Categories Content marketing SEO

Từ khóa đuôi dài là gì? Và tại sao nó lại là nguồn traffic quan trọng

từ khóa đuôi dài là gì

Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta cùng xem xét lại các quan niệm cũng như cách nghĩ của mình về từ khóa đuôi dài (long tail keywords). Và cũng là lúc đánh giá lại quy trình chúng ta sử dụng để nghiên cứu chúng.

Tìm trên Google cho truy vấn: từ khóa đuôi dài, rồi click vào một kết quả nào đó trong top 10, bạn sẽ có được một định nghĩa giống như thế này:

Từ khóa đuôi dài là từ khóa rất cụ thể bao gồm từ 3 từ trở lên. Nó thường bao gồm một thuật ngữ ở đầu, gồm 1 hoặc 2 từ đầu – cái nói chung có nhiều tìm kiếm hơn.

Bạn cũng sẽ tốn một quá trình dài điên rồ để tìm kiếm được các từ khóa đuôi dài, cái này thường liên quan tới:

  • Thực hiện nhiều tìm kiếm thủ công trên Google;
  • Nhiều công cụ;
  • Quy trình lặp lại;
  • Bảng tính khổng lồ;
  • Tốn nhiều giờ cho việc nghiên cứu đầy đủ;
  • Phải cố gắng ‘đo ni đóng giày’ để chèn các từ khóa vào trong thẻ tiêu đề và nội dung của bạn

Nhưng bạn biết gì không? Những bài viết đó đã lỗi thời cả rồi.

Và nghiên cứu quy trình kiểu như vậy là hoàn toàn lãng phí thời gian. Giờ đừng hiểu sai những gì tôi vừa nói là chỉ trích: Từ khóa đuôi dài vẫn rất quan trọng cho SEO.

Nhưng giờ đây:

Tìm kiếm (và thăng hạng cho) chúng đơn giản hơn. Chốc nữa thôi tôi sẽ cho bạn thấy cách làm. Nhưng chúng ta bắt đầu với định nghĩa trước đã.


Từ khóa đuôi dài là gì?

Từ khóa đuôi dài là các từ khóa tìm kiếm có khối lượng tìm kiếm riêng lẻ xét theo từng từ rất thấp, nhưng tổng lượng tìm kiếm xét trên quy mô cả nhóm của chúng lại rất lớn. Theo ý nghĩa của từ gốc tiếng Anh thì từ đuôi dài (long tail) tượng hình cho cái gọi là “đường cong nhu cầu tìm kiếm” – một biểu đồ, phác họa tất cả các từ khóa theo khối lượng tìm kiếm của chúng.

từ khóa đuôi dài 1

Nói chung (nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải thế), các từ khóa này có xu hướng dài hơn (về số lượng từ) và cụ thể hơn so với các từ khóa của các kiểu tìm kiếm phổ biến hơn.


Tại sao hầu hết các định nghĩa về ‘từ khóa đuôi dài’ đều không còn đúng nữa

Hầu hết các định nghĩa về từ khóa đuôi dài đều bắt đầu với độ dài tùy tiện nào đó họ chọn.

Tùy thuộc vào bài bạn đọc, độ dài có thể là 3 từ trở lên, 4 từ trở lên, 5 từ trở lên…

định nghĩa sai về từ khóa đuôi dài

Um…vậy thì cái nào mới đúng?

Thực tế thì câu trả lời đúng là không cái nào trong số trên chính xác cả.

Bởi vì cái làm cho một từ khóa thuộc nhóm đuôi dài hay không lại không liên quan đến độ dài (mặc dù phải thừa nhận là bạn sẽ chẳng tìm được nhiều từ khóa đuôi dài chỉ có 2 từ đâu).

Vậy, nếu không phải về độ dài, thì ngụ ý của từ ‘đuôi dài’ là về cái gì?


Cái gì thực sự làm một từ khóa trở thành đuôi dài?

Có hai thành phần đáng tin cậy làm từ khóa hội đủ tiêu chuẩn đề được coi là đuôi dài:

  1. Khối lượng tìm kiếm;
  2. Tính cụ thể;

Và thực tế thì hai cái đó đi cùng với nhau.

Bởi vì cụm từ khóa tìm kiếm của bạn càng cụ thể bao nhiêu, nó càng có khả năng có khối lượng tìm kiếm thấp bấy nhiêu.

Trong thực tế, nhiều từ khóa đuôi dài có khối lượng tìm kiếm là KHÔNG (ZERO). Có hiện tượng đó là bởi, có khoảng 16-20% truy vấn tìm kiếm hàng ngày trên Google là các cụm từ tìm kiếm hoàn toàn mới, CHƯA BAO GIỜ được tìm kiếm trước đây.

Điều đó có thể làm bạn nghĩ rằng chúng ta đang phí thời gian (vì khối lượng tìm kiếm của nó quá ít như vậy).

Nhưng bạn sai rồi.

Tuy rằng khối lượng tìm kiếm riêng lẻ của mỗi từ thấp, từ khóa đuôi dài thực sự chiếm đến 40% của tổng lượng tìm kiếm trên web.

khối lượng tìm kiếm từ khóa đuôi dài - đuôi ngắn
Bạn có thể thấy có khoảng 37% tổng lượng tìm kiếm là những tìm kiếm không có quá 50 lượt tìm kiếm riêng lẻ mỗi tháng

Tạm dịch: Bucket of searches (Số lượng tìm kiếm trên tháng); # of keywords (Số lượng từ); % of keyword (Tỷ lệ % trong tất cả các từ khóa); % of total searches (% trong tổng lượng tìm kiếm)

Vì vậy mặc dù khối lượng tìm kiếm riêng lẻ là thấp, thì việc có rất nhiều khả năng kết hợp các từ với nhau (có lẽ là vô số), dẫn đến hệ quả là tổng số lượng hợp lại của chúng rất lớn.

Và thêm điều này nữa, bởi vì chúng có xu hướng rất cụ thể, từ khóa đuôi dài có thể có tỷ lệ chuyển đổi rất tốt.

Lưu ý của biên tập viên:

Hóa ra một số người không được thuyết phục bởi giải thích của David, vì thế tôi quyết định nhảy vào và cung cấp thêm một số thông tin chi tiết.

Khối lượng tìm kiếm hoặc “nhu cầu tìm kiếm” (hoặc đơn giản là “có bao nhiêu người tìm kiếm từ khóa này hàng tháng”) là điều DUY NHẤT phân biệt từ khóa “đầu to” với từ khóa “đuôi dài”.

Cái tên “từ khóa đuôi dài” có nguồn gốc từ minh họa có tên là “đường cong nhu cầu tìm kiếm” (chính là hình bạn thấy bên trên), ở đó phần đầu của đường cong bao gồm vài từ khóa với nhu cầu tìm kiếm cao khủng khiếp và phần đuôi dài đại diện cho số lượng từ khóa khổng lồ các từ khóa có nhu cầu tìm kiếm xét trên từng từ khóa riêng lẻ là thấp.

Và rõ ràng số lượng từ của mỗi từ khóa hoàn toàn không liên quan đến tính chất phân biệt từ khóa trong đường cong nhu cầu tìm kiếm thuộc phần “đầu” hay phần “đuôi”.

David cũng đã đề cập đến tính “cụ thể”, nhưng nó là sản phẩm phụ thì chính xác hơn là một định nghĩa về đặc điểm của từ khóa đuôi dài.

Tôi có một ví dụ rất hay để minh hoạt tất cả những cái ở trên.

Dưới đây là ba từ khóa:

từ khóa đuôi dài 3

Tất cả ba từ đều có số lượng từ như nhau bên trong chúng (có 2 từ). Cả ba từ đều có mức độ cụ thể như nhau (đều chỉ đến tên riêng một người). Nhưng một trong số chúng là từ khóa đuôi dài trong khi những từ còn lại là từ khóa thuộc nhóm đầu to của đường cong. Bạn có đoán được từ nào là từ khóa đuôi dài không?

PS: Chúng tôi cũng đã tiến hành một nghiên cứu khá hay về hơn 1,4 tỷ từ khóa và rút ra một số hiểu biết về từ khóa đuôi dài khá sâu sắc. Bạn có thể xem nó ở đây: Từ khóa dài, từ khóa ngắn và từ khóa đuôi dài.

Tim Soulo – Trưởng nhóm marketing tại Ahrefs


Google chuyển đổi các từ khóa thành chủ để

Một trong các bài viết yêu thích của tôi giải thích cách Google ‘nghĩ’ là đoạn miêu tả rất tuyệt vời của AJ Kohn – coi máy tìm kiếm như ‘đứa trẻ mù 5 tuổi’.

Các từ rất quan trọng với máy tìm kiếm. Nó là một trong những cách dễ nhất có thể để phân loại một trang. Nhưng nó không đọc trang giống như bạn hay tôi đâu. Máy tìm kiếm không có điểm đọc hiểu tốt nếu bạn kiểm tra nó. Thay vì thế, nó cố gắng hiểu trang nội dung bằng cách xem từ nào nổi bật, dựa trên số lần từ đó được đề cập và kích thước cũng như vị trí của những từ đó.

Điều này thật dễ hiểu:

Máy tìm kiếm chẳng mấy khôn ngoan. Bạn phải đút các muỗng thông tin cho chúng.

Nhưng cái này là từ năm 2008. Và đã có rất nhiều thay đổi kể từ thời điểm đó.

Đứa trẻ 5 tuổi giờ đã trong lứa tuổi teen. Con bé đã thông minh hơn rồi.

Dưới đây là một ví dụ đơn giản.


Cách hiểu của Google về các từ đồng nghĩa và tương tự nhau

Tôi sẽ tiến hành minh họa ở đây một số từ khóa đuôi ngắn (hoặc ít nhất là trung bình). Đừng lo, tôi sẽ cho thấy sự liên quan với tính chất đuôi dài trong lát nữa.

Hãy xem xét 4 từ khóa sau:

  • những hình ảnh đáng sợ (creepy photos);
  • những hình ảnh ghê rợn (scary photos);
  • những hình ảnh ghê người (terrifying photos);
  • những hình ảnh kinh dị (horrifying photos);

Tôi chắc chắn bạn sẽ đồng ý là các từ trên có nghĩa rất giống nhau. Điều này rất dễ dàng cho chúng ta, những người đủ thông minh và biết đọc, biết viết.

Nhưng với máy tìm kiếm Google 5 tuổi nó không dễ dàng như thế đâu.

Trừ khi chúng ta cho máy tìm kiếm biết sự kết nối của TẤT CẢ những cụm từ này trên trang, nó không thể gắn kết các từ này với nhau.

Điều này dẫn đến rất nhiều điều không tự nhiên khi viết với mục đích SEO cho nội dung.

Vậy giờ cô nàng Google tuổi teen của chúng ta thì sao. Cô ấy có thể tạo kết nối?

Cùng tìm hiểu nào.

Hãy xem xét nội dung của trang bên dưới:

hình ảnh ghê rợn

Đây là đoạn mã HTML cho trang:

<title>30 bức ảnh đáng sợ nhất từng tồn tại</title>

Thẻ title gốc tiếng Anh của nó là:

<title>the 30 Creepiest Photos Ever Taken</title>

Tôi chắc chắn là bạn sẽ đồng ý rằng trang này đã được tối ưu hóa cho từ khóa ‘creepy photos’ (các bức hình đáng sợ). Các từ như ‘ghê rợn’, ‘ghê người’, ‘kinh dị’ không có trong bất cứ phần nào trên trang.

Nhưng điều tuyệt vời đây này:

Nó thực sự được xếp hạng trong nhóm 3 cho tất cả các từ khóa đó:

các từ khóa đồng nghĩa
Dữ liệu vị trí trích từ báo cáo ‘các từ khóa gốc’ của Ahrefs

Điều đấy nói với chúng ta 2 điều về cách mà cô nàng tuổi teen Google ‘nghĩ’:

  1. Cô ấy giờ đã nhận ra sự kết nối giữa các từ tương tự;
  2. Cô ấy cũng hiểu rõ ràng nếu một trang xếp thứ hạng tốt với một trong các từ khóa này, nó cũng phải xếp thứ hạng tốt cho tất cả các từ còn lại;

Nhưng đây chỉ là đỉnh của tảng băng trôi.

Bởi vì trang này không chỉ được xếp hạng cho 4 từ khóa mà thôi. Nó được xếp hạng trong 564 từ khóa.

được xếp hạng trong rất nhiều từ khóa

Trong vài kết quả đầu tiên, chúng ta có thể thấy rằng Google nhận ra ‘các bức ảnh’, ‘các bức hình’ và ‘hình ảnh’ có nghĩa tương tự nhau. Trang này được thăng hạng cho tất cả từ khóa đó, dù không được tối ưu hóa trực tiếp cho chúng.

Nhưng các từ trên vẫn là các từ khóa đuôi ngắn/trung bình với khối lượng tìm kiếm riêng lẻ khá cao.

Khi chúng ta bắt đầu xem xét các từ khóa đuôi dài, những điều thực sự hấp dẫn xuất hiện.

Mặc dù vậy, hãy để tôi giải thích bằng cách nào (và tại sao) các điều trên là có thể.


Sự kết thúc của việc SEO ‘từ khóa trên trang’

Rõ ràng là giờ Google có khả năng:

  • Nhóm các từ khóa lại với nhau theo các chủ đề;
  • Hiểu các từ có nghĩa tương tự nhau;
  • Có cái nhìn vượt qua được cái gọi là ‘các từ trên trang’ khi quyết định nội dung nào cần tăng hạng;

Nhưng trong thực tế, mặc dù các bài báo cao cấp gần đây tuyên bố khác, điều này không đặc biệt mới mẻ.

Bởi vì họ đã làm điều này (ít nhất là) từ năm 2013 rồi.


Làm thế nào mà Google Hummingbird thay đổi cuộc chơi về SEO

Vào tháng 8 năm 2013, rất nhiều người làm SEO để ý thấy có sự gia tăng lưu lượng truy cập cho những trang giàu nội dung.

Về mặt cá nhân, tôi nhận thấy sự tăng vọt (spike) trên một trang tiếp thị liên kết mà tôi làm trong thời gian đó. Trang thì nhỏ thôi (khoảng 30 trang), nhưng mỗi trang đều có chất lượng nội dung cao và chi tiết hướng đến các từ khóa hàng đầu (hoặc chủ để) trong thị trường ngách.

Sự gia tăng lưu lượng truy cập là do việc triển khai thuật toán Google Hummingbird.

75% sự gia tăng trong lưu lượng tìm kiếm sau khi phát hành Google Hummingbird

Google bắt đầu hướng đến Humminbird để hiểu tốt hơn ý nghĩa ẩn sau truy vấn, hơn là chỉ tập trung vào mỗi việc so khớp các từ khóa cụ thể với nội dung trên trang.

Danny Sullivan giải thích sự thay đổi này trong bài viết của anh ấy trên Search Engine Land.

Đặc biệt là, Google nói rằng Hummingbird chú ý nhiều hơn đến mỗi từ trong truy vấn, để đảm bảo rằng toàn bộ truy vấn – toàn bộ câu hoặc cuộc trò chuyện hoặc ý nghĩa – được tính toán đến, chứ không chỉ là các từ đặc biệt. Mục tiêu là các trang sẽ được so khớp về mặt ý nghĩa tốt hơn, chứ không chỉ là so khớp thuần túy vài từ khóa.

– Danny Sullivan

Giờ tôi ủng hộ cho việc viết nội dung dành cho con người (chứ không phải cho máy tìm kiếm), và đi vào các chủ để thật chuyên sâu.

Đấy là thực hành tôi tuân theo trong suốt quá trình tôi xây dựng (và tối ưu hóa) các trang web.

Nhưng với những ai làm SEO chưa thực hiện điều đó, đây là thời điểm thay đổi trò chơi. Đặc biệt là sau khi Panda được phát hành năm 2011 – kẻ chuyên đi giết nội dung chất lượng thấp của Google.


Sự kết thúc của nội dung nhỏ bé xào đi xáo lại (cookie cutter content)

Bạn có lẽ đã đọc các bài viết tuyên bố rằng ‘các bài blog 500 từ không còn là bài viết có ý nghĩa cho SEO nữa’.

Và Humming bird là lý do giải thích vì sao.

Khi khả năng Google hiểu nội dung tăng lên, nó bắt đầu thích các nội dung chi tiết phủ trùm chủ đề thật sâu sắc, vượt qua các trang nhắm đến các từ khóa riêng lẻ.

Giống như thế này:

hummingbird1

Và trong thực tế, tôi đã chọn các từ khóa trong hình minh họa trên vì một lý do.

Đấy là vì bài hướng dẫn về văn bản neo của chúng tôi (đây là bài viết khá hay trên Ahref mà mình đã dịch) được xếp hạng trong top 5 tất cả các từ khóa đó.

văn bản neo

Từ khóa đuôi dài ‘cách tạo văn bản neo’ là ví dụ cụ thể về ảnh hưởng.

Cụm từ này không xuất hiện trong bất cứ đâu trong bài viết.

cách tạo văn bản neo
cách tạo văn bản neo

Và với tìm kiếm ‘allintitle’: “cách tạo văn bản neo” (how to create anchor text) trên Google cho chúng ta thấy rằng có 40 trang trực tiếp tối ưu hóa cho từ khóa này:

các tạo văn bản neo

Nhưng vì chúng tôi viết rất sâu về chủ đề ‘văn bản neo’, chúng tôi được thăng hạng cao vượt trên tất cả.

cách tạo văn bản neo

Kết quả tương tự với từ khóa tiếng Việt:

cách tạo văn bản neo

Để rõ ràng: Tôi không đặc biệt cố gắng thăng hạng cho bất cứ từ khóa đuôi dài nào trong bài viết này. Tôi chỉ cố gắng đi sâu vào chủ đề “văn bản neo” và Google tự động kết nối rất nhiều từ khóa đuôi dài với bài viết đó.

Tất nhiên ví dụ trên chỉ là quan sát cá nhân (anecdotal). Hãy để tôi chứng minh nó (back it up) với một số dữ liệu.


Phân tích mới đây với hơn 2 triệu từ khóa nói gì về Chủ đề > Từ khóa

Chúng tôi vừa mới thực hiện phân tích hơn 2 triệu từ khóa cho nghiên cứu về các yếu tố thăng hạng trên trang.

Dưới đây là 2 điều quan trọng được rút ra từ nghiên cứu, cái hỗ trợ cho quan điểm của Google ở thời điểm này:

  • Ít ưa thích hơn với việc tối ưu hóa theo kiểu truyền thống ‘các từ trên trang’;
  • Quan tâm nhiều hơn các từ khóa liên quan với chủ đề tổng thể.

1. Từ khóa trong tiêu đề trang

Thông thường, sẽ là khôn ngoan trong lãnh vực SEO khi nói rằng từ khóa được thăng hạng buộc phải được bao gồm trong tiêu đề trang của bạn.

Vậy dữ liệu có hỗ trợ cho điều đó không?

Không hề.

Chúng tôi phát hiện ra rằng phần lớn các trang được xếp hạng trong top 10 của Google không bao gồm từ khóa (dạng chính xác) trong tiêu đề của nó:

sử dụng từ khóa trong tiêu đề
Trục tung là tỷ lệ trang có sử dụng từ khóa trong tiêu đề, trục hoành là vị trí trên Google

2. Từ khóa trong nội dung

Thế còn về nội dung thì sao?

Có phải phần lớn các trang được xếp hạng trong top 10 đều ít nhất bao gồm từ khóa ở đâu đó trên trang phải không?

Bạn có lẽ đã đoán được rồi – một lần nữa câu trả lời là không.

Tỷ lệ trang bao gồm ít nhất một từ khóa trong nội dung

LƯU Ý: Mặc dù dữ liệu của chúng tôi phát hiện ra rằng các trang có thể được thăng hạng mà không chứa từ khóa ở dạng chính xác, chúng tôi sẽ vẫn khuyên bạn rằng, bạn nên bao gồm từ khóa ‘chính’ trong các chỗ thông thường (tiêu đề, phần đầu, nội dung, vân vân).

Điều rút ra được: Tối ưu hóa nội dung của bạn cho chủ đề

Trường phái SEO cổ điển có hướng tiếp cận theo cách tạo ra danh sách vô cùng lớn các từ khóa, sau đó tạo các trang riêng biệt cho mỗi từ khóa trong số chúng giờ đã là phương pháp lỗi thời rồi.

Một trang mạnh, có thẩm quyền, bao trùm chủ để sâu sắc, có thể thăng hạng cho nhiều từ khóa ngắn, trung bình và dài.

Thậm chí là khi các từ khóa này không xuất hiện ở bất cứ đâu trên trang.

Cùng xem cách làm điều đó như thế nào.


Làm thế nào thăng hạng được cho hàng trăm từ khóa đuôi dài một cách dễ dàng

Để tôi đi đến điểm mấu chốt:

Chúng tôi khuyên bạn nên tập trung vào việc tối ưu hóa nội dung cho chủ đề thay vì hướng tới các từ khóa đuôi dài cụ thể.

Tại sao?

Bởi vì giờ Google đã đủ thông minh để nhóm các từ khóa đuôi dài riêng lẻ vào các chủ đề (topics) và nhóm tiểu chủ đề rồi (subtopics).

Các bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng việc được thăng hạng cho nhiều từ khóa đuôi dài giờ là sản phẩm phụ của việc tạo ra nội dung chất lượng cực kỳ cao với độ bao phủ sâu sắc về chủ đề.

Bạn không còn phải lo lắng về việc đưa tất cả các từ khóa đuôi dài bạn muốn tăng thứ hạng vào các yếu tố onpage nữa. Những ngày (may mắn) đó đã qua rồi.

Và điều hay ho là ngay cả khi từng từ khóa đuôi dài có khối lượng tìm kiếm chẳng hấp dẫn gì, thì khi bạn kết hợp chúng lại với nhau, bạn có thể có được lưu lượng tìm kiếm đáng kể.

Một viên gạch là vô dụng. Nhưng nếu bạn có rất nhiều viên gạch bạn có thể xây một bức tường (không, ý tôi không phải là bức tường của Donald Trump).

Nhưng, giờ là thông báo trước:


Nội dung sâu sắc PHẢI được kết hợp với việc xây dựng liên kết

Bằng chứng cũng cho thấy rằng chỉ tạo mỗi nội dung tốt là chưa đủ.

Chỉ khi nội dung tốt kết hợp với chiến lược quảng bá và chủ động xây dựng liên kết thì điều kỳ diệu mới xảy ra.

Vì nghiên cứu từ 2 triệu từ khóa của chúng tôi cũng phát hiện ra rằng các backlink tiếp tục là yếu tố riêng biệt thăng hạng tốt nhất cho SEO:

backlink tiếp tục là yếu tố thăng hạng cho trang tốt nhất

Vậy là đã rõ: một khi bạn tạo được nội dung sâu sắc tuyệt vời bao trùm một chủ đề, bạn vẫn phải xây dựng liên kết nếu bạn muốn thăng hạng để đến được các vị trí hàng đầu.

Vậy thì làm thế nào bạn tạo được các nội dung vô cùng sâu sắc (cùng với kế hoạch quảng bá đúng) để có thể thăng hạng cho nhiều từ khóa đuôi dài?

Ở đây có 2 phương pháp.

Lưu ý: Trong phương pháp đầu tiên, tôi có đưa vào một số mẹo để tìm ra cần có bao nhiêu backlink để được thăng hạng. Mẹo tương tự sẽ được áp dụng trong phương pháp thứ hai (mặc dầu tôi không lặp lại chúng).


Phương pháp 1 giúp thăng hạng nhiều từ khóa: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Báo cáo ‘Top pages / Các trang đứng đầu’ trong Ahrefs Site Explorer là vũ khí bí mật của bạn trong nghiên cứu từ khóa đuôi dài.

Tại sao?

Vì nó sẽ cho bạn thấy các trang của đối thủ cạnh tranh đã thăng hạng cho HÀNG TRĂM (hoặc thậm chí HÀNG NGÀN) từ khóa đuôi dài nào.

Dưới đây là quy trình.

Bước 1: Tìm nội dung hàng đầu của đối thủ của bạn trong Tìm kiếm tự nhiên (Organic Search)

Hãy xem báo cáo ‘Top pages’ cho một trong các blog content marketing ưa thích của tôi – copyblogger.

Site Explorer > Enter domain > Explore > Organic keywords > Top pages

các trang hàng đầu

Dưới đây là các giải thích nhanh về các chỉ số mà tôi bôi đậm trong khung đỏ phía trên:

  • Traffic – Tổng lưu lượng tìm kiếm tự nhiên cho trang
  • Keywords – Số lượng các từ khóa cụ thể mà trang được xếp hạng
  • Top keyword – Từ khóa cụ thể đem lại lưu lượng truy cập lớn nhất cho trang. Đây là cái gần giống với ‘chủ đề’
  • Its volume – Tổng lưu lượng tìm kiếm cho từ khóa hàng đầu
  • Pos – Vị trí xếp hạng của trang cho từ khóa hàng đầu của nó

Để xem các từ khóa cụ thể mà trang thăng hạng, đơn giản là click vào mũi tên bên cạnh số dưới cột ‘Từ khóa’.

xem các từ khóa cụ thể

Hãy xem điều này giống như thăng hạng cho rất nhiều từ khóa hấp dẫn bên dưới chủ đề ‘how to get a book published’.

Bước 2: Xuất các từ khóa này để phân tích

Để xem tất cả chúng, tôi xuất báo cáo dưới dạng file CSV và mở bảng tính này trong OpenOffice.

bảng tính 5

Bước 3: Lọc và Nhóm các từ khóa vào các chủ đề nhỏ hơn

Đây là cái mà tôi chẳng hứng thú làm đâu:

Cố gắng sắp xếp để đưa tất cả 363 từ khóa này vào nội dung của tôi.

Như tôi đã chứng minh trước đây, điều này hoàn toàn phí thời gian.

Thay vào đó, tôi muốn nhóm tất cả các từ khóa này vào các chủ đề nhỏ hơn (subtopics) hoặc các tiểu mục (headers).

Tiếp theo là quá trình xử lý thủ công thông qua bảng tính và lọc ra mọi thứ về cơ bản là giống nhau.

Tôi mất khoảng 10 phút để làm điều đó cho trang này. Đây là cái mà tôi thu được:

các chủ đề nhỏ hơn

Vậy là chúng ta đã lọc từ danh sách gốc xuống chỉ còn 22 nhóm từ khóa.

Nhưng như chúng ta đã biết, chúng ta vẫn có thể thăng hạng cho cả 363 từ khóa!

Dưới đây là cách.

Bước 4: Phác thảo bài viết mới trong đó sử dụng nhóm từ khóa như là các mục con (grouped keywords as headers)

Giờ chúng ta sẽ tạo một bản Google doc mới và tạo một phác thảo về bài đăng.

Chúng ta sẽ sử dụng nhóm từ khóa và biến chúng thành các đầu đề trong các mục (H2) và tiểu mục (H3).

phác thảo khung nội dung

Chúng ta biết rằng chúng là các tiểu chủ đề chính mà Google liên kết với chủ đề cha / parent topic (chủ đề gốc) ‘how to get a book published’.

Vì vậy bằng cách bao phủ tất cả chúng, chúng ta có khả năng thăng hạng cho tất cả các biến thể mà chúng ta tìm ra khi khám phá được toàn bộ danh sách từ khóa.

Và các biến thể đó là gì?

Các từ khóa đuôi dài!

Bước 5: Viết một bài viết tuyệt vời!

Quá trình thực hiện nghiên cứu từ khóa ở trên chỉ đơn giản phác họa bài viết của chúng ta và tạo từ khóa cho các tiểu mục.

Và chúng ta có thể thăng hạng cho hàng trăm từ khóa đuôi dài mà thậm chí không cần nghĩ về chúng.

Nhưng tất nhiên, danh sách các tiểu mục không tự thăng hạng.

Chúng ta cần viết từng phần, và đảm bảo rằng chúng ta đi rất sâu vào chi tiết để cuối cùng tạo ra được bài viết thực sự tuyệt vời.

Và sau đó chúng ta có thể chuyển qua bước cuối cùng.

Bước 6: Thăng hạng bài viết

Trừ khi chủ đề bạn nhắm đến có rất ít cạnh tranh, còn không để nó được thăng hạng bạn sẽ phải:

  • Quảng bá nó
  • Xây dựng các liên kết cho nó

Tôi sẽ không đi sâu các các chiến thuật xây dựng liên kết ở đây. Hướng dẫn xây dựng liên kết của chúng tôi sẽ nói cho bạn biết mọi điều cần thiết.

Nhưng cái tôi sẽ cho bạn thấy là con số ước tính số lượng liên kết (link) bạn cần để thăng hạng cho các vị trí đầu tiên.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nhập từ khóa chính ‘how to get a book published’ vào Ahrefs’ Keywords Explorer.

Keywords Explorer > Enter keyword > Explore

tổng quan về từ khóa

Điều này sẽ đưa chúng ta tới trang tổng quan cho từ khóa.

Ngay lập tức chúng ta có thể thấy từ khóa này có điểm độ khó là 22. Điều này nghĩa là chúng ta cần xây dựng liên kết từ xấp xỉ 24 trang web để thăng hạng nó lên trang đầu (thuộc top 10).

độ khó của từ khóa

Lưu ý: Chúng tôi sử dụng backlink để tính toán độ khó của từ khóa giống như trong tất cả các nghiên cứu đều cho thấy sự phổ biến của liên kết vẫn là yếu tố đơn lẻ quan trọng nhất phục vụ cho mục tiêu thăng hạng. Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thứ hạng, lấy ví dụ chất lượng/ độ sâu sắc của nội dung, mức độ uy tín tổng thể của tên miền, một số yếu tố on-page khác, do vậy điểm số về độ khó của từ khóa chỉ nên được sử dụng như chỉ số ban đầu mà thôi (ý là nó chỉ có tính chất gợi ý, tham khảo).

Giờ thì lọt vào top 10 quả là bước khởi đầu tốt rồi. Nhưng để có được truy cập thực tế, chúng ta thực sự muốn lọt vào top 3 kết quả.

Vậy thì cần bao nhiêu liên kết để có được điều đó?

Để tìm ra con số này, chúng ta có thể cuộn chuột xuống báo cáo về ‘Tổng quan SERP / SERP overview’.

Báo cáo này cung cấp cho chúng ta các kết quả top 10 Google xem trước cho từ khóa. Nó cũng cho chúng ta thấy số lượng backlink và số lượng tên miền trỏ về mỗi trang.

số lượng backlink trỏ về

Chúng ta có thể thấy rằng trang ở vị trí số 1 nhận được liên kết từ 142 tên miền khác nhau.

Cũng có hai trang có số lượng liên kết từ 50 tên miền trở lên.

Vậy thì có vẻ như, để chắc chắn lọt vào top 3 vị trí đầu tiên, chúng ta sẽ cần phải giành được các liên kết từ khoảng 50 tên miền khác nhau đúng không?

Khó khăn…nhưng không phải là không thể!

Nào hãy bước vào phương pháp số hai thôi.


Phương pháp 2 giúp thăng hạng nhiều từ khóa: Chủ đề cha

Vậy là chúng ta đã biết cách thăng hạng cho hàng ngàn từ khóa đuôi dài, tất cả những gì chúng ta cần làm là:

  1. Chọn đúng chủ đề
  2. Đảm bảo rằng chúng ta đi sâu vào nội dung của nó (tốt hơn là bằng cách sử dụng các từ khóa thứ cấp thành các tiêu đề phụ)
  3. Xây dựng liên kết cho nó

Phương pháp ngược – sử dụng máy tìm kiếm để khám phá đối thủ cạnh tranh là cách hay. Nhưng tất nhiên chúng ta cũng muốn tìm ra chủ đề mà đối thủ cạnh tranh của chúng ta chưa viết đến nó.

Vậy thì chúng ta có thể tìm nhiều từ khóa hơn cho ý tưởng về chủ đề như thế nào?

Đơn giản: chúng ta sử dụng Ahrefs’ Keywords Explorer 2.0

Dưới đây là quá trình.

Bước 1: Nhập từ khóa hạt giống vào trong Keywords Explorer

Chúng ta vẫn tiếp tục chủ đề lúc trước và sử dụng ‘book writing’ như là từ khóa hạt giống.

Keywords Explorer > Enter seed keyword > Set preferred country > Explore

khám phá từ khóa

Bước 2: Tìm chủ đề cha cho từ khóa

Nhìn tổng quan trên màn hình, chúng ta có thể thấy rằng từ khóa cụ thể này có lưu lượng tìm kiếm khá ổn với số lượng quanh khoảng 1100 tìm kiếm ở Hoa Kỳ mỗi tháng.

lưu lượng tìm kiếm mỗi tháng

Nhưng trong thực tế, nó không phải là từ khóa tốt nhất cho chúng ta nhắm đến với nội dung của mình.

Bởi ví hóa ra là ‘book writing’ có chủ đề cha ‘how to write a book’, cái có hơn 26 000 lượt tìm kiếm mỗi tháng!

Vì thế từ khóa ‘chính’ (hoặc chủ đề) cần phải là về ‘how to write a book’ / ‘làm thế nào để viết được một cuốn sách’.

Nào chúng ta cùng xem xét nó kỹ hơn.

Lưu ý: Chúng tôi đã tiến hành làm việc trên chủ để cha cho mỗi từ khóa bằng cách kiểm tra xếp hạng #1 và tìm ra được cụm từ phổ biến nhất mà nó xếp hạng.

Bước 3: Kiểm tra các chỉ số cho chủ đề cha

Hóa ra chúng tôi tìm được một từ khóa khá là tốt!

các chỉ số của chủ đề từ khóa

Cùng xem nhanh các chỉ số mà tôi đánh dấu đậm đỏ ở trên:

  1. Từ khóa có điểm số độ khóa là 34, điều đấy nghĩa là chúng ta cần backlink từ xấp xỉ 43 site để thăng hạng nó vào trong top 10.
  2. Khối lượng tìm kiếm của nó ở Hoa Kỳ là 26 000. Lưu ý là dầu sao chỉ có 69% các kết quả này là dẫn đến các click.
  3. Return rate là con số tương đối, nó chỉ đến mức độ thường xuyên mà một user sẽ tìm kiếm từ khóa này một lần nữa. Điều đó không có nghĩa là người dùng sẽ quay trở lại 1,24 lần tính trên trung bình, con số lớn hơn 1 có nghĩa là có khả năng có một số tìm kiếm lặp lại.
  4. Chỉ số ‘Clicks’ 27000 chỉ ra rằng người tìm kiếm có khả năng click vào hơn một kết quả.
  5. Con số click trung bình cho mỗi tìm kiếm là 1,04
  6. Từ khóa có khối lượng tìm kiếm toàn cầu (theo dõi tất cả các quốc gia) là 51000.
  7. Nếu chúng ta đẩy xếp hạng của nó lên vị trí #1 cho chủ đề này, chúng ta có thể mong đợi rằng nó sẽ nhận được khoảng 16000 truy cập khi chúng ta kết hợp tất cả các nhóm tiểu chủ để và các từ khóa đuôi dài.

Nào, hãy tìm ra xem có bao nhiêu tiểu chủ đề và từ khóa đuôi dài liên kết với chủ đề này.

Bước 4: Tìm tiểu chủ đề và ý tưởng về từ khóa đuôi dài

Một lần nữa, tìm kiếm các từ khóa bổ sung mà Google liên kết với chủ đề này (và chúng ta có thể thăng hạng với nội dung của chúng ta) là dễ dàng.

Chúng ta đơn giản click vào báo cáo ‘Also rank for‘ và sẽ nhận được một danh sách các từ khóa bổ sung mà các trang ở trong top 10 kết quả.

từ khóa bổ sung

Trong trường hợp này có 890 từ khóa bổ sung, kết hợp tìm kiếm của chúng có khối lượng lên đến 142 000.

Bước 5: Xuất báo cáo hoặc tạo một danh sách

Giống như trước đây, chúng ta muốn nhóm các từ khóa này vào các tiểu chủ đề.

Chúng ta có thể vừa xuất danh sách và vừa làm việc với bảng tính, hoặc thay vì thế chúng ta có thể tạo một danh sách trực tiếp bên trong Keyworld Explorer.

Để tạo một danh sách chúng ta đơn giản chọn các từ khóa chúng ta muốn thêm vào, click ‘Add to lists / thêm vào danh sách’ xổ xuống, sau đó tạo danh sách mới của chúng ta.

Select keywords > Add to lists > Create new list > Enter name of list > Create > Apply

tạo một danh sách

Chúng ta có thể truy cập vào danh sách này từ trang chủ Keywords Explorer.

danh sách

Một khi chúng ta có đầy đủ danh sách các tiểu chủ đề cho nội dung của mình, chúng ta có thể lặp lại các bước 4, 5, và 6 từ phương thức ‘nghiên cứu cạnh tranh’ để viết nội dung cho trang và thăng hạng cho hàng trăm từ khóa đuôi dài!

Và đó là tất cả mọi thứ cần thiết để làm được điều chúng ta muốn.

  • Không cần xử lý nhiều công cụ
  • Quy trình không bị lặp đi lặp lại theo kiểu đập đi làm lại (rinsing an repeating)
  • Không phải cố gắng gượng ép ấn hàng trăm từ khóa vào trong nội dung của bạn (hoặc bạn phải tạo hàng ngàn trang tương ứng với mỗi từ khóa)

Với nghiên cứu thông minh, lựa chọn cẩn thận chủ để, và quảng bá vững chắc, bạn có thể thăng hạng hàng ngàn từ khóa đuôi dài mà thậm chí không cần nghĩ về chúng theo cách hiểu truyền thống.

Dễ hơn nhiều phải không?

Nhưng cuối cùng là…


Khi nào cần nhắm đến các từ khóa đuôi dài cụ thể

Tôi chắc chắn là bạn có thể thấy lợi ích to lớn trong việc tối ưu hóa nội dung cho từ khóa đầu to và các chủ đề, điều đấy tốt hơn so với việc phải lo lắng về từng từ khóa đuôi dài riêng lẻ.

Bạn đúng là “một vốn mà bốn lời / bang for your work”.

Nhưng giống như hầu hết các khía cạnh khác của SEO, có các ngoại lệ cho quy tắc này. Có một số trường hợp xảy ra khi bạn muốn tạo nội dung cho một từ khóa đuôi dài cụ thể.

Tại sao?

Bởi vì suy cho cùng, traffic (lưu lượng truy cập) là cái tạo ra thu nhập.

Và một số từ khóa đuôi dài, mà nó cực kỳ giá trị (về mặt tiền bạc) đến nỗi bạn không thể bỏ qua.

Tôi sẽ minh họa với một ví dụ cực kỳ đặc biệt. Hãy xem xét từ khóa đuôi dài sau:

từ khóa đuôi dài giá trị

Với khối lượng tìm kiếm vào khoảng từ 40 – 70, và lưu lượng truy cập tiềm năng vào khoảng 11 – 40, nó dường như chẳng đáng để bỏ công chú ý vào.

Nhưng điều đó chỉ đúng cho đến khi bạn biết được người tìm kiếm cụm từ này muốn mua sản phẩm có giá như thế nào:

iphone kim cương hồng

Chuẩn rồi đấy ạ, nó có giá 5 TRIỆU đô la cho chiếc iPhone kiểu này!

Giờ tôi chẳng cần biết bạn nghĩ gì, nhưng tôi khá hạnh phúc khi bán được chỉ một chiếc mỗi tháng. Với từ khá ở đây đồng nghĩa với từ khá trong câu Usain Bolt chạy ‘khá’ nhanh.

Như tôi đã nói, đây là ví dụ rất cực đoan. Nhưng tôi mong bạn nhận ra được điểm mấu chốt:

Nếu một từ khóa cụ thể rất quan trọng với doanh nghiệp của bạn về mặt doanh thu, thì bất kể là khối lượng tìm kiếm của nó nhỏ bé ra sao, bạn sẽ muốn mình xếp hạng ở vị trí #1.

Và điều đó có nghĩa là bạn tạo nội dung với đích ngắm là từ khóa đuôi dài cụ thể, rồi sau đó xây dựng liên kết cho nó.


Đến lượt phiên bạn

Bạn có đồng ý rằng những ngày mà nghiên cứu từ khóa đuôi dài một cách cực khổ đã kết thúc?

Bạn đã sẵn sàng tối ưu nội dung cho chủ đề?

Hoặc có thể bạn không đồng ý hoàn toàn và tin rằng việc tối ưu hóa cụ thể cho mỗi từ khóa đuôi dài vẫn là một phần quan trọng của người làm SEO?

Dù bạn nghĩ gì, hãy nói cho tôi biết ở phần comment!

Và tất nhiên, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các kết luận và quy trình bên trên, hãy thoải mái hỏi nhé.

(Dịch từ bài viết Long Tail Keywords: how to get TONS of traffic from ‘unpopular’ search queries – Tác giả: David McSweeney – Website: Ahrefs blog – Ảnh minh họa đầu bài: MOZ)

Back to Top