Categories SEO

SEO Onpage: Cấu trúc tối ưu hoàn hảo cho trang

SEO OnPage

Backlinko có bài viết về tối ưu SEO onpage mà tôi thấy khá hay, hơn nữa cũng thấy cái này không khó, ai để ý chút là làm được. Bỏ qua thì rất phí. Vậy nên hôm nay sẽ dịch để mọi người cùng đọc.

Khi nói về tối ưu SEO onpage, tôi chắc chắn là bạn đã nghe ra rả về thẻ meta và tỉ lệ từ khoá. Nhưng nó còn có nhiều điều khác để bàn đến nữa, chúng ta cùng bắt đầu nhé


1. Sử dụng URL thân thiện với SEO

Google tuyên bố rằng 3 – 5 từ đầu tiên trong URL được đánh giá cao hơn những từ phía sau.

Vì vậy hãy tạo URLs ngắn và đẹp.

Và luôn luôn bao gồm cả từ khoá trong địa chỉ URL.

Nói cách khác:

Tránh URLs ngớ ngẩn kiểu: kiencang.net/p=123
Hoặc URLs quá dài kiểu: kiencang.net/8/6/16/cat=SEO/toi-uu-hoa-seo-onpage-nhu-the-nao

Xem thêm: cấu trúc URL trong WordPress.


2. Bắt đầu tiêu đề với từ khoá

Thẻ tiêu đề của bạn là yếu tố quan trọng nhất trong SEO onpage.

Nói chung, từ khoá càng bắt đầu sớm trong thẻ tiêu đề bao nhiêu, nó càng có trọng số cao hơn với máy tìm kiếm.

từ khóa trong thẻ tiêu đề

Bạn không cần lúc nào cũng phải bắt đầu ngay lập tức tiêu đề với từ khoá mà bạn nhắm đến. Nhưng nếu đó là từ khoá mà bạn muốn thăng hạng, bạn cần cố gắng đưa nó về phía đầu của tiêu đề.

Xem thêm: cách viết headline thu hút.


3. Thêm từ bổ sung ý nghĩa vào tiêu đề

Sử dụng các từ như “2021”, “tốt nhất”, “hướng dẫn”, và “review” có thể giúp bạn có thứ hạng tốt cho các phiên bản từ khoá dài (long tail keyword) của từ khoá chính bạn muốn SEO.


4. Bao tiêu đề của bài viết trong thẻ H1 

Thẻ H1 là “thẻ tiêu đề”. Hầu hết các CMS (như WordPress) tự động thêm thẻ H1 vào tiêu đề của bài viết. Nếu đó là trường hợp của bạn, bạn không phải làm gì cả, mọi thứ đã được thiết lập.

Nhưng một số theme ghi đè thiết lập này. Kiểm tra mã code trang web của bạn để chắc chắn rằng tiêu đề được đặt đúng chỗ trong thẻ H1.

Tôi từng giả định là WordPress sẽ mặc định bao tiêu đề bài viết với thẻ H1…cho đến khi tôi thực sự nhìn code trang web của tôi.

Sau đó tôi phát hiện ra themes WordPress thi thoảng sử dụng thẻ H1 để tăng kích cỡ văn bản. Ví dụ, ở khu vực trang nhập email của tôi được bao bởi thẻ H1:

h1_tag

Điều quan trọng là bạn phải kiểm tra code trang để đảm bảo bạn chỉ có một thẻ H1 mỗi trang và thẻ H1 phải bao gồm từ khoá bạn nhắm đến.


5. Có nhiều nội dung đa phương tiện

Văn bản chỉ giúp nội dung đến mức độ nào đó. Hình ảnh, video và đồ thị phù hợp có thể làm giảm tỉ lệ bounce rate (thoát trang từ lần truy cập đầu tiên) và tăng thời gian trên trang (time on site): hai yếu tố tương tác của người dùng ảnh hưởng đến thứ hạng trang.

Bạn có thể để ý tôi sử dụng rất nhiều hình ảnh, biểu đồ và ảnh chụp màn hình cho web Backlinko.

image-use-in-online-content

Tôi tin rằng điều đó làm cho nội dung trang tốt hơn.

Nhưng nó cũng có cả lợi ích SEO nữa: các nội dung đa phương tiện giúp gia tăng các tín hiệu tương tác của người dùng, và đây là điều mà Google quan tâm.

Nó cũng làm tăng giá trị nhận thức cho nội dung – điều này giúp mọi người thích đặt đường link liên kết với bạn hơn.


6. Đưa các tiêu đề phụ trong các thẻ H2

Đưa từ khoá đích vào ít nhất một tiêu đề phụ và nó cần nằm trong thẻ H2.

Điều này chắc chắn không phá vỡ nỗ lực SEO onpage của bạn. Nhưng các kiểm tra tôi thực hiện cho thấy đưa từ khoá vào trong thẻ H2 có thể tạo ra tổn hại nhỏ (nguyên văn: “But my tests have shown me that wrapping your target keyword in an H2 tag can make a dent“).

Dưới đây là ví dụ của chiến lược này trong thực tế (từ khoá đích là “SEO strategy”):

h2-tag-example

7. Đưa từ khoá vào 100 từ đầu tiên

Từ khoá của bạn nên xuất hiện trong 100 đến 150 từ đầu tiên của bài viết.

tu-khoa-xuat-hien-trong-100-tu-dau-tien

Đây là kỹ thuật mà bạn có thể làm một cách tự nhiên.

Nhưng nhiều người bắt đầu các bài viết của họ với đoạn giới thiệu dài, nhiều ẩn ý…và sử dụng từ khoá lần đầu rất muộn.

Thay vì thế, sử dụng từ khoá đâu đó trong 100 từ đầu tiên. Điều này giúp Google hiểu được nội dung của bạn cơ bản là về điều gì.


8. Sử dụng thiết kế đáp ứng đa thiết bị

Năm 2015, Google tuyên bố xử phạt các trang web không thân thiện với di động. Và họ tiếp tục làm điều này mạnh hơn nữa trong tương lai. Nếu bạn muốn trang web của mình thân thiện với di động, tôi khuyên nên sử dụng thiết kế đáp ứng (responsive). Trong lựa chọn của tôi, nó là lý tưởng cho trải nghiệm người dùng, thêm vào đó Google thích nó.

Tôi thực sự bất ngờ nếu trang web của bạn hiện vẫn chưa thân thiện với mobile.


Việc này không khó khăn gì, một chiến lược SEO mũ trắng để có thêm traffic.

Các liên kết ra bên ngoài có liên quan đến trang giúp Google nhận ra chủ đề trang của bạn. Điều đấy cũng giúp Google biết trang của bạn là trung tâm thông tin chất lượng.

Không liên kết ra bên ngoài có lẽ là lỗi SEO onpage hàng đầu mà tôi thấy mọi người mắc phải. Tôi cố gắng sử dụng 2 – 4 liên kết ngoài trên mỗi 1000 từ. Đây là một nguyên tắc tốt cho hầu hết các site.

Nhớ trong đầu rằng các site bạn liên kết phản ánh bạn. Vì vậy bạn cần đảm bảo rằng các liên kết ra bên ngoài hướng tới các trang có chất lượng.


Các liên kết nội bộ rất đáng giá. Sử dụng 2 – 3 liên kết cho mỗi bài viết.

Nếu bạn muốn thấy ví dụ tốt về cách sử dụng liên kết nội bộ trong site, hãy xem thử Wikipedia.

Họ thêm liên kết từ khoá dày đặc cho mỗi bài đăng:

wikipedia-internal-link

Chắc chắn họ có thể thêm hơn 50 liên kết nội bộ mỗi trang, bởi vì họ là Wikipedia (bách khoa toàn thư mở vô cùng lớn). Tôi gợi ý phương án đơn giản và an toàn hơn: liên kết đến 2 – 5 bài viết cũ của bạn mỗi khi bạn xuất bản một bài đăng mới.


11. Tăng tốc trang web

Google tuyên bố họ sử dụng yếu tố tốc độ trang web là một phần tín hiệu xếp hạng trang trong SEO. Bạn có thể tăng tốc độ trang bằng cách sử dụng CDN, nén ảnh và chuyển sang nhà cung cấp hosting tốt hơn. (Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy thử đọc bài viết về tăng tốc độ web trên nền tảng WP của chúng tôi, ngoài ra là bài viết về tăng tốc độ web theo hướng dẫn của PageSpeed Insights).

Cần chắc chắn rằng trang của bạn không mất đến hơn 4 giây để load: MunchWeb chỉ ra rằng 75% người dùng sẽ không ghé thăm lại trang web có thời gian tải hơn 4 giây.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tốc độ tải trang bằng ứng dụng xuất sắc GTMetrix.com.

Các dịch vụ CDN và plugin cache khá hay, nhưng đầu tư cho gói hosting cao cấp là cách tốt nhất giúp bạn tăng tốc độ website.

Sử dụng gói host 5 đô / tháng giúp bạn tiết kiệm tiền. Nhưng chúng không giúp bạn có được tốc độ ấn tượng.

Tôi thực sự giảm thời gian tải trang từ 6 giây xuống còn ít hơn 2 giây bằng cách chuyển từ gói share host 5 đô sang gói host thượng lưu (Tôi sử dụng Synthesis Hosting cho web Backlinko).

Từ tính chuyển đổi và quan điểm SEO, ROI của hosting cao cấp không thể bị đánh bại.


12. Sử dụng các từ khoá LSI

Các từ khoá LSI là các từ đồng nghĩa, gần nghĩa Google sử dụng để nhận ra các trang liên quan (và có thể cả chất lượng). Bạn hãy sử dụng nó trên các bài viết.

Tôi không thực sự cố gắng trong việc tạo các từ khoá LSI bởi vì tôi thường xuyên viết các bài rất dài (Baclinko có nhiều bài đến 4000 – 5000 từ – thông tin người dịch cung cấp). Khi viết các bài dài thì theo cách tự nhiên bạn sẽ sử dụng các từ khoá LSI.

Nhưng nếu bạn muốn chắc chắn 100% là bản thân đang sử dụng từ khoá LSI, bạn hãy tìm kiếm từ khoá trên Google và cuộn chuột xuống cuối trang để tìm khu vực “các tìm kiếm liên quan…”

lsi-keywords

Đưa một hoặc hai từ vào bài viết của bạn.


13. Tối ưu hoá hình ảnh

Đảm bảo rằng có ít nhất một ảnh có file name bao gồm từ khoá bạn nhắm đến (ví dụ, on_page_SEO.png) và từ khoá của bạn cũng có trong phần văn bản Alt.

toi-uu-hoa-hinh-anh

Một lý do khác để tối ưu các ảnh của bạn cho SEO: nó cung cấp cho các máy tìm kiếm cách nhìn khác về việc trang của bạn nói về điều gì…điều đó có thể giúp thăng hạng trong tìm kiếm tự nhiên.

Khi Google thấy các ảnh với văn bản alt là “blue widgets” và “green widgets”, điều đó nói với Google rằng: “trang này là về các widget”.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết về SEO ảnh ở đây.


14. Sử dụng nút chia sẻ mạng xã hội

Các tín hiệu từ mạng xã hội không có vai trò trực tiếp trong xếp hạng trang của bạn. Nhưng các chia sẻ từ mạng xã hội tạo ra nhiều chú ý hơn vào nội dung của bạn.

Và khi có nhiều chú hơn vào nội dung, có nghĩa là có nhiều khả năng ai đó liên kết với bạn. Vì vậy đừng cảm thấy ngại ngùng khi làm nổi bật nút chia sẻ trên trang của mình.

Trong thực tế, theo nghiên cứu của BrightEdge chỉ ra rằng các nút chia sẻ mạng xã hội nổi bật giúp bạn tăng cơ hội được chia sẻ lên đến 700%.

Các tín hiệu từ mạng xã hội không phải là phần quan trọng trong thuật toán của Google. Nhưng các chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook, Twitter và Google+ có thể giúp bạn thăng hạng một cách gián tiếp.


15. Tạo nội dung dài hơn

Câu ngạn ngữ trong SEO “độ dài là sức mạnh” được chứng thực trong nghiên cứu về các yếu tố thăng hạng tìm kiếm của chúng tôi chỉ ra rằng, nội dung dài hơn có xu hướng được xếp hạng cao hơn đáng kể trên trang đầu của Google.

noi-dung-dai-thu-hang-cao

Theo trong hình bạn nên nhắm đến việc tạo ra các nội dung có ít nhất 1900 từ.

Như là luật, tôi luôn đảm bảo tất cả các bài viết của mình có hơn 1000 từ và nội dung hữu ích.

Nội dung dài hơn giúp bạn có thứ hạng tốt hơn cho từ khoá nhắm đến và mang nhiều traffic với từ khoá dài hơn…một kiểu win-win! (cùng thắng).


16. Tăng thời gian Dwell time

Nếu ai đó ghé thăm trang web của bạn từ trang tìm kiếm rồi nhấn nút back (quay lại) ngay lập tức để tìm các trang khác, điều đó báo cho Google giờ trắng-đen đã rõ: đây là một trang chất lượng kém.

Đó là lý do vì sao Google sử dụng “dwell time” để đo chất lượng nội dung của bạn. Tăng “dwell time” bằng cách viết bài dài hơn, nội dung thích hợp để giữ chân người đọc.

Nếu bạn muốn nâng cao thời gian Dwell time ngay thì hãy tham khảo các chiến thuật về hướng dẫn SEO copywriting của Backlinko:

examples-of-bucket-brigades

Dưới đây là một số yếu tố SEO onpage quan trọng mà tôi không đưa thêm vào trong infographic:

Nội dung chất lượng: Tôi biết là bạn đã phát ốm và quá mệt khi nghe về “nội dung chất lượng”.

Mặc dù các máy tìm kiếm không có cách trực tiếp nào để xác định chất lượng nội dung, họ có nhiều phương pháp gián tiếp như:

  • Khách viếng thăm quay lại
  • Các bài viết được đánh dấu trên bookmark trên Chrome
  • Thời gian trên trang
  • Dwell time (thời gian này thấp là dấu chỉ rất mạnh cho thấy nội dung mà khách hàng có từ trang của bạn không chất lượng, vì thế họ phải quay ra máy tìm kiếm để tìm trang khác). Dwell time khác với Time on site (thời gian trên trang)
  • Các tìm kiếm Google về thương hiệu của bạn

Nói cách khác, nội dung chất lượng cao chắc chắn không làm hại gì bạn. Vì vậy không có lý do gì để KHÔNG xuất bản các nội dung đẳng cấp.

Khuyến khích comment trên Blog: Đã từ lâu tôi đoán rằng website với các comment chất lượng cao tạo ra cạnh tranh có lợi trong kết quả tìm kiếm Google.

Đấy là lý do vì sao tôi không bất ngờ khi Google nói rằng có một cộng đồng sôi động trên site của bạn có thể giúp đỡ rất nhiều cho việc thăng hạng:

google-employee-tweet

Đó là lý do vì sao sẽ khôn ngoan khi khuyến khích mọi người bình luận trên bài viết của bạn.

Tối đa hoá CTR tự nhiên: Tôi không nghi ngờ chút nào khi Google sử dụng tỉ lệ click để làm tín hiệu thăng hạng.

Và thậm chí nếu họ không, bạn VẪN muốn tối ưu CTR cho danh sách kết quả tìm kiếm Google của bạn.

(Nhiều click hơn = nhiều traffic hơn)


Bên dưới là cách sử dụng những kỹ thuật này cho trang của bạn

Tôi đã thực hiện một bản danh sách miễn phí giúp bạn thực hiện các chiến lược này trên trang của mình.

Nó đưa ra từng bước một – chính xác các kỹ thuật mà tôi nói trong bài viết này…bao gồm cả 2 chiến lược mà tôi không đưa vào infographic.

Nếu bạn nào muốn tải hãy ghé thăm trang web gốc tiếng Anh của Backlinko để tải nhé…

Nếu bạn tìm đến một số chiến lược thực tế có thể sử dụng cho trang ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ thích ngay infographic dưới đây.

Nó là một bảng checklist đơn giản (bằng tiếng Anh) sẽ giúp bạn có nhiều traffic hơn từ nội dung mà bạn đăng tải:

SEO onpage của Backlinko

(Kiến càng dịch từ bài viết On-Page SEO: Anatomy of a Perfectly Optimized Page (2016 Update) – của tác giả Brian Dean – Website: Backlinko, bản online truy cập ngày 4.11.2016)


Nhận xét của người dịch

Tôi lần đầu chú ý đến Brian Dean là nhờ bài viết này, anh ta đã rất chú trọng đầu tư vào chất lượng bài viết, nó rất xuất sắc.

Tối ưu onpage luôn là cái mà bạn phải cố gắng làm cho thật hoàn hảo, bởi vì nó là một trong những điều bạn chủ động nhất với SEO. Xây dựng liên kết bên ngoài trỏ đến bạn thì khổ sở hơn nhiều, bạn khó chắc chắn hơn.

SEO onpage là bạn chăm sóc hai người, người đọc và máy tìm kiếm.

Bạn nỗ lực giúp cho cả hai hiểu rõ nội dung của bạn. Bạn không muốn ai hiểu thiếu, hiểu nhầm hay thậm chí hiểu sai về bạn. Bạn trình bày rõ ràng nhất cho cả hai.

Từ khoá là cái đặc biệt quan trọng, nhất là với máy, cho nên hãy nghiên cứu chọn nó cẩn thận.

Người dùng thích nội dung chất lượng cao nhưng họ cũng chán nản nếu nó quá dài. Vậy hãy làm nó gọn gàng dễ tiếp nhận. Người đọc cũng đặc biệt ưu thích nội dung đồ hoạ và các nội dung có thể tương tác.

Cuối cùng, tôi muốn gửi bạn bài viết khác về SEO onpage do Tim Soulo viết – người đang làm việc ở Ahrefs, công cụ hỗ trợ SEO hàng đầu thế giới.

Back to Top