Categories Tối ưu thêm

Hướng dẫn tối ưu hóa tốc độ website cho người mới bắt đầu (Chương 1)

Bài viết hướng dẫn chuyên sâu này sẽ chỉ cho bạn thấy việc có một website tải nhanh quan trọng như thế nào. Ngoài ra là các hướng dẫn và mẹo mà bạn có thể tự tiến hành (DIY) để cải thiện tốc độ trang.

Tối ưu hóa hiệu suất, tốc độ trang web (website performance optimization) – tâm điểm của thiết kế trang web vượt trội về công nghệ là yếu tố chính quyết định thành công cho các doanh nghiệp trực tuyến hiện đại (modern online businesses).

Suy cho cùng thì chính hiệu suất kém ấn tượng sẽ giết chết lợi nhuận doanh nghiệp khi người dùng bị tra tấn bằng việc phải đợi các trang web chậm chạp, người xem bực bội sẵn sàng tìm các trang khác thay thế (alternatives) – thiếu kiên nhẫn (impatience) là một đặc tính trong thời đại kỹ thuật số ngày nay!


Và đẩy nhanh tốc độ bán hàng!

Chúng tôi viết sáu chương chuyên sâu hướng dẫn về tối ưu hóa tốc độ để cho bạn thấy tầm quan trọng của việc có được trang web tốc độ cao (snappy website)! Có vô số nghiên cứu và kiểm tra benchmark/điểm chuẩn chứng minh tối ưu tốc độ tải trang là một trong những chi phí đầu tư phải chăng nhất và có ROI cao nhất!

Trong hướng dẫn ngay sau đây, chúng tôi cố gắng giải thích chi tiết các vấn đề kỹ thuật đồng thời đưa ra cho bạn hướng dẫn dễ thực hiện để bạn có thể bắt đầu triển khai ngay lập tức! Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thấy nó có ích và đáng để chia sẻ!

Trang web có tốc độ tải trang cao kích thích người dùng trải nghiệm, tương tác, quay trở lại và dĩ nhiên: tăng doanh số. Phản hồi trang web tức thời làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rates), và mỗi 1 giây chậm trễ trong việc tải trang làm giảm sự hài lòng của khách hàng (customer satisfaction) 16 phần trăm, giảm lượt xem trang (page view) 11 phần trăm và giảm chuyển đổi 7 phần trăm, các con số trên được trích dẫn từ nghiên cứu gần đây của Aberdeen Group.

Chương 1: Giới thiệu về tối ưu hóa tốc độ trang web


Chính xác thì tốc độ trang web là gì vậy?

Thuật ngữ tốc độ trang (page speed) về cơ bản đề cập đến độ dài thời gian mà trang web hoặc nội dung đa phương tiện khác tải từ máy chủ web và hiển thị trên trình duyệt web người dùng (requesting web browser). Thời gian tải trang (page load time) là khoảng thời gian giữa lúc click vào liên kết và lúc hiển thị toàn bộ nội dung (entire content) từ trang web trên trình duyệt web yêu cầu.

– Thời gian tải trang

Có ba yếu tố cốt lõi cần phải hiểu về tốc độ trang trong bối cảnh của trải nghiệm người dùng và hiệu suất website:

  • Quan điểm về thời gian trong việc phân phối tài liệu được yêu cầu song song với nội dung HTML kèm theo (accompanying) cho trình duyệt.
  • Trình duyệt đáp ứng các yêu cầu tải trang.
  • Quan điểm của người dùng cuối (end-user) khi trang web được yêu cầu hiển thị trên trình duyệt – đây là biện pháp thực nghiệm quan trọng nhất/căn bản nhất để đo tốc độ trang web.

Hiệu suất trang web cuối cùng ảnh hưởng đến thứ hạng trên máy tìm kiếm dựa theo các thuật toán được phát triển độc quyền và bí mật (của các công ty máy tìm kiếm/ND), kết hợp các yếu tố quan trọng bao gồm tốc độ trang, trải nghiệm người dùng, đáp ứng của trang web và rất nhiều chỉ số hiệu suất khác của website.

Nguyên tắc tối quan trọng trong việc tối đa hóa hiệu suất trang web là tập trung vào tối ưu hóa tốc độ trang ngay từ lúc ban đầu. Các plugin tối ưu hóa hiệu suất, các đoạn mã phía máy chủ, và các điều chỉnh/tinh chỉnh cuối cùng chỉ có tác động tối thiểu – cho dù là đáng chú ý – ảnh hưởng lên tốc độ trang và thời gian tải trang. Tuy nhiên, những nhà phát triển web và chủ doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có xu hướng không đánh giá cao tầm quan trọng của thời gian tải trang trong các chiến lược phát triển và thiết kế website của họ.


Chậm ư? Nhưng chậm là thế nào?

Là bất kỳ điều gì chậm hơn so với một cái chớp mắt – tức là 400 mili giây. Các kỹ sư của Google phát hiện ra rằng thời gian tải trang có độ dài cảm nhận vừa đủ 0,4 giây là đủ dài để làm người dùng tìm kiếm ít đi.

Công nghệ đã đi một chặng đường dài trong nỗ lực cải thiện trải nghiệm của người dùng internet. Thế giới mạng quá đông đúc của những năm 1990 được gán nhãn một cách châm biếm là World Wide Wait (Đợi chờ), nhưng các sáng chế trong cộng đồng và công nghệ mạng đã cách mạng hóa cách thông tin kỹ thuật số truyền tải qua internet. Thế hệ kế tiếp của kinh doanh trực tuyến có tất cả các nguồn lực họ cần để phân phối nội dung tức thời (instantaneously), nhưng để tận dụng và bổ sung các nguồn lực này, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa tốc độ trang web để nó đem lại trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.

Chuyên gia tốc độ, nhà khoa học máy tính của Microsoft là Harry Shum tin rằng 0,25 giây khác biệt trong tốc độ tải trang – nhanh hơn hoặc chậm hơn – là con số kỳ diệu chỉ ra lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trực tuyến.


Và chuyện gì xảy ra nếu họ không tối ưu?

1 trong 4 người dùng sẽ rời bỏ (abandon) trang web nếu nó tốn hơn 4 giây để tải. 46 phần trăm người dùng không ghé thăm lại các trang web có tốc độ thấp. Các chủ web chỉ có 5 giây để thu hút người ghé thăm trước khi họ cân nhắc rời đi. 74 phần trăm người dùng truy cập vào trang trên di động sẽ rời đi nếu nó mất hơn 5 giây để tải về. Từng giây bị trì hoãn có thể dẫn đến khoản lỗ 1,6 tỷ đô la hàng năm cho những công ty trực tuyến lớn như Amazon.

47 phần trăm khách hàng thương mại điện tử (ecommerce customer) mong muốn thời gian tải trang là ít hơn hai giây trước khi họ cân nhắc rời đi – 40 phần trăm người dùng sẽ rời bỏ trang ở giây chờ đợi thứ ba, trước khi cả công cụ phân tích hiệu suất kịp ghi nhận sự hiện diện của họ trên trang. Thời gian tải trung bình cao nhất cho các chuyển đổi chỉ là 2 giây – nhanh hơn hàng triệu các website hiện có.


Và điều gì xảy ra khi chúng ta tăng tốc?

Khi Mozilla tăng tốc độ trang lên 2,2 giây, số lượng tải về của trình duyệt Firefox tăng 15,4% tương đương với 10 triệu lượt tải về mỗi năm! Walmart thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi tăng 2 phần trăm với mỗi 1 giây được cải thiện trong tốc độ tải. Các con số không biết nói dối.


Chấp nhận ý tưởng hiệu suất trang web – Khoa học thần kinh và Nhịp điệu

100 mili giây. Đây là độ dài mà thùy Chẩm (Occipital lobe) trong não bộ của chúng ta lưu giữ thông tin đồ họa dưới dạng bộ nhớ cảm giác (Sensory memory).

Các nhà nghiên cứu tại Google gợi ý rằng tốc độ tải trang dưới 100 mili giây cho người dùng cảm tưởng rằng đáp ứng của trang web là ngay lập tức vì bộ nhớ cảm giác xử lý trong não bộ của chúng ta làm việc theo từng đợt 100 mili giây. Bộ nhớ lưu trữ tự xóa bản thân nó sau 0,1 giây khi các tế bào cảm quang trong mắt chuyển thêm thông tin đến thùy Chẩm.

1 giây tải trang là đủ để duy trì sự chú ý – người dùng cảm thấy làm chủ các hoạt động duyệt web của họ, và căng thẳng tinh thần không tăng thêm trừ khi trang web không đáp ứng được mong muốn.

Với sự trì hoãn khoảng 10 giây, sức chú ý của người dùng hầu như không còn được giữ nữa. Cảm giác nôn nóng, bực tức, và thấy bị bỏ rơi thường đủ mạnh để ngăn người dùng ghé lại các trang web chậm chạp một lần nữa.


Câu hỏi hóc búa về tâm lý học thực dụng

Dù vậy, rời bỏ một trang web vì lý do tốc độ chậm thường không phải là cách thức nhanh nhất để truy cập thông tin mong muốn trên web. Một người dùng trung bình sẽ bỏ ra thêm vài phút để duyệt các trang đáp ứng nhanh nhưng không có nội dung liên quan, thay vì đợi thêm vài giây để có được thông tin liên quan hơn từ các trang web chậm.

Và chúng ta cũng phải để ý đến biển thông tin trên web, người dùng sau cùng có thể tìm thông tin họ cần trên nhiều trang web hoặc một nơi nào đó khác. Nhưng suy cho cùng thì người thua cuộc là các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến không thể tiếp cận khách hàng online của họ đủ nhanh, mặc cho họ có lưu trữ thông tin và dịch vụ chính xác mà người dùng muốn.

Thật lạ nhưng đây là thực tế, người dùng sẵn sàng bỏ nhiều thời gian hơn để duyệt, lướt các thông tin khác thay vì chỉ phải đợi vài giây cho trang web mà họ thực sự cần. Trải nghiệm này tương tự với sự cố ở sân bay Houston cách đây vài năm đã dẫn đến một giải pháp thông minh.

Tâm lý con người rất kỳ lạ so với logic thông thường

Hành khách ở sân bay phải tốn 1 phút đi bộ để tới nơi nhận hành lý và đợi thêm 7 phút để thực sự nhận được hành lý trên tay. Trung tâm quan hệ khách hàng nhận được vô số lời phàn nàn về dịch vụ khách hàng chậm chạp.

Vì thế giám đốc điều hành sân bay đưa ra một giải pháp “ranh mãnh” để “giải quyết” vấn đề này. Họ di chuyển các cổng nhận đồ ra xa và chuyển hành lý đến băng chuyền ngoài cùng.

Hành khách giờ phải tốn 6 phút để đi bộ đến khu vực nhận hành lý và họ sẽ được nhận hành lý trên tay trong 2 phút sau. Kết quả? Không có lời phàn nàn nào cả. Không có hành khách nào không hài lòng cả – ngoại trừ một số đôi chân đã mỏi mệt.

Tương tự như vậy, các thang máy có gương vì thế hành khách bận rộn để soi và không còn nghĩ về thời gian di chuyển nữa. Hành vi này của hành khách cũng tương tự với người duyệt web trong thế giới mạng. Và cùng các nguyên lý chung được áp dụng cho kinh doanh trực tuyến: độ dài chờ đợi cho đối tượng mục tiêu định nghĩa trải nghiệm của sự chờ đợi.

Giờ, kinh doanh trực tuyến có thể làm việc với tâm lý con người giống như sân bay Houston thực hiện và cải thiện tốc độ, nhưng hầu như không có công thức cụ thể để làm cho thời gian phản hồi trang web có thể chịu đựng được cho từng cá nhân cụ thể. Hoặc họ thực sự có thể giảm thời gian chờ đợi trong việc cung cấp nội dung yêu cầu cho khách truy cập trực tuyến của họ bằng một trang web phản hồi nhanh – bất cứ là cái gì khi trang web được thiết kế để cung cấp phản hồi tức thời và trải nghiệm người dùng liền mạch, chất lượng cao.

Hướng dẫn này sẽ tập trung vào thực hành sau, và sẽ thực sự giúp bạn tối đa hóa tiềm năng kinh doanh trực tuyến bằng cách tối ưu hiệu suất trang web và từ đó nâng cao sự hài lòng, và lòng trung thành của khách hàng.

(Hết chương 1 – Theo A Beginner’s Guide to Website Speed Optimization của Kinsta. Về Kinsta, đây là công ty cung cấp dịch vụ hosting cao cấp dành cho WordPress, được tối ưu hóa cho tốc độ)

Xem thêm các chương khác:

Comments are closed.

Back to Top