Categories SEO

Sửa lỗi từ khóa trùng lặp trong SEO (nhiều bài cùng từ khóa)

từ khóa trùng lặp trong SEO

Nếu website của bạn đã có vài năm tuổi rồi, khả năng cao là bạn sẽ có nhiều bài đăng nhắm đến cùng chủ đề hoặc từ khóa. Điều đó không tốt đâu.

Lấy ví dụ, hãy google tìm kiếm “từ khóa đuôi dài”.

Bạn sẽ thấy bài viết của Kiến càng (tên cũ ducanhplus) đứng đầu, nhưng đừng quan tâm, hãy nhìn xuống hai vị trí bên dưới:

hai bài viết xếp hạng cao từ cùng tên miền

Lưu ý nhỏ: Thứ hạng các trang thay đổi thường xuyên, nên bạn đừng bất ngờ nếu thứ hạng có thay đổi chút ít lúc bạn thử kiểm tra.

Trong trường hợp này, trang web lamvt đã nhắm đến và được xếp hạng cho cùng từ khóa với cả hai trang, họ có thứ hạng rất cao là thứ #2 và #3.

P/S: trang Kiến càng cũng bị hiện tượng này cho kha khá từ khóa, nhưng chúng thường xuyên lọt ngoài top 100 nên không phải là minh họa tốt ở đây. Tuy vậy nếu bạn vẫn muốn biết thì tôi có đến 3 bài khác nhau về cùng chủ đề “nghiên cứu từ khóa”! Bạn cứ thử tìm từ khóa này sẽ thấy “nghiên cứu từ khóa” site:kiencang.net

Nhưng có nhiều vị trí (estate) trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) không phải là điều tốt hơn hay sao?

Tại sao điều này (có khả năng) là vấn đề?

Chỉ vài từ thôi: các từ khóa ăn thịt lẫn nhau / keyword cannibalization.

Chú thích của người dịch: Trong marketing, khái niệm cannibalization chỉ đến trường hợp doanh số bán hàng, lợi nhuận hoặc thị phần của một sản phẩm bị thuyên giảm có nguyên nhân từ việc xuất hiện một sản phẩm mới từ cùng nhà sản xuất.

Đấy là lý do vì sao nó lại được gọi là ăn thịt lẫn nhau, nó cũng giống như kiểu gà cùng một mẹ đánh nhau vậy – bất kể kết quả thế nào thì gà mẹ cũng đau lòng!


Các từ khóa ăn lẫn nhau/trùng lặp là gì? (và tại sao nó lại là vấn đề?)

Các từ khóa ăn lẫn nhau khi một website (ví dụ kiencang.net) vô tình nhắm đến cùng một từ khóa trong nhiều bài viết (các bài post hoặc page).

Nhiều người làm SEO tin rằng điều này làm Google “nhầm lẫn”.

Chẳng hạn trang Diggity Marketing cho rằng:

Google về cơ bản là một con bọ web muốn hiểu trang của bạn, vì thế khi có hai nội dung tương tự nhau – nó sẽ gây nhầm lẫn (confusion).

Nói cách khác, họ tin rằng điều đó làm cho Google khó khăn trong việc quyết định xem trang nào (nếu có) được xếp hạng cao cho một từ khóa cụ thể. Và hệ quả là đôi khi cả hai trang đều sẽ không được xếp hạng cho từ khóa nhắm đến.

Điều này thường không chính xác.

Tôi sẽ để Patrick Stox, người phụ trách chuyên mục ở Search Engine Land (một chuyên trang về SEO) giải thích tại sao:

Tôi nghe thấy nhiều cuộc tranh luận trong đó mọi người nói rằng khi bạn có nhiều trang nhắm đến cùng từ khóa thì theo một cách nào đó sẽ làm máy tìm kiếm nhầm lẫn.

Toàn bộ ý tưởng này là vô lý.

Máy tìm kiếm biết nội dung nào đang tồn tại trên các trang web riêng lẻ. Mọi người nghĩ có những lúc Google hiển thị sai trang cho một thuật ngữ tìm kiếm, nhưng điều đó cũng không đúng nốt.

Những gì bạn cho là tốt nhất, trang liên quan nhất đến một truy vấn nào đó có thể không phải là thứ máy tìm kiếm xem là liên quan nhất. Ý định tìm kiếm (search intent) rất quan trọng ở đây.

Nếu trang của bạn không có thông tin liên quan hoặc không được bao quanh bởi các bài viết thông tin “làm thế nào” hoặc không được các trang Wikipedia trích dẫn, thì có khả năng cao là trang của bạn sẽ không được hiển thị cho người dùng tìm kiếm.

Giống như Patrick nói, Google quả thực thông minh. Nó hầu như luôn luôn hiểu rõ trang của bạn đang nói về điều gì và nó có khớp khít với ý định của người tìm kiếm cho một truy vấn cụ thể nào đó hay không.

Đấy là lý do vì sao bạn không thể ép các trang bán sản phẩm được xếp hạng cao cho các truy vấn về thông tin.

Lấy ví dụ, hãy xem trang kết quả tìm kiếm cho truy vấn “ý tưởng thiết kế logo”.  Các kết quả trong top 10 đều là là các bài viết kiểu danh sách (listicle-style). Không có trang bán sản phẩm (product page) nào:

kết quả cho ý tưởng thiết kế logo

Điều này liên quan đến ý định của người tìm kiếm (searcher intent); khi mọi người tìm kiếm cho thuật ngữ này nghĩa là họ không muốn nhìn thấy các trang bán sản phẩm, dịch vụ.

Nhưng điều này không có nghĩa là từ khóa ăn nhau (trùng lặp từ khóa) không phải là vấn đề…

Có hai lý do giải thích điều này:


1. Nó có thể dẫn đến tình trạng là trang bạn muốn xếp hạng cao hơn trong thực tế lại có thứ hạng thấp hơn trang còn lại.

Hãy thử Google cụm từ khóa “competitor backlink analysis / phân tích backlink của đối thủ cạnh tranh”.

Bạn sẽ thấy Ahrefs có hai vị trí xếp hạng là #6 và #7:

Ahrefs có 2 thứ hạng cao trên SERP cho cùng từ khóa

Google tin rằng cả hai trang đều là các kết quả phù hợp cho từ khóa tìm kiếm cụ thể trên. Và họ đã đúng.

Vấn đề ở đây là kết quả ở vị trí số #6 đã xuất bản cách đây những hơn 4 năm rồi.

bài viết đã xuất bản cách đây 4 năm

Và do đó bao gồm rất nhiều ảnh chụp màn hình cho thấy giao diện rất cũ của Ahrefs.

giao diện cũ của Ahrefs

Lưu ý nhỏ: Nó cũng là một bài viết khá ngắn nữa (chính xác chỉ có 1278 từ). Hiện giờ, số lượng từ hiếm khi là đánh giá tốt nhất về chất lượng. Nhưng để so sánh thì phần lớn các bài viết gần đây của chúng tôi được xuất bản có nội dung chuyên sâu đều dễ dàng có số lượng từ lớn hơn 2000.

Nhưng trớ trêu ở chỗ, bài viết ở vị trí số #7 (vị trí thấp hơn) – mới là bài có nội dung sâu sắc hơn nhiều, đây là nội dung mà chúng tôi xuất bản trong năm 2017.

bài viết có nội dung tốt hơn nhưng lại xếp hạng thấp hơn

Nó cập nhật hơn và cung cấp các lời khuyên tốt hơn.

Vì thế chúng tôi mong trang này xếp hạng cao nhất có thể.

Nếu trang ở vị trí số #6 không tồn tại, rất có thể trang đang ở vị trí số #7 sẽ có được vị trí của nó.

Và không chỉ có mỗi một vấn đề về nội dung lỗi thời (out-of-date content) mà thôi.

Dưới đây nói về hai lý do nữa giải thích vì sao BẠN có thể muốn một trang xếp hạng cao hơn trang kia:

  1.  Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn: Giả dụ bạn có hai bài đăng blog về cùng một chủ đề (chẳng hạn “làm thế nào để giảm cân”, và “10 mẹo giảm cân cho nam giới”). Một trong hai bài viết có khả năng cao thu hút khách hàng tiềm năng, và nó cũng có tỷ lệ chuyển đổi đáng kinh ngạc, trong khi trang còn lại thì không. Vậy thì bạn mong muốn trang nào xếp hạng cao hơn cho từ khóa “làm thế nào để giảm cân”? Chắc chắn là trang có khả năng chuyển đổi người ghé thăm thành khách hàng tiềm năng đúng không?
  2. Lợi nhuận biên cao hơn: Bạn có hai sản phẩm tương tự trên website. Giả dụ đó là sản phẩm buồn tẻ và nhàm chán như những đôi tất đi chẳng hạn. Cả hai sản phẩm đều có giá ngang nhau – 5 đô. Nhưng một sản phẩm là thương hiệu của bạn, và cái còn lại là của bên-thứ-ba (trên website của bạn). Vậy thì trang nào bạn muốn xếp hạng cao cho từ khóa “mua tất giá 5 đô”? Đấy tất nhiên sẽ là sản phẩm thương hiệu của bạn bởi vì nó sẽ giúp bạn có nhiều lãi hơn (vì lợi nhuận biên tốt hơn).

Nhưng còn một lý do khác quan trọng hơn lý giải tại sao bạn cần tránh từ khóa ăn thịt lẫn nhau (trùng nhau)…


2. Nó có thể kéo thứ hạng của cả hai trang thấp xuống

Trong ví dụ trên, chúng tôi có hai trang tương tự nhau xếp hạng ở vị trí số #6 và #7.

Nhưng tại sao không trang nào trong hai trang xếp hạng ở vị trí số #1?

Vâng, có thể có bất kỳ lý do nào.

NHƯNG…nó có thể có nguyên nhân từ việc liên kết (và nội dung) bị pha loãng.

Hãy để tôi giải thích.

Số lượng (và chất lượng) của backlink trỏ về một trang là “tín hiệu xếp hạng” chủ yếu.

Ý tôi là, chỉ cần nhìn vào bất kỳ trang nào trong top 10 cho bất cứ từ khóa nào (có khối lượng tìm kiếm thực) bạn cũng sẽ thấy hầu hết có số lượng liên kết trỏ đến trang khá tốt.

[dropshadowbox align=”none” effect=”lifted-both” width=”auto” height=”” background_color=”#f9f9f9″ border_width=”1″ border_color=”#dddddd” ]

MẸO: SỬ DỤNG SERP OVERVIEW TRONG KEYWORDS EXPLORER ĐỂ KIỂM TRA CON SỐ TÊN MIỀN TRỎ VỀ CHO CÁC TRANG TRONG TOP 10

Bạn vào Keywords Explorer, nhập từ khóa bất kỳ, sau đó cuộn chuột xuống phần SERP Overview.

Ở đây nó sẽ hiển thị top 10 trang trên Google cho từ khóa tương ứng. Và nó cũng cho thấy con số tên miền trỏ về mỗi trang.

phân tích backlink của đối thủ

Bạn có thể thấy các trang trong top 10 có số lượng backlink khá tốt.

Điều đó nghĩa là chúng ta cũng cần nhiều backlink tương tự, nếu không muốn nói là nhiều hơn để vượt qua họ trên SERP.

[/dropshadowbox]

Nhưng nếu bạn có hai trang tương tự nhau, bất kỳ liên kết inbound (backlink) nào mà bạn có sẽ bị chia sẻ hiệu quả cho cả hai trang.

Lấy ví dụ, đây là hồ sơ backlink cho bài viết nghiên cứu về SSL của chúng tôi:

hồ sơ backlink 1

Còn đây là hồ sơ backlink cho bài viết về hướng dẫn HTTP và HTTPS cho SEO:

hồ sơ backlink 2

Cả hai trang này đều được xếp hạng cao cho từ khóa “SSL SEO”. Trang đầu xếp ở vị trí thứ #9. Và trang sau xếp ở vị trí #10.

Vậy vấn đề ở đây là gì?

Vâng, hãy tưởng tượng nếu số lượng tên miền trỏ về được kết hợp với nhau (164 + 129 = 293), tất cả cùng trỏ về một trang duy nhất; thế thì trang đó chắc chắn sẽ xếp hạng cao hơn vị trí số #9 hoặc số #10. Nó thậm chí còn có thể lọt vào top 3.

Và đó không chỉ là vấn đề duy nhất.

Nội dung bị pha loãng cũng là một rắc rối.

Lấy ví dụ, chúng tôi có một số bài đăng blog về chủ đề “xây dựng liên kết gãy“.

nhiều bài viết về xây dựng liên kết gãy

Mỗi bài viết lại bao gồm một số thông tin có giá trị. Nhưng không bài nào xứng đáng là nguồn thông tin tốt nhất trong ngành (industry-leading).

Về bản chất, có khả năng là bài viết hay nhất đã bị pha loãng qua ba bài viết tầm thường.

Và vì lý do đó, không bài nào trong số chúng thu hút được nhiều backlink cả.

không bài nào thu hút được nhiều backlink

Lưu ý nhỏ: Chúng tôi đang nỗ lực để kết hợp và làm mới ba bài viết này thành một bài duy nhất. Vì thế có thể bạn sẽ không tìm thấy chúng khi bạn đang đọc bài viết này.

Như đã nói, một trong các bài đăng này hiện xếp trong top 3 cho từ khóa “broken link building”.

bài viết xếp hạng cao

Nhưng nếu chúng tôi hợp nhất tất cả những lời khuyên tốt nhất của cả ba bài viết vào trong một bài, nó có khả năng cao trở thành “nguồn hút các liên kết” hơn so với bất kỳ bài viết nào hiện có.

Và nếu nhiều người liên kết đến nó, nó có khả năng xếp hạng cao hơn-thậm chí là vị trí số #1.


Ngoại lệ của luật: Khi từ khóa trùng lặp không phải là vấn đề

Nếu bạn xếp hạng ở vị trí số #1 và #2 cho cùng một từ khóa, và bạn nắm giữ các vị trí đó trong một thời gian dài (long-term), thì khi ấy bạn không cần lo lắng về chuyện các từ khóa trùng lặp (tự ăn thịt nhau) nữa.

Ví dụ:

Trang bodybuilding.com hiện nắm giữ vị trí số #1 và #2 cho từ khóa “back and bicep workout”.

nắm giữ vị trí số 1 và số 2

Họ cũng nắm giữ cả hai vị trí này liên tục trong vòng hơn 6 tháng qua:

nắm giữ vị trí ổn định liên tục trong hơn 6 tháng qua

Vậy tại sao họ không cần “giải quyết” vấn đề này?

Họ không cần làm thế, vì họ đang nắm giữ 2 vị trí có tỷ lệ CTR cao nhất rồi. Hơn nữa họ sẽ nhận được số lượng click ít hơn nếu họ chỉ nắm giữ một vị trí đầu và để rơi vị trí thứ hai vào đối thủ.

Họ sẽ chỉ muốn “sửa” lỗi này nếu trang ở vị trí số #1 vì một lý do nào đó lại không đem lại lợi ích họ mong muốn cao bằng so với trang ở vị trí số #2. Ví dụ nếu tỷ lệ chuyển đổi của trang xếp đầu thấp hơn hẳn so với trang kia, hoặc nếu tỷ lệ thoát trang cao một cách bất thường.

Nhưng vì Google cũng tính đến các tín hiệu tương tác của người dùng (ví dụ tỷ lệ thoát trang, dwell time, vân vân) khi xếp hạng các trang, cơ hội cho tình trạng đó duy trì lâu dài là gần như không thể.


Làm thế nào để nhanh chóng xác định được các từ khóa trùng lặp

Tôi có một tin tốt dành cho các bạn:

Chúng ta có quá trình xử lý đơn giản và tự động để xác định các từ khóa trùng lặp (ăn thịt lẫn nhau) thông qua bảng tính của Google.

Nhưng trước hết, hãy thử nhìn lại cách thức tẻ nhạt và tốn thời gian mà mọi người thường áp dụng:

  1. Đưa website vào Site Explorer (một công cụ của Ahrefs);
  2. Đi đến báo cáo Organic Keywords (báo cáo các từ khóa đến trang từ tìm kiếm tự nhiên);
  3. Xuất tất cả các từ khóa ra định dạng CSV (lưu ý: sẽ đỡ mệt mỏi hơn nếu bạn xóa các cột dữ liệu không liên quan);
  4. Mở file CSV trong Excel (hoặc Google Sheets). Sau đó sắp xếp các từ khóa từ A-Z;
  5. Sàng lọc thủ công và đánh dấu tất cả các từ khóa trùng lắp;

Phần cuối cùng của quy trình này là phần ngốn thời gian nhất.

Nó sẽ chẳng tệ hại mấy nếu trang của bạn được xếp hạng cao chỉ cho vài từ khóa. Nhưng nếu bạn được xếp hạng cao cho hàng ngàn từ khóa, công việc này sẽ làm bạn tốn nhiều giờ đồng hồ.

Nếu bạn muốn tự động hóa quá trình này, hãy tạo một bảng tính Google giống mẫu sau: tải nó ở đây.

[dropshadowbox align=”none” effect=”lifted-both” width=”auto” height=”” background_color=”#f9f9f9″ border_width=”1″ border_color=”#dddddd” ]

QUAN TRỌNG: TẠO MỘT BẢN COPY CỦA GOOGLE SHEET…ĐỪNG YÊU CẦU TRUY CẬP VÀO DỮ LIỆU GỐC!

Để làm điều đó, bạn nhất vào File > Make a copy (tạo một bản sao)

tạo một bản sao

Đặt tên cho template, chọn nơi bạn muốn lưu nó lại (trên Google Drive của bạn), sau đó nhấn OK.

tạo một bản sao dữ liệu từ khóa

Giờ bạn sẽ có toàn quyền biên tập file copy trên Google Drive của bạn.

Bạn đừng yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu gốc. Chúng tôi không cấp quyền đó cũng như nó sẽ phá hủy mẫu gốc cho những người sau này.

Hơn nữa điều đó làm cho tôi liên tục nhận được thông báo qua email. Vì vậy bạn đừng làm thế nhé! 🙂

[/dropshadowbox]

1. Xuất các từ khóa từ tìm kiếm tự nhiên (organic keywords) từ Ahrefs

Điều đầu tiên bạn cần làm là xuất tất cả các từ khóa trang của bạn được xếp hạng bằng cách sử dụng công cụ Ahrefs’s Site Explorer.

Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng báo cáo Organic Keywords.

xuất báo cáo từ khóa

Sau đó bạn nhấn vào nút download để tải file CSV về máy tính của bạn.

tải dữ liệu về từ khóa về máy tính

2. Nhập dữ liệu (từ file CSV) vào Google Sheet bạn vừa tạo ban nãy (bảng tính của Google)

Hãy mở bản sao trên Google Sheet. Sau đó bạn chuyển sang trang tính có tiêu đề “1. Ahrefs KW Export” (bạn sẽ ở trang bảng tính này theo mặc định, nhưng để chắc chắn hãy kiểm tra lại/double-checking).

Bạn cần đảm bảo rằng ô A1 được lựa chọn-chỉ cần click con trỏ chuột một lần vào đó.

click trỏ chuột vào bảng tính

Tiếp đến bạn vào File > Import.

nhập file vào

Sau đó bạn tải file CSV đã xuất từ báo cáo Organic Keywords.

tải lên file

Bạn phải thấy một cửa sổ bật ra (pop-up) – hãy đảm bảo rằng bạn chọn tùy chọn “replace data at selected cell/thay thế dữ liệu ở những ô đã chọn”. Các tùy chọn còn lại bạn để mặc định.

chọn đúng tùy chọn

Sau đó bạn nhấn “Import data”.

nhấn nhập dữ liệu

3. Xong!

Tiếp đến bạn chỉ việc chuyển sang tab “results” để xem các kết quả.

chuyển sang tab results

Bạn sẽ thấy các ô cột giống như thế này (dĩ nhiên đó sẽ là trang web của bạn chứ không phải của Ahrefs):

chuyển dữ liệu vào bảng tính

Như bạn có thể thấy, nó chỉ kéo các từ khóa có hơn một vị trí trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), các từ khóa có khả năng là từ khóa trùng lặp.

Lưu ý nhỏ: Điều này khá chính xác. Nhưng nó không chuẩn 100%. Thi thoảng nó cũng báo sai.

Nó nói cho bạn về từ khóa (keyword/cột 1), vị trí xếp hạng hiện tại (current ranking position/cột 2), khối lượng tìm kiếm (search volume/cột 3), và URL (cột 4).

Bạn không cần bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ để sàng lọc hàng ngàn URL – nó đã được tự động hóa rồi! 🙂

Giờ bạn đã xác định được các trang bị vấn đề từ khóa trùng lặp, nhưng làm thế nào để sửa chúng đây?


Cách sửa nội dung ăn thịt lẫn nhau (gợi ý: điều này không phải LÚC NÀO cũng cần thiết)

Như tôi đã nói ở trên, không phải lúc nào bạn cũng cần “sửa chữa” vấn đề về các từ khóa ăn thịt lẫn nhau.

Bạn nên để ý lời khuyên trên và đánh giá xem liệu bạn có cần “sửa” hay không, xét đến từng trường hợp cụ thể.

Nhưng khi vấn đề cần phải giải quyết, bạn sẽ phải làm gì?

Dưới đây là các lựa chọn:

Lựa chọn 1. Hủy tối ưu hóa

Đây là lựa chọn tốt nhất khi bạn có một trang được xếp hạng cho nhiều từ khóa (và vì thế nhận được rất nhiều lưu lượng truy cập từ tìm kiếm tự nhiên). Nhưng bạn muốn nó không xếp hạng (cho ít nhất) một từ khóa, bởi vì nó đang “tự ăn thịt/trùng lặp” với trang khác.

Bạn không muốn xóa trang, bởi vì nó vẫn đem lại nhiều lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên từ các từ khóa khác.

Và bạn cũng không muốn thực hiện redirect (chuyển hướng) vì nó vẫn có giá trị.

Vì thế một lần nữa, lựa chọn tốt nhất ở đây là cố gắng hủy tôi ưu hóa (de-optimize) trang này cho một từ khóa cụ thể.

Dưới đây là cách:

  1. Hủy tối ưu hóa cho chính nội dung đó: Bạn nhìn tổng thể nội dung và loại bỏ bất kỳ từ khóa nào bạn không mong muốn. Điều này thường không tạo ra khác biệt lớn (vì suy cho cung Google không chỉ dựa vào khớp từ khóa chính xác) nhưng nó sẽ giúp vấn đề không trỏ nên nghiêm trọng hơn.
  2. Thay đổi bất kỳ liên kết nội bộ nào (đặc biệt là các văn bản neo giàu từ khóa): Nếu bạn có bất kỳ liên kết nội bộ nào trỏ đến trang không mong muốn, bạn cần tráo đổi đích của liên kết sang trang bạn muốn tăng hạng hoặc loại bỏ liên kết đó đi. Các liên kết với văn bản neo giàu từ khóa là ưu tiên hàng đầu ở đây, cũng như bất kỳ liên kết nào bao gồm từ khóa không mong muốn trong văn bản neo có thể giúp trang không mong muốn có được xếp hạng cao cho từ khóa đó, vì thế thay đổi văn bản neo sang nội dung khác.
  3. Yêu cầu bất kỳ backlink nào (từ các trang web bên ngoài) thay đổi văn bản neo: Bên cạnh liên kết nội bộ, bạn cũng cần kiểm tra các backlink trỏ đến trang không mong muốn sử dụng các từ khóa không mong muốn. Bạn có thể sử dụng báo cáo Văn bản neo trong Ahrefs’ Site Explorer để tìm chúng. Lưu ý: Điều này có thể khá khó khăn trong một số trường hợp, khi bạn liên hệ với các trang đã liên kết đến bạn và yêu cầu thay đổi liên kết –  một số trang có thể chẳng làm gì (hoặc họ loại bỏ luôn liên kết!).

Lựa chọn 2. Hợp nhất

Đây là lựa chọn tốt nhất khi bạn có hai trang rất giống nhau đã được xếp hạng cao cho cùng từ khóa.

Ví dụ:

Trên Blog của Ahrefs, chúng tôi có hai bài đăng có xếp hạng cao cho từ khóa “SEO freelancing”.

Bài thứ nhất là bài này:

bài thứ nhất

Còn đây là bài thứ hai:

bài thứ 2

Cả hai đều bao gồm các lời khuyên tốt về cùng chủ đề. Vì thế chúng tôi không muốn xóa bất kỳ bài nào cả.

Chúng cũng có một số backlink giá trị:

backlink giá trị

Vì thế lựa chọn tốt nhất ở đây là kết hợp hai nguồn lại thành một nguồn “chất lượng cao”.

Sau đó bạn chuyển hướng 301 trang còn lại, hoặc cả hai, về URL mới.

Điều đó giúp bạn bảo toàn được các backlink đã kiếm được. Và vì tất cả các liên kết đều trỏ về một trang duy nhất (không còn tản mác ra hai trang nữa), chúng ta thậm chí có thể có thứ hạng cao hơn cho từ khóa “SEO freelancing” và các thuật ngữ khác liên quan.

Lựa chọn 3. Xóa bỏ

Đây là lựa chọn tốt nhất khi:

  1. Bạn có một trang chất lượng thấp chiếm dụng lưu lượng truy cập trang có chất lượng cao hơn;
  2. Trang chất lượng thấp không cung cấp bất kỳ giá trị nào cho khách truy cập.

Nhưng trước khi bạn nhất nút xóa, lúc nào cũng phải kiểm tra chắc chắn liệu trang có bất kỳ backlink nào hay không.

[dropshadowbox align=”none” effect=”lifted-both” width=”auto” height=”” background_color=”#f9f9f9″ border_width=”1″ border_color=”#dddddd” ]

SỬ DỤNG AHREFS’ SITE EXPLORER ĐỂ KIỂM TRA CÁC BACKLINK TRƯỚC KHI XÓA MỘT TRANG

Bạn vào Site Explorer, nhập URL, sau đó kiểm tra số lượng bakclink.

kiểm tra số lượng backlink

Ví dụ bạn có thể thấy trang trên có 17 backlink từ 16 tên miền.

[/dropshadowbox]

Nếu nó có backlink, bạn vẫn có thể xóa nó. Nhưng bạn cần thêm chuyển hướng 301 từ trang đã xóa về trang tương tự (hoặc trang chủ nếu nó có ý nghĩa).

Nếu nó không có backlink nào cả, bạn chỉ cần xóa nó luôn mà chẳng phải lo lắng gì.

Lựa chọn 4. Xóa chỉ mục

Đây là cách làm tốt nhất cho các trang vẫn hữu dụng cho người đọc (vì thế bạn muốn giữ chúng lại). Nhưng bạn muốn đảm bảo rằng chúng không xếp hạng cao trên máy tìm kiếm và có nguy cơ ăn thịt trang khác.

Các trang thư mục của blog thường rơi vào trường hợp này.

Ví dụ:

Trên blog của Ahrefs, chúng tôi có một thư mục có tên “link building/xây dựng liên kết”.

trang thư mục xây dựng liên kết

Bạn có thể truy cập trang này bình thường. Nhưng nó không được lập chỉ mục…và vì thế nó không hiển thị trong các kết quả tìm kiếm.

Chúng tôi đã áp dụng điều đó vì hai lý do:

  1. Để tránh (nguy cơ) xảy ra vấn đề tự ăn thịt: Chúng tôi có một hướng dẫn rất chi tiết về xây dụng liên kết. Và chúng tôi muốn nó được xếp hạng cao cho từ khóa như “xây dựng liên kết”. Chúng tôi không muốn trang thư mục của blog được xếp hạng cao cho những từ khóa như vậy. (Vâng, dù cơ hội xảy ra điều đó là rất nhỏ, nhưng chúng tôi vẫn phải đảm bảo là nó không được phép xảy ra).
  2. Tránh mọi người truy cập vào trang này: Trang thư mục hữu dụng cho mục đích điều hướng trên website. Nhưng nó không có ích như trang landing page đón truy cập trực tiếp từ SERP. Trong thực tế, nếu bạn tìm kiếm từ khóa “xây dựng liên kết” và nếu kết quả ở vị trí số #1 là trang thư mục của chúng tôi về xây dựng liên kết, bạn có lẽ sẽ nhấn nút back càng sớm càng tốt.

Hai lý do trên giải thích vì sao chúng tôi không lập chỉ mục cho tất cả các trang thư mục. Và hầu hết các blog khác cũng làm như vậy.

Lựa chọn 5. Canonicalize

Thẻ canonical (hay còn gọi là “rel canonical”) là cách bạn nói cho máy tìm kiếm biết rằng một URL cụ thể hiện là bản sao của một trang khác. Sử dụng thẻ canonical ngăn chặn các vấn đề có nguyên nhân từ việc các nội dung trùng lặp/giống hệt nhau xuất hiện trên nhiều URL. Thực tế mà nói, thẻ canonical nói cho máy tìm kiếm biết phiên bản URL nào bạn muốn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

Đây là lựa chọn tốt nhất khi bạn có hai trang tương tự nhau mà bạn vẫn cần giữ cả hai (bởi vì chúng vẫn hữu dụng cho người xem), nhưng bạn muốn máy tìm kiếm xếp hạng một trang cụ thể vượt các trang còn lại.

Thẻ canonical trông giống như thế này:

<link rel="canonical" href="https://kiencang.net/blog/sept-2017/” />


Làm sao để tránh các vấn đề tự ăn thịt trong tương lai

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi khi giải quyết các vấn đề về từ khóa ăn thịt lẫn nhau được hình thành qua thời gian.

Đấy là lý do vì sao, lựa chọn tốt nhất là bạn cần tránh nó ngay từ đầu.

May mắn làm sao, thực hiện điều đó không khó khăn gì. Bạn chỉ cần làm theo quy trình này bất cứ lúc nào bạn có kế hoạch xuất bản một bài viết mới:

Đầu tiên, truy cập vào Google và thực hiện tìm kiếm sau:

site: trang của bạn + từ khóa bạn muốn tìm.

Lấy ví dụ, nếu tôi có kế hoạch viết một bài về văn bản neo chẳng hạn, tôi sẽ tìm kiếm như sau:

tìm kiếm nội dung trong trang

Sau đó tôi sẽ kiểm tra các kết quả.

Nếu tôi đã có bài viết nào đó nhắm đến từ khóa này, tôi sẽ phải nghĩ lại xem mình có muốn viết một bài mới về chủ đề tương tự hay không.


Vài suy nghĩ cuối cùng

Hiện tượng từ khóa tự ăn thịt lẫn nhau là một chủ đề nóng trong thế giới SEO.

Một số người làm SEO nghĩ rằng đây là một vấn đề lớn, trong khi những người khác không cho rằng như vậy (vì thực tế Google làm khá tốt nhiệm vụ hiểu ý định của người tìm kiếm).

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó có thể là một vấn đề. Và chúng tôi tin rằng bạn phải để ý đến nó và sửa chữa vấn đề khi chúng phát sinh.

Và với công cụ tìm kiếm từ khóa trùng lặp của chúng tôi (được xây dựng trong Google Sheets), bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng chẩn đoán và tìm thấy các vấn đề ăn thịt lẫn nhau.

Hãy nói cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn về vấn đề từ khóa trùng lặp trong phần bình luận nhé 🙂

[dropshadowbox align=”none” effect=”lifted-both” width=”auto” height=”” background_color=”#f9f9f9″ border_width=”1″ border_color=”#dddddd” ]

P/S: chú thích thêm từ người dịch, nếu bạn dùng WordPress, và dùng plugin Yoast SEO, công cụ này có một tính năng rất hay là nếu bạn nhập từ khóa nào đó đã từng SEO trước đây rồi nó sẽ thông báo cho bạn biết. Ví dụ:

tính năng thông báo trùng từ khóa của Yoast

Ở đây Yoast thông báo là tôi đã từng SEO cho từ khóa “nghiên cứu từ khóa” 2 lần trước đây.

Điều này giúp bạn tránh viết cùng một chủ đề nhiều lần.

Ồ, có thể bạn muốn hỏi tại sao tôi vẫn có tới 3 bài viết khác nhau về nghiên cứu từ khóa mặc cho Yoast thông báo. Lý do là vì tôi muốn tìm hiểu các góc cạnh khác nhau từ các trang web khác nhau về vấn đề này, chứ không chỉ nhăm nhăm SEO cho bài viết đó.

Ý tôi là nếu được thì tôi vẫn muốn có thứ hạng tốt, nhưng tôi thường ưu tiên kiến thức tích lũy được khi dịch các bài, nên đôi khi chấp nhận chúng ăn thịt lẫn nhau cũng được.

[/dropshadowbox]

(Dịch từ bài viết How to Find and Fix Keyword Cannibalization Issues (in Seconds) – Tác giả: Joshua Hardwick – Website: Ahrefs Blog)

Comments are closed.

Back to Top