Categories WordPress

Sự cần thiết của các trang demo cho người test website, plugin, v.v…

mô hình tàu thủy

Tôi thường test plugin, theme trên các trang chính của mình, ví dụ như Kiến càng, Kiến càng. Nó cũng ổn trong nhiều trường hợp, tuy nhiên theo thời gian, với nhu cầu kiểm tra cao hơn, sâu hơn, thì triển khai trên các trang chính thức gặp mấy vấn đề sau:

  • Rõ ràng là nó ảnh hưởng đến trang chính. Bao gồm cả chức năng (tất nhiên rồi) & tốc độ, vì khi cài mới plugin có nghĩa là sẽ phải xóa cache để nhìn thấy tác dụng của nó;
  • Nó không phải là môi trường thử nghiệm hoàn hảo vì hàng loại các plugin khác vẫn đang được cài trên trang chính, & chức năng của nó có thể mâu thuẫn nhau hoặc có ảnh hưởng tiềm ẩn không biết trước;
  • Các tùy chọn chuyên sâu, phức tạp không dám triển khai vì sợ có sai sót nghiêm trọng trên trang chính;
  • Không có các tùy chỉnh theo ý thích, ví dụ tăng giảm số lượng bài viết (chẳng lẽ lại xóa bài!), thêm nhiều hình ảnh hoặc xóa ảnh;
  • Vân vân.

Nói tòm lại, nguyên nhân gốc rễ là vì đây là trang chính!


Test thử nghiệm trên trang demo sẽ tốt hơn nhiều, bạn thoải mái làm theo ý thích mà không sợ bất cứ sai sót nào.

Có vài điểm cần lưu ý:

  • Trang demo dù chỉ là demo nó vẫn phải có chức năng, số lượng bài viết, giao diện giống như một trang bình thường;
  • Hosting triển khai các trang demo không được kém hơn quá nhiều so với trang bình thường;
  • Có đa dạng các loại trang demo để phản ánh được đầy đủ trạng thái trong hoàn cảnh thực tế.

Tóm lại là làm thế nào để demo càng giống thật càng tốt!


Trong phần này tôi sẽ mô phỏng một vài kiểu website mà bạn nên có nếu là người hay test, thử nghiệm website:

  • Nó bao gồm ít nhất 30 bài viết, có cả bài dài, trung bình, ngắn;
  • Có thư mục, tag, menu, logo, favicon;
  • Có hình ảnh gồm cả JPG & PNG, nên là dạng chưa tối ưu hóa là tốt nhất, để bạn tiện kiểm tra nhiều plugin cache, tối ưu ảnh, v.v…sau này. Có một số ảnh to, đa số ảnh trung bình, & một số ảnh nhỏ;
  • Không cài bất cứ plugin nào trên trang đó (trừ khi trang đó là trang thương mại điện tử thì cài thêm plugin liên quan);
  • Một số bài viết sẽ lồng video vào;
  • Trang có feature image (ảnh đại diện);
  • Có liên kết nội bộ với nhau;
  • Sử dụng theme mặc định của WordPress.

Như vậy là chúng ta có được trang khá điển hình, bao gồm tất cả các nội dung căn bản, nhưng chưa cài thêm bất cứ plugin nào (trừ trang thương mại điện tử).

Bây giờ nhiệm vụ của bạn là xuất toàn bộ website ra dưới dạng file nén, rồi lưu đâu đó (máy tính + cloud) để dùng lại bất cứ khi nào cần.

Back to Top