc trong video (tiếng Việt):

Bước Chín: Ghi âm lồng tiếng

Bạn đã có cảnh quay của video và nhạc – giờ đến lúc bàn về việc lồng tiếng. Lồng tiếng là trần thuật tách biệt trong video không do người nói trực tiếp trước máy quay. Lồng tiếng là một công cụ hiệu quả có thể giúp khiến video của bạn phù hợp hơn, có nhiều cảm xúc và trơn tru hơn.

Quan trọng là bạn phải nhớ rằng phần nghe của video cũng quan trọng như phần nhìn của video vậy. Tin mừng là bạn không cần phải trở thành Don LaFontaine (diễn viên lồng tiếng nổi tiếng người Mỹ) tiếp theo hay thuê một người lồng tiếng chuyên nghiệp để thu âm được giọng lồng tiếng hay. Dưới đây là vài mẹo để thu được âm thanh trong khuôn khổ ngân sách vừa phải.

  • Tìm một địa điểm. Quyết định chọn một điểm để thu âm. Nếu bạn không thể đến studio chuyên nghiệp, hãy cố chọn một phòng yên tĩnh tách biệt khỏi những ngoại âm quấy nhiễu như là tiếng còi, tiếng đóng mở cửa và tiếng người nói chuyện điện thoại. Đọc to kịch bản của bạn lên và chú ý đến độ vang âm của phòng. Giọng bạn có vang không hay nghe nghẹt bít? Nếu thế thì hãy cân nhắc thu âm ở nơi khác hoặc cho thêm đồ đạc vào để đầy phòng.
  • Chuẩn bị. Có công mài sắt có ngày nên kim! Trước khi quay, hãy đọc hết kịch bản của mình vài lần và ghi chú bất kỳ những đoạn dừng, đoạn chuyển và những từ khó. Vào ngày trọng đại, hãy đảm bảo là duy trì cơ thể đủ nước và tránh những loại phục trang gây tiếng động hay đeo trang sức. Mặt khác, dùng giá đỡ, laptop hay máy phóng đại chữ trong khi thu âm để bạn không phát ra tiếng sột soạt khi lật kịch bản in.
  • Thử và nghe. Bạn tưởng là bản thân có thể thu được phần lồng tiếng hoàn hảo trong một lần thôi hả? Nghĩ lại đi! Đầu tư một cặp tai nghe chất lượng tốt và giám sát chất lượng âm thanh của bạn xuyên suốt quá trình thu âm. Thu âm một lần mới thì dễ hơn việc cố gắng sửa phần thu âm trong quá trình biên tập. Chúng tôi đề xuất thu thử kịch bản của bạn vài lần, đặc biệt là vài đoạn đầu, để đảm bảo rằng giọng bạn đã hoàn toàn sẵn sàng. Nếu bạn nghe thấy tiếng rít hay tiếng bộp, hãy thử đứng cách xa mic hơn hoặc đầu tư một bộ lọc pop filter.
  • Thả lỏng! Hãy đảm bảo đọc chậm rãi, ngắt và nghỉ trong khi thu âm lồng tiếng. Đôi khi tất cả những gì bạn cần là uống một ngụm nước rồi tiếp tục.

Bước Mười: Đăng tải lưu trữ video của bạn

Được rồi, bạn đã sẵn sàng để công bố video của mình. Bạn đã quay các cảnh, cùng biên tập nó, thêm nhạc và lồng tiếng; và xuất nó lên web. Bước tiếp theo là đưa video của bạn lên mạng để khán giả có thể bắt đầu xem và chia sẻ chúng. Bạn có một vài lựa chọn để đăng video trực tuyến, và trong phần này, chúng tôi sẽ bàn về một số trong những lựa chọn tốt nhất.

YouTube

Khi bạn hỏi bạn bè của mình nền tảng video trực tuyến nào họ dùng, đáp án rất có thể bạn nghe thấy nhiều nhất là YouTube. YouTube là nền tảng hosting video lớn nhất, nền tảng tìm kiếm lớn nhất đứng thứ hai sau Google và trang web được truy cập nhiều thứ ba trên thế giới. Mỗi ngày trôi qua, mọi người xem hơn năm tỉ video trên YouTube. Tải video của bạn lên YouTube cũng không mất tiền và bạn có thể dễ dàng học cách tối ưu hóa chúng cho tìm kiếm.

Bên cạnh khối lượng người xem khổng lồ, YouTube cung cấp một số tính năng khác mà khiến nền tảng này trở thành một lựa chọn thích hợp để đăng video của bạn. Bởi vì các video trên YouTube được đăng trên các kênh cá nhân, nền tảng này cho phép bạn tạo dựng một nhóm khán giả theo dõi chuyên biệt. Những người dùng mà theo dõi kênh của bạn dễ thấy thêm nhiều video mà bạn tải lên hơn.

Ngay trong chính kênh của mình, bạn cũng có thể sắp xếp các video thành những danh sách phát, khiến khán giả của bạn dễ tìm kiếm trong nội dung của bạn hơn. Là một nền tảng xã hội, người xem có thể tham gia vào video của bạn thông qua nhấn nút thích và bình luận, đem đến một cơ hội khác cho bạn tương tác với khách hàng mục tiêu của mình. YouTube cũng cung cấp đa dạng nhiều lựa chọn quảng cáo dành cho việc định hướng khán giả mục tiêu tinh vi phức tạp hơn.

Mặc dù YouTube đem đến lợi ích của việc tiếp cận được nhiều khán giả mà không mất phí đăng tải và lưu trữ video, nhưng nền tảng này cũng có vài nhược điểm. Trong khi các quảng cáo video có thể là một công cụ tuyệt vời để quảng bá nội dung của riêng bạn, số lượng quảng cáo trên nền tảng này từ các nhà quảng cáo khác có thể làm giảm đi trải nghiệm của người xem.

YouTube cũng gây nghiện mạnh (ngạc nhiên, ngạc nhiên chưa!). Một khi người xem ở trên nền tảng này, họ thường nấn ná ở lại để xem một … hay 20 video khác. Điều này có thể khiến bạn khó lèo lái lưu lượng truy cập quay về trang của bạn từ nền tảng này. Bất chấp những chướng ngại ấy, YouTube vẫn là một nền tảng tuyệt vời để đăng tải video và làm tăng số lượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Vimeo

Nếu đáp án bạn của bạn đưa ra ở câu hỏi trên không phải là “YouTube” thì nhiều khả năng nhất là họ sẽ đáp Vimeo,  nền tảng lưu trữ video đứng thứ hai. Khán giả của Vimeo thì ít hơn nhiều (715 triệu lượt xem hàng tháng) so với YouTube, nhưng vẫn có nhiều ưu điểm khiến nó được nhiều nhà sáng tạo nội dung và người xem ưa chuộng.

Trong số những ưu điểm đó là giao diện người dùng đơn giản, sạch sẽ hơn khiến điều hướng nền tảng này dễ dàng hơn. Không như YouTube, Vimeo có rất ít quảng cáo mà nếu có thì sẽ làm giảm trải nghiệm của người xem. Video trên Vimeo cũng có xu hướng có chất lượng cao hơn trên YouTube, và khán giả trên nền tảng này có nhiều khả năng là dân chuyên nghiệp hơn.

Vimeo đem đến vài lựa chọn tài khoản trả phí khác nhau để phù hợp hơn với doanh nghiệp của bạn. Tài khoản trả phí cung cấp thêm bộ nhớ, phân tích nâng cao, hỗ trợ khách hàng, tùy chỉnh trình phát, tiếp cận các công cụ tạo ra khách hàng tiềm năng và nhiều hơn thế nữa, bên cạnh tài khoản trả phí, Vimeo cũng hợp tác với nhiều doanh nghiệp để sản xuất nội dung marketing chất lượng.

Nếu bạn đang hướng đến thể hiện nội dung nghệ thuật chất lượng cao, Vimeo có thể là nền tảng dành cho bạn. Khán giả say mê cùng với thẩm mỹ đẹp mắt khiến nó trở thành nơi lý tưởng để đăng đàn những video sáng tạo. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào số lượng hơn chất lượng và muốn tăng phạm vi ảnh hưởng của video, thì bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu thêm các lựa chọn nền tảng khác.

Vidyard

Vidyard cũng là một nền tảng video hosting được xây dựng chuyên cho kinh doanh. Nó không chỉ là một lựa chọn khác để lưu trữ và quản lý các video của bạn; thay vào đó, nó cho phép bạn trở thành doanh nghiệp hoàn toàn tích hợp video. Ý của chúng tôi là như sau:

Ngày nay, chúng ta biết đăng video lên YouTube là không đủ. Bạn cần nội dung video có kênh cụ thể cho Facebook và Instagram nữa, còn chưa kể đến cho trang web của bạn. Sử dụng Vidyard. Nền tảng này cho phép bạn xuất bản và cập nhật lên tất cả những địa điểm này từ một vị trí quản lý trung tâm.

Từ cổng này, bạn sẽ thấy đủ mọi loại nhận thức về người xem. Khám phá ra những loại nội dung video mà khách hàng mục tiêu của bạn thích cùng với cách thức họ xem video. Khi đó, chuyển trực tiếp những nhận thức, hiểu biết đó vào phần mềm tự động hóa marketing hay CRM. Ví dụ, nếu khách hàng tiềm năng mà bạn đang theo dõi vào xem video nghiên cứu tình huống mới nhất của bạn thì bạn sẽ nhận được thông báo ngay lập tức.

Một trong những tính năng ngầu nhất của Vidyard là khả năng cá nhân hóa với tên hay công ty của người xem trực tiếp vào trong thiết kế video. Đây là một điểm cộng sáng tạo khi bạn bắt đầu đưa video vào chiến lược tiếp thị và bán hàng của mình.

Cách dùng video xuyên suốt bánh đà

Quá thường xuyên, các công ty nhảy bổ vào cơ hội sáng tạo video đầu tiên của họ. Họ tiêu tốn hàng đống tiền cho một video giảng giải trên trang chủ của họ nhưng ngay khi hoàn tất dự án, tất cả những tham vọng với video trong tương lai đột ngột dừng lại.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cho ra lò cả đống video xã hội. Nhưng bởi vì họ chỉ đơn giản là tái tạo sao chép những mốt nhất thời mà họ đã thấy, nên các video đó khó mà được coi như có khả năng thách thức thói quen của khách hàng mục tiêu.

Cân nhắc đến thời gian, tiền bạc, và nguồn lực liên quan, video marketing không thể là một trò chơi may rủi hấp tấp được. Thay vào đó, bạn cần phải tạo ra một chiến lược tiếp thị video toàn diện mà áp dụng được vào mọi phương diện trong bánh đà của bạn. Điều này có nghĩa là tư duy trong bối cảnh phương pháp tiếp thị kiểu inbound (inbound methodology).

Phương pháp tiếp thị kiểu inbound là phương pháp tiếp thị và bán hàng tập trung vào thu hút khách hàng thông qua nội dung và tương tác có liên quan và hữu ích. Mỗi video bạn tạo ra nên làm sáng tỏ khó khăn của người xem và cung cấp cho họ một giải pháp. Nhìn vào bức tranh lớn, thì nội dung này hướng dẫn người tiêu dùng đi qua một hành trình trở nên có hiểu biết, đánh giá và mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

thu hút, chuyển đổi

THU HÚT CHUYỂN ĐỔI CHỐT KHÁCH LÀM KHÁCH VUI LÒNG
Người lạ  >>> Khách ghé trang   >>> Khách tiềm năng   >>> Khách mua hàng   >>> Người quảng bá

Blog

Từ khóa

Xuất bản xã hội

Mẫu

Kêu gọi hành động

Trang đích

CRM

Email

Thủ tục quy trình

Khảo sát điều tra

Nội dung tinh tế

Theo dõi xã hội

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày về các loại video bạn nên sản xuất cho mỗi giai đoạn trong hình trên. Để bắt đầu, lên kế hoạch sản xuất ít nhất hai video cho mỗi giai đoạn. Đừng quên đưa vào những lời kêu gọi hành động để giúp dẫn khán giả vào hành trình mua hàng của họ và vào vai trò là “người quảng bá.” Theo thời gian, bạn có thể cải thiện tình hình căn cứ trên tỉ lệ chuyển đổi và các khoảng trống nội dung mà bạn khám phá ra.

phễu và bánh đà trong bán hàng

Thu hút (Marketing)

Bước đầu tiên trong phương pháp kiểu mới là thu hút – hay biến người lạ thành khách ghé xem. Người tiêu dùng ở giai đoạn này đang xác định những khó khăn của họ và quyết định có nên tìm giải pháp hay không. Do đó những video bạn tạo ra nên đồng cảm với những vấn đề của họ và giới thiệu một giải pháp khả dĩ trong sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Sau cùng, mục tiêu của loại video này là để mở rộng phạm vi lan tỏa và gây dựng uy tín (expand reach and build trust). Vì bạn đang hướng đến kiếm lượt chia sẻ cho video, nên video cần mang tính giải trí và khơi gợi cảm xúc nhiều hơn là mang tính giáo dục. Nhưng bạn vẫn nên cung cấp đủ thông tin để bản thân bạn tham dự vào với tư cách là một chuyên gia về lĩnh vực này.

Ví dụ về các video trong giai đoạn “thu hút” bao gồm các video xã hội thú vị mà thể hiện cá tính thương hiệu của bạn, video lãnh đạo bằng tư duy (thought leadership videos) mà dựng bạn lên làm nguồn cung cấp tin tức và kiến thức trong ngành, phim thương hiệu (brand films) chia sẻ giá trị và sứ mệnh của công ty bạn, hay video giảng giải và hướng dẫn cách thức (explainers and how-to video) cung cấp các mẹo liên quan đến việc giải quyết vấn đề đau đầu của người xem.

Với video “thu hút” bất kỳ, tránh nói quá nhiều về sản phẩm của bản thân. Thay vào đó, hãy để cá tính và giá trị thương hiệu của bạn là những vì sao bắc Đẩu dẫn lối chỉ đường. Cuối cùng, bởi vì những video này có thể xuất hiện ở trên nhiều kênh khác nhau, hãy chú ý đến chiến lược ở mỗi nền tảng. Ví dụ, một video trên Facebook có thể có tỉ lệ khung hình là hình vuông (square aspect ratio) và chữ chuyển động (text animations) cho những người xem không nghe tiếng.

Chuyển đổi (Marketing + Sales/Tiếp thị + Bán hàng)

Giờ thì bạn đã thu hút được người xem video và khách ghé thăm website, bước tiếp theo là chuyển đổi những khách ghé trang này thành khách tiềm năng (leads). Với đa số nội dung tiếp thị kiểu mới, điều này có nghĩa là thu thập một số kiểu thông tin liên lạc (contact information) nào đó thông qua một mẫu điền. Video có thể hỗ trợ quá trình này thông qua trực quan hóa một giải pháp cho vấn đề của người mua, dù có chiếu trước khi hiển thị mẫu điền trên trang đích hay với tư cách chính là đề nghị. Nhìn chung, mục tiêu của loại video này là giáo dục và khơi gợi kích thích.

Các video “Chuyển đổi” có thể bao gồm một webinar (hội thảo trên nền tảng website) có đầy những lời khuyên khôn khéo tài tình, product demos (bản mẫu sản phẩm) gửi qua email, các video quảng bá trên trang đích, nghiên cứu tình huống hay những video giảng giải và hướng dẫn cách làm có chiều sâu hơn. Ví dụ, trong khi một video “thu hút” có thể cung cấp một mẹo nhanh để thành công tăng doanh số, thì một video “chuyển đổi” có thể là video giảng giải hoạt ảnh mà phân tích phương pháp bán hàng kiểu mới.

Chốt khách (Sales/bán hàng)

Bạn đã thu hút khách hàng mới bằng những video của mình và chuyển đổi khách ghé trang phù hợp thành khách tiềm năng. Giờ đã đến lúc chốt những khách tiềm năng thành khách mua hàng. Thế nhưng trong giai đoạn quan trọng như thế này, các video “chốt khách” lại thường bị các nhà tiếp thị và nhân viên kinh doanh ngó lơ xem nhẹ.

Đến lúc này, người tiêu dùng đang cân nhắc các lựa chọn của họ và quyết định mua hàng. Do đó, mục tiêu của loại video này là để khiến khách hàng của bạn hình dung ra được bản thân dùng dịch vụ hay sản phẩm của bạn — và thăng hoa. Có lý do mà số khách hàng thích xem một video về sản phẩm cao gấp bốn lần số lượng muốn đọc thông tin về sản phẩm đó. Video có khả năng thể hiện chức năng tác dụng và tận dụng tối đa cảm xúc theo cách mà một phần thông tin mô tả sản phẩm không bao giờ có thể làm được.

Những video “chốt khách” tuyệt vời bao gồm testimonials/những chứng thực từ khách hàng kèm các câu chuyện có liên quan, product demos (demo sản phẩm) chuyên sâu, các video văn hóa mà đem đến cho người xem cảm nhận về chất lượng dịch vụ của bạn, hay thậm chí các video cá nhân hóa mà giảng giải chính xác cách thức sản phẩm của bạn có thể hỗ trợ công chuyện của khách hàng.

Làm vui lòng khách (Dịch vụ/Service)

Cuộc mua bán có thể đã xong, nhưng video vẫn có thể làm được nhiều chuyện khác để tận dụng tối đa giai đoạn hậu chuyển đổi trong bánh đà của bạn. Trong suốt “giai đoạn làm vui lòng khách” của phương pháp kiểu mới, mục tiêu của bạn là tiếp tục cung cấp nội dung xuất sắc tới người dùng mà khiến tương tác của họ với sản phẩm hay dịch vụ tuyệt vời hết mức có thể. Cũng hy vọng rằng họ sẽ nói cho bạn biết những kết nối quan hệ của họ về trải nghiệm của họ hay tự họ mua thêm. Do đó, mục tiêu của loại video này là khuyến khích khách hàng của bạn ủng hộ nhãn hiệu của bạn và trở thành người truyền bá thương hiệu.

Cơ hội đầu tiên của bạn để làm vui lòng khách trực tiếp xuất hiện sau cuộc mua bán. Hãy cân nhắc gửi một video cảm ơn để chào đón họ vào cộng đồng hay một video hướng dẫn khách hàng làm quen sản phẩm (onboarding video) để giúp họ bắt đầu sử dụng sản phẩm họ mới mua. Khi đó, dựng lên một thư viện các buổi giáo dục (educational courses ) hay các video hướng dẫn sử dụng sản phẩm (product training videos) để hỗ trợ cho những người dùng thích tự mày mò hay đơn giản muốn gia tăng kiến thức kinh nghiệm của họ.

Định rõ các mục tiêu của bạn và phân tích kết quả

Đến lúc này, bạn đã biết cách sản xuất video và nơi để đăng tải nó. Bạn đã sẵn sàng để bắt tay vào làm, phải không? Chưa hẳn đâu, trước khi xông xáo vào làm thì bạn cần định rõ những mục tiêu video của bạn và xác định những chuẩn đo thích hợp nhất (identify the best metrics) để quyết định xem liệu bạn đã hoàn thành những mục tiêu đó chưa.

Trước khi đưa ra bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào, quan trọng là phải xác định được mục tiêu chính của video mà bạn sản xuất. Mục tiêu này có thể là để tăng nhận thức, gắn bó với thương hiệu hay thậm chí là để tăng chuyển đổi với một lần thử miễn phí. Trọng yếu ở chỗ bạn phải chọn ra chỉ một hoặc hai mục tiêu cho mỗi video. Khi bạn định ra nhiều mục tiêu hơn mức đó, video của bạn sẽ có vẻ lan man, không tập trung, khiến người xem khó mà quyết định được họ nên làm gì tiếp theo.

Khi cân nhắc đến các mục tiêu, bạn hãy đảm bảo mình luôn chú ý đến chân dung khách hàng (buyer persona) và khách hàng mục tiêu (target audience) nhé. Họ bao nhiêu tuổi? Họ sống ở đâu? Họ có sở thích gì? Họ thường dùng truyền thông kiểu gì? Họ đang ở trong giai đoạn nào của hành trình mua hàng (buyer’s journey)?

Toàn bộ những câu hỏi này có thể giúp bạn xác định mình nên làm loại video nào và đăng nó lên đâu. Ví dụ, nếu khách hàng mục tiêu của bạn không quen thuộc với công ty bạn, thì hẳn là bạn sẽ muốn làm một video tập trung vào nhận thức thương hiệu trước khi sản xuất một video sản phẩm chuyên sâu. Bạn cũng sẽ muốn đăng video lên một trang mà vốn đã có phạm vi ảnh hưởng rộng như YouTube chẳng hạn.

Tiếp theo, hãy bàn về các chuẩn đo. Hiểu rõ những thứ này sẽ giúp bạn định rõ và kiểm tra đo lường được thành công của mình cũng như là đặt ra các mục tiêu của bạn. Khi bạn đăng một video, bạn dễ bị ám ảnh bởi một chuẩn đo: số lượt xem. Trong khi lượt xem có thể là một chuẩn đo quan trọng, có nhiều chuẩn đo khác mà có thể liên quan hơn đến chiến dịch của bạn.

Dưới đây là một số chuẩn đo phổ biến mà bạn sẽ thấy khi xuất bản và theo dõi video.

  • View count/số lượt xem: Lượt xem là số lần video của bạn đã được xem – hay còn gọi là số lần tiếp cận (reach). Chuẩn đo này thích hợp để theo dõi video nếu mục tiêu của bạn là tăng nhận thức thương hiệu và muốn để nội dung của mình được càng nhiều người xem càng tốt. Tuy nhiên quan trọng là phải nhớ rằng mọi nền tảng hosting video có cách tính lượt xem khác nhau. Ví dụ, 1 lượt xem trên YouTube được định nghĩa là xem tối thiểu 30 giây trong khi trên Facebook thì chỉ cần xem 3 giây. Hãy đảm bảo bạn có đọc phần chữ in nhỏ trước khi báo cáo về số lượt xem video của bạn (phần chữ in nhỏ thường chứa các định nghĩa về các con số thống kê – chú thích của người dịch).
  • Play rate/Tỉ lệ phát: Tỉ lệ phát là phần trăm số người phát video của bạn chia cho số lượt video đó hiển thị. Chuẩn đo này giúp xác định mức độ liên quan và hấp dẫn của video đối với khách hàng của bạn. Nếu hàng ngàn người xem video của bạn, nhưng chỉ một ít người phát nó, thì rất có thể đã đến lúc bạn cần tối ưu hóa nội dung của mình rồi đấy.
  • Chia sẻ xã hội và bình luận: Nếu bạn đang ở trong truyền thông xã hội, hẳn bạn phải quen thuộc với việc chia sẻ và bình luận. Số lượng chia sẻ xã hội và bình luận là những chỉ báo hiệu quả cho thấy mức độ liên quan của nội dung với khách hàng mục tiêu. Nếu một người xem video của bạn và bỏ ra thời gian để chia sẻ với mạng lưới của họ, bạn hẳn là đã tạo ra được một sản phẩm nội dung tuyệt vời. Số chia sẻ xã hội cũng quan trọng là vì video của bạn càng được chia sẻ nhiều lần, thì nó càng được xem nhiều lần. Nếu mục tiêu của bạn là tiếp cận được đến nhiều người thì số chia sẻ xã hội là một chuẩn đo hợp lý để theo dõi video.
  • Số lượt hoàn thành video/Video completions: Nếu bạn bỏ thời gian ra để làm video … thì hẳn là bạn muốn mọi người sẽ xem hết video, đúng chứ? Lượt hoàn thành video là số lần một video được phát cho đến hết. Chuẩn đo này có thể bảo đảm đáng tin hơn so với số lượt xem khi bạn cố gắng xác định mức độ thành công của video.
  • Tỉ lệ hoàn thành/Completion rate: Tỉ lệ hoàn thành là số người xem hết video của bạn chia cho số người phát video (bật video). Tỉ lệ hoàn thành và các chuẩn đo khác thể hiện tính chất gắn kết tham gia vào video, là một cách lý tưởng để đo kiểm phản ứng của người xem với video của bạn. Bạn có tỉ lệ hoàn thành thấp không? Tất cả mọi người đều bỏ dở ở đoạn nhất định à? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy nội dung video không mang đến rung động cho khách hàng mục tiêu của bạn.
  • Tỉ lệ nhấp chuột/Click-through rate: Click-through rate (CTR) là số lần phần kêu gọi hành động của bạn (call-to-action/CTA) được click vào chia cho số lần nó được xem. CTR là một chỉ báo tuyệt vời cho biết mức độ hiệu quả của video của bạn ở phương diện khuyến khích mọi người thực hiện hành động mà bạn muốn. Nếu CTR của bạn thấp, hãy cân nhắc chỉnh sửa lại phần thiết kế hay mẫu CTA của bạn.
  • Tỉ lệ chuyển đổi/Conversion rate: Tỉ lệ chuyển đổi là số lần khách ghé trang hoàn tất hành động mà bạn muốn chia cho số lần nhấp chuột vào CTA của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là để người xem hoàn thành một hành động như là đăng ký dùng thử miễn phí, hãy thử thêm video vào trang đích của bạn để xem tỉ lệ chuyển đổi có tăng hay không.
  • Tỉ lệ bỏ trang (bounce rate) và thời gian trung bình trên trang (time-on-page): Bạn đang tính thêm một video vào trang trong website của bạn à? Hãy chú ý đến tỉ lệ bỏ trang và lượng thời gian mọi người bỏ ra trên trang đó trước khi bạn thêm video vào nhé. Hãy đảm bảo bạn có kiểm tra các chuẩn đo sau khi thêm video vào để xem liệu có thay đổi được cách mọi người tương tác với nội dung khác của bạn không.

chỉ số KPI video cần theo dõi

Kết luận

Tôi đoán là ngay lúc này bạn đang cảm thấy hơi ngợp một tý. Đừng lo, không chỉ mình bạn đâu. Biên tập và tiếp thị video lúc đầu có vẻ khiến bạn chán nản thoái chí, nhưng chỉ cần kiên nhẫn và thực hành một chút, bạn có thể dễ dàng sản xuất ra nội dung chất lượng cao chỉ có ở thương hiệu của bạn.

Với 71% số người tiêu dùng xem nhiều video trực tuyến hơn một năm trước đây, các nhãn hiệu không còn có thể bỏ qua mức độ phổ biến đang gia tăng của video nữa. May quá, sáng tạo nội dung chất lượng chưa bao giờ dễ dàng hơn!

Hãy thử biến một bài blog toàn chữ thành một video hay sản xuất một video hướng dẫn về sản phẩm đi. Dùng video để thể hiện thông tin theo một cách hấp dẫn mới mẻ chắc chắn sẽ khiến khách hàng thích thú và vui vẻ. Chọn một cái máy ghi hình, bắt đầu quay và xem mức độ tham gia của khách hàng gia tăng. Đã đến lúc sản xuất một video là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của bạn rồi đấy!

(Nguồn: The Ultimate Guide to Video Marketing, Tác giả Alicia Collins và Megan Conley, website: HubSpot, người dịch: Trần Tuyết Lan, cộng tác viên dịch thuật tại Kiến càng)

Bài viết được bổ sung một số video và kinh nghiệm để gần gũi và dễ hiểu hơn.

Back to Top