Categories Content marketing

Tạo ra các ý tưởng hấp dẫn (chương 2)

ý tưởng mới

Trong chương 1, bạn đã thực hiện một số quyết định sẽ định hình nền móng cho kế hoạch content marketing. Như vậy là bạn đã đi trước phần lớn các doanh nghiệp thực hiện content marketing.

Nhưng giờ đây khi có bản kế hoạch rồi, bạn cần có khả năng tạo ra đủ các ý tưởng tốt để làm nó thành hiện thực.

Theo Nghiên cứu Tiêu chuẩn Tiếp thị Nội dung B2B năm 2013, hai thách thức lớn nhất dành cho maketer làm nội dung đó là:

1/ SẢN XUẤT ĐỦ NỘI DUNG. (LƯỢNG)

2/ SẢN XUẤT NỘI DUNG THU HÚT KHIẾN MỌI NGƯỜI ĐÓN ĐỌC. (CHẤT)

Để ý là cả hai thách thức này đều liên quan đến vấn đề cốt lõi của việc đưa ra các ý tưởng mới.

Là một nhà tiếp thị nội dung (content marketer), bạn cần có khả năng tạo ra dòng chảy liên tục các ý tưởng nội dung có giá trị, độc đáo và hấp dẫn. Hãy đối diện với nó, đó là một nhiệm vụ lớn đấy!

Vì vậy hãy đảm bảo là bạn có những gì cần thiết, chương này sẽ đưa ra bảy chiến thuật thực tiễn giúp bạn tạo ra hệ thống sản sinh ý tưởng của mình, vì vậy bạn có thể dễ dàng đưa ra tất cả các ý tưởng bạn cần.

Một ý tưởng tầm thường được đảm bảo sự nhiệt tình sẽ đi xa hơn một ý tưởng tuyệt vời mà chẳng gây cảm hứng cho ai cả.

Mary Kay Ash

Để bắt đầu…

Tạo ra một nơi để lưu giữ tất cả các ý tưởng về nội dung của bạn

Các ý tưởng là cái gì đó rất tinh xảo. Chúng có thể xuất hiện từ hư không (nowhere) – và biến mất cũng rất nhanh. Vì vậy điều quan trọng là bạn cần tạo ra một nơi bạn có thể lưu trữ các ý tưởng và có chúng trong tầm tay khi bạn sẵn sàng lập kế hoạch nội dung.

Bước 1: Mở bản excel kế hoạch nội dung bạn tạo trong chương 1.

Bước 2: Click đúp vào tab thứ hai (ở vị trí cuối cùng bên trái) và đặt tên nó là “Các ý tưởng.”

Bước 3: Trong ô A1, gõ tiêu đề của trang, “Ý Tưởng Nội Dung” (Content Ideas).

Bước 4: Tạo các tiêu đề cột trong dòng 3.

Cột A: Ý tưởng (Idea)

Cột B: Kiểu nội dung (Type of Content)

Cột C: Tiêu đề có thể (Possible Title)

Cột D: Ghi chú (Notes)

Nếu bạn muốn, bạn có thể định dạng lại dòng này theo màu sắc thương hiệu của bạn.

Bước 5: Đóng băng tiêu đề.

Đánh dấu (highlight) dòng tiêu đề (trong ví dụ trên, đó là dòng 4).

Click View > Freeze Panes > Freeze Top Row.

Thao tác này giúp cột tiêu đề lúc nào cũng ở trên đầu (để vẫn ở trong tầm mắt) khi cuộn chuột xuống.

Bước 6: Bắt đầu sử dụng trang này để thu thập các ý tưởng về nội dung.

Trong khi bạn hoàn thành chương này, các ý tưởng cho nội dung mới sẽ bật ra trong đầu bạn. Đó là điều tốt. Điều ấy nghĩa là dòng chảy sáng tạo đã xuất hiện.

Từ bây giờ, khi điều đó xảy ra, ghi lại ý tưởng của bạn trong trang các Ý Tưởng mới. Đừng cố gắng lọc các ý tưởng này hay chỉnh sửa đánh bóng nó. Chỉ cần viết xuống như khi chúng đến với bạn, không thành vấn đề chúng có vẻ thô lỗ (hoặc vô lý) như thế nào.

Điều này sẽ cho bạn cảm tưởng về cuốn nhật ký ý tưởng điển hình trông như thế nào: bừa bộn và thậm chí là khu vực không sạch sẽ gì cho lắm.

Điều ấy cũng bình thường thôi. Khi đến lúc ngồi xuống và lập kế hoạch hoặc viết nội dung, không vấn đề gì về sự lộn xộn đó hết, danh sách này là vô giá.

Còn về vấn đề ghi chú, khi bạn rời khỏi máy tính, bạn có thể ghi xuống các ý tưởng trong ứng dụng ghi chú trên điện thoại thông minh.

Nhưng đừng cố duy trì cả hai danh sách.

Để đảm bảo rằng bạn không đánh mất các ý tưởng có giá trị, bạn cần giữ một tài liệu kế hoạch tổng thể. Vì thế khi bạn quay trở lại máy tính chính, bạn có thể chuyển các ý tưởng mới từ ứng dụng sang trang Ý tưởng Nội dung trong kế hoạch của bạn.

Bây giờ…Hãy thiết lập hệ thống tạo ra các ý tưởng

Có bảy chiến thuật chìa khóa để tạo ra môi trường thích hợp cho các ý tưởng mới và sáng tạo tuôn ra. Hãy gom chúng tất cả lại với nhau, và bạn sẽ có một hệ thống tạo ý tưởng đầy sức mạnh.

Chúng tôi sử dụng từ hệ thống là có lý do của nó. Quá trình đưa ra ý tưởng phụ thuộc vào một bộ các thành phần phụ thuộc lẫn nhau (interdependent) làm việc cùng nhau để tạo ra kết quả mong muốn.

Nó hơi giống cá bánh răng ăn khớp với nhau trong một cỗ máy phức tạp. Không có bánh răng nào mang toàn bộ tải trọng. Nhưng khi chúng làm việc cùng nhau, cả hệ thống làm việc trơn tru và dễ dàng làm sao.

Trong phần còn lại của chương này, bạn sẽ học về bảy bánh răng làm việc với nhau để tạo ra môi trường giàu có-các ý tưởng. Bỏ thời gian để thiết lập mỗi cái. Rồi để ý cách nó dễ dàng tạo ra dòng chảy các ý tưởng tuyệt vời tốt đến mức nào.

Bạn sẵn sàng chưa? Đi thôi nào…

#1 Nắm bắt các xu hướng

Là một nhà tiếp thị nội dung, điều quan trọng là chạm tay bạn vào khách hàng mục tiêu. Họ xem cái gì trên TV? Cuốn sách, tạp chí và các blog nào họ đọc? Họ thảo luận điều gì với mọi người?

Sự hiểu biết sâu sắc này cho bạn khởi đầu trong việc tạo ra nội dung – bài viết, ebook, video và nhiều thứ khác – những thứ mà mọi người khao khát muốn đọc & xem.

Bước 1: Thiết lập Google Alerts cho từ khoá chính của bạn

1/ Ghé thăm https://www.google.com/alerts

2/ Thêm các chủ đề bạn muốn theo dõi trong hộp “Tạo thông báo về.”

3/ Thay đổi các thiết lập để xác định kiểu nội dung và tần suất bạn nhận chúng.

4/ Click vào “Tạo Thông Báo.” (Create Alert)

Làm điều này cho mọi chủ đề mà bạn muốn cập nhật (stay current on). Bạn sẽ nhận được email định kỳ từ Google với các đường dẫn tới nội dung về từ khoá. Khi chúng được gửi đến, hãy dành vài phút để xem liên kết.

Bước 2: Thiết lập một RSS FEED, thí dụ như FEDDLY để việc đọc của bạn được thông suốt

1, Ghé thăm www.feedly.com

2/ Ở góc trên bên tay phải, đăng nhập với tài khoản Google của bạn.

3/ Click vào icon kính lúp để kết nối với tài khoản Google, Twitter hoặc Facebook của bạn.

4/ Trong thanh tìm kiếm, gõ tên blog hoặc website ưu thích của bạn.

5/ Hoặc kiểm tra các blog mà FEEDLY khuyến khích trong “Starter Kit.”

6/ Theo dõi các blog và website giúp bạn cập nhật các xu hướng và tin tức quan trọng.

Dưới đây là cách…

Sau khi tìm kiếm một blog cụ thể, bạn sẽ xem gợi ý bên dưới thanh tìm kiếm.

Chọn một, và các bài đăng từ trang web đó sẽ di chuyển luồng Feedly của bạn ở bên trái.

Xem xét lại các bài đăng xem có đúng là bạn thích nội dung của họ không. Nếu đúng click vào nút màu xanh +add.

Một form sẽ bật ra với tên của blog. Kiểm tra thư mục bạn muốn blog hiện ra.

(Nếu bạn không thấy thư mục thích hợp, thêm một cái mới.)

Sau đó click vào “Subscribe.” (Theo dõi)

Xong rồi.

Lặp lại như vậy cho bất cứ blog nào bạn muốn theo dõi. Điều này giúp bạn đọc được thường xuyên các nhà xuất bản nội dung ưu thích, cũng như dễ dàng nắm bắt những gì đang diễn ra trên thế giới.

Bước 3: Kiểm tra luồng FEEDLY của bạn hàng ngày.

1/ Truy cập các bài viết để nắm bắt những gì đang diễn ra trong ngành nghề của bạn.

2/ Theo dõi các ngành nghề khác để biết được xu hướng xã hội và những sự thay đổi đang diễn ra trong ngành khác như thế nào.

3/ Để ý đến những ý tưởng hấp dẫn mà bạn có thể viết.

4/ Tìm những thiếu sót trong xu hướng chủ đề và những gì bạn có thể thêm vào cuộc trò chuyện.

5/ Viết các ý tưởng đó vào danh sách ý tưởng của bạn.

Hãy chắc chắn paste URL của bài viết đã đem cho bạn ý tưởng. Bằng cách đó, khi đến lúc viết, bạn có được nguồn thông tin gốc để tham khảo và liên kết đến.

Bước 4: Để ý đến người dẫn dắt ngành (thought leaders) và các đối thủ

1/ Bạn biết những nhà tiếp thị nội dung khác viết về điều gì.

Xem xem đâu là kiểu nội dung mà họ tạo và các chủ đề họ sản xuất. Điều này giúp bạn đánh giá được các mong đợi của người đọc. Nó cũng cho bạn thêm sự lựa chọn.

2/ Đọc các cuốn sách mới nhất, hay nhất trong ngành của bạn.

Các ý tưởng trong những cuốn sách này thường ảnh hưởng đến cách mọi người nghĩ về cuộc sống nói chung. Khi bạn đọc, cố gắng tìm các ý tưởng tương thông với chủ đề của bạn. Xem xét đến việc viết review sách hoặc đơn giản là giới thiệu các ý tưởng mới trong nội dung của bạn (luôn nhớ ghi công – credit cho tác giả.)

3/ Xem tin tức và các ngành nghề khác để biết nếu có xu hướng chống lại ngành của bạn hoặc ảnh hưởng mạnh đến nó.

Để ý đến sự thay đổi mà bạn có thể dự đoán cho người theo dõi của mình. Phản hồi tin tức liên quan đến độc giả của bạn. Mục tiêu của bạn là trở thành nguồn tin cho ngành của bạn.

4/ Bất kỳ lúc nào bạn có ý tưởng mới, thêm nó vào danh sách ý tưởng của bạn.

#2 Nhờ cậy đến sức mạnh của Google.

Khi các ý tưởng khô cằn, hãy để Google giúp bạn nghĩ về chủ đề theo cách mới. Dưới đây là cách:

Bước 1: Để Google gợi ý các ý tưởng.

Khi bạn gõ một từ khoá lên Google, máy tìm kiếm sẽ đưa ra các gợi ý dựa trên những gì người dùng khác tìm kiếm.

Đây là cách nhanh gọn để biết những gì mọi người đang tìm kiếm online.

1/ Khi bạn gõ, hãy xem danh sách các gợi ý mà Google cung cấp.

2/ Xem lại danh sách và xem xét điều gì mọi người tìm kiếm khi họ gõ những từ khoá như vậy.

3/ Sau đó nghĩ về cách mà bạn có thể trả lời các câu hỏi đó.

Ghi chú:

Đây là cách nhanh chóng và hơi lươn lẹo để biết được mọi người tìm kiếm điều gì, nhưng nó không cung cấp cái nhìn thấu suốt cũng như không gợi ý được nhiều ý tưởng mới. Để có được nhiều thông tin hữu ích hơn, sử dụng Google’s keyword tool (bước 2 ngay bên dưới).

Bước 2: Thực hiện việc nghiên cứu từ khoá.

Google keyword tool là lựa chọn tốt nhất giúp bạn tìm được các thông tin mọi người muốn hoặc cần (ngoài lề của người dịch, mình có dịch một bài chi tiết về nghiên cứu từ khoá, bạn có thể xem, vì nó rất chi tiết).

1/ Đơn giản là gõ từ khoá và ấn vào nút tìm kiếm

Google sẽ tạo ra một danh sách các cụm từ mọi người sử dụng để tìm kiếm thông tin về từ khoá của bạn.

Kết quả:

2/ Mở mỗi thư mục để xem các từ khoá cụ thể cho mỗi cụm từ.

3/ Xem lại các từ khoá, mức độ cạnh tranh của nó, và bao nhiêu lượt tìm kiếm trên tháng cho mỗi cái.

4/ Để ý các từ khoá có lượng tìm kiếm trên tháng đủ lớn và có mức độ canh tranh từ thấp đến trung bình.

Một số marketer muốn thấy lượng tìm kiếm tối thiểu trên tháng là 10 ngàn lượt. Tuy nhiên với từ khoá ngách hoặc từ khoá dài, lượng tìm kiếm ít hơn có thể được chấp nhận.

Cũng đừng sợ các chủ đề có độ cạnh tranh cao, đặc biệt là khi bạn có thể tạo nội dung hữu ích và hấp dẫn cho các từ khóa đó. Chỉ cần nhận ra rằng nội dung bạn phát triển cho cụm từ cạnh tranh phải có chất lượng cao nhất có thể.

Bước 3 Tạo ra các ý tưởng từ các nghiên cứu này

1/ Chọn các từ khoá bạn nhắm đến.

2/ Thực hiện brainstorm cho các nội dung cụ thể bạn có thể tạo cho những từ khoá này.

3/ Tìm một góc độc đáo để nói về chủ đề.

4/ Thêm những ý tưởng mới vào lịch biên tập của bạn.

#3 Giải phóng trí sáng tạo của bạn với brainstorms

Có hai cách để brainstorm ý tưởng mới: lên danh sách và lập bản đồ tư duy. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc lên danh sách trước.

Danh sách.

Bước 1: Lựa chọn chủ đề bạn muốn brainstorm.

Bạn có thể brainstorm bất cứ chủ đề nào: rộng và hẹp. Nhưng nếu bạn bắt đầu với chủ đề rộng, bạn cũng sẽ brainstorm ra các ý tưởng rộng.

Để có được ý tưởng nội dung cụ thể hơn, bạn cần thu hẹp chủ đề của bạn trước khi brainstorm.

Bước 2: Viết chủ đề bạn brainstorm ở vị trí đầu của trang.

Bước 3: Lên danh sách tất cả mọi thứ bạn có thể nghĩ liên quan đến chủ đề.

Đừng lo lắng về sự gọn gàng. Brainstorm là về việc lấp đầy trang giấy của bạn với các ý tưởng, mà không quan tâm đến các hàng và cột gọn gàng. Viết xuống các ý tưởng đến với bạn, bất cứ nơi nào chúng phù hợp. Tốt nhất là bạn có thể đặt chúng gần các ý tưởng liên quan, nhưng đừng hạn chế bản thân mình.

Bước 4: Xem lại danh sách để tìm ra ý tưởng tốt nhất.

Khi bạn xem lại danh sách, bạn sẽ thấy một số ý tưởng là chung chung, một số thì mờ nhạt. Bỏ qua chúng.

Các ý tưởng khác có thể cho thấy hứa hẹn: chúng hấp dẫn hoặc có một góc độc đáo trong chủ đề của bạn. Khoanh tròn (hoặc hightlight) chúng lại, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm lại chúng.

Bước 5: Tạo ra các ý tưởng mới từ danh sách.

Ý tưởng nội dung mới đôi khi là sự kết hợp của nhiều ý tưởng khác. Khi bạn xem lại danh sách, đừng chỉ nhìn vào các ý tưởng mới. Hãy nhìn vào cả cách kết hợp các phần tử trong danh sách để chuyển thành nội dung hấp dẫn. Thêm các liên kết ý tưởng đó vào danh sách và khoanh tròn chúng.

Các ý tưởng nội dung khác có thể đến từ những câu hỏi bạn có về chủ đề. Nếu bạn thấy điều gì đó khi bạn brainstorm làm lóe lên sự tò mò hoặc bật lên câu hỏi, viết xuống câu hỏi và khoanh tròn nó. Nó có thể tạo ra một ý tưởng nội dung tốt.

Bước 6: Viết các ý tưởng của bạn vào trang ý tưởng trong bản kế hoạch nội dung.

Đừng để mất dấu các ý tưởng. Thêm bất kỳ khoanh tròn hoặc hightlighted ý tưởng trong trang Ý Tưởng Nội Dung.

Bước 7: Đào sâu để có nhiều các ý tưởng cụ thể.

Nếu brainstorm của bạn bao gồm các ý tưởng rộng, thực hiện thêm brainstorms trên các ý tưởng đó để thu hẹp sự tập trung của nó lại. Mục đích của bạn là tìm ra ý tưởng chi tiết, cụ thể cho nội dung.

Chú ý:

Khi bạn brainstorm, cẩn thận không kiểm duyệt ý tưởng mới. Viết xuống bất kỳ ý nghĩ nào đến với tâm trí, bất kể là nó có giá trị hay không. Đôi khi ý tưởng kỳ dị của bạn nuôi dưỡng sáng tạo, cách tiếp cận mới cho một chủ đề cũ.

Bản đồ tư duy.

Bản đồ tư duy (mind map) cũng tương tự danh sách bạn vừa tạo ở trên, nhưng chúng mang tính đồ hoạ nhiều hơn, lập bản đồ các kết nối đang được thực hiện.

Nếu bạn thích các bức tranh hơn là từ ngữ, yêu danh sách các mã màu, và ưa “nhìn” về những gì bạn nói, bản đồ tư duy dành cho bạn.

Để ví dụ về những gì có thể, nhìn vào bản đồ tư duy này được tạo bởi mindtools.com

Tuy vậy, không phải lúc nào nó cũng trông như thế, hầu hết các bản đồ tư duy trông giống thế này hơn.

Dưới đây là cách bạn tạo bản đồ tư duy cho riêng mình:

Bước 1: Viết chủ đề brainstorm vào trung tâm của tờ giấy.

Bước 2: Vẽ các đường toả ra từ từ khoá đó.

Tại vị trí kết thúc của mỗi đường, viết một ý tưởng liên quan đến từ khóa. Chúng có thể là chủ đề con hoặc thư mục liên quan đến các ý tưởng. Hoặc chúng đơn giản là các ý tưởng được kết nối theo một cách nào đó với từ khoá của bạn.

Bước 3: Vẽ các đường toả ra từ những ý tưởng thứ cấp.

Tại vị trí cuối của mỗi đường, viết một ý tưởng liên quan hoặc một chủ đề con.

Bước 4: Tiếp tục kết nối các chủ đề và chủ đề con cho đến khi bạn hết các ý tưởng (hoặc hết giấy).

Bước 5: Xem lại bản đồ tư duy của bạn để đưa ra ý tưởng nội dung mới.

Như được mô tả trong “Danh sách” phía trên, xem lại các ý tưởng của bạn để tìm ra các chủ đề yêu thích cho nội dung. Hãy đảm bảo xem xét các ý tưởng độc đáo do  được kết hợp lại với nhau, hoặc các câu hỏi được đưa ra bởi bản đồ tư duy của bạn.

Bước 6: Thêm tất cả các ý tưởng mới vào danh sách các ý tưởng nội dung.

Một số luật cho bản đồ tư duy

  • Không có luật nào cả!
  • Bạn có thể sử dụng máy vi tính, giấy và bút, giấy và bút chì màu, hoặc thậm chí vải và sơn.
  • Bạn có thể viết, vẽ hoặc dùng các cách tượng trưng để làm bản đồ tư duy.
  • Bạn có thể làm nó dưới dạng đen trắng hoặc có màu sắc, đơn giản hoặc hoa mĩ.
  • Mọi ý tưởng cần được liên kết tới ý tưởng trước đó bằng một đường nối, vì vậy bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cách các ý tưởng liên hệ với nhau.

Một vài công cụ online làm bản đồ tư duy:

#4 Ghé thăm và tương tác trong các diễn đàn

Một diễn đàn là một bảng tin các thông điệp online, nơi mọi người có thể thảo luận về một chủ đề cụ thể. Lấy ví dụ, bên dưới là một dạng thảo luận về chủ đề tối ưu hoá máy tìm kiếm (search engine optimization).

Mỗi thảo luận được gọi là một thread (chủ đề) và bất cứ thành viên nào của diễn đàn cũng đều có thể tham gia được.

Nhiều diễn đàn có các categories (thư mục) khác nhau về các chủ đề con liên quan đến chủ đề chính của diễn đàn.

Mục tiêu của bạn là tìm ra các diễn đàn trong chủ đề cốt lõi, vì thế bạn có thể thấy mọi người đang hỏi điều gì và chủ đề nào làm họ bận tâm.

Bước 1: Tìm các diễn đàn trong thị trường ngách của bạn

www.linkedin.com

Các nhóm trên LinkedIn là các diễn đàn của giới chuyên gia. Họ có thể giúp bạn kết nối với các đồng nghiệp cùng ngành, hoặc nếu bạn là người bán hàng B2B, theo dõi các cuộc thảo luận của các khách hàng mục tiêu.

Để tìm các nhóm liên quan đến chủ đề của bạn:

1/ DI CHUỘT QUA TAB “GROUPS”.

2/ CHỌN “GROUPS DIRECTORY.”

3/ TRUY CẬP VÀO “GROUPS YOU MAY LIKE” (CÁC NHÓM BẠN CÓ THỂ THÍCH) ĐƯỢC LINKEDIN GỢI Ý DỰA TRÊN CÁC KẾT NỐI CỦA BẠN. 

4/ XEM LẠI DANH SÁCH LINKEDIN TẠO RA.

Chú ý đến các mô tả của nhóm, mức độ hoạt động (rất sôi nổi, năng động, hoặc không có đánh giá), và có bất cứ người kết nối với bạn là thành viên của nhóm hay không.

5/ BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU NHIỀU HƠN VỀ NHÓM BẰNG CÁCH CLICK VÀO TÊN NHỐM HOẶC NÚT XEM

Một số nhóm là diễn đàn mở – bạn có thể khám phá các thảo luận mà không cần gia nhập. Một số khác, bạn cần click vào nút Gia Nhập Nhóm (Join Group) để xem các bài viết.

www.google.com

Một số diễn đàn có thể tìm thấy bằng cách Google search.

1/ Trong thanh Google Search, gõ “FORUM [Chủ đề của bạn]” để xem điều gì xảy ra.

Bạn có thể thử vài chủ đề khác nhau để có được kết quả tốt.

2/ Mở link và khám phá mỗi diễn đàn cho đến khi bạn tìm thấy cái phù hợp với nhu cầu.

3/ Đáp ừng các yêu cầu để trở thành thành viên diễn đàn.

4/ Bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm bằng cách click vào tên nhóm hoặc nút xem.

www.quora.com

Quora là một diễn đàn quá ư là kích thích. Mục đích duy nhất của nó là cung cấp không gian để mọi người đặt câu hỏi. Vì vậy nếu bạn muốn biết chủ đề nào trong tâm trí mọi người, đây có thể là một nguồn tốt.

1/ Ghé thăm www.quora.com.

2/ Tạo một tài khoản.

3/ Đăng nhập và gõ một chủ đề vào thanh tìm kiếm.

4/ Kiểm tra các cụm từ khoá được gợi ý và lựa chọn một trong các gợi ý đó hoặc tiếp tục gõ chủ đề bạn tìm kiếm.

5/ Khám phá các thảo luận khác nhau và kết nối vào các cuộc trao đổi nếu bạn cảm thấy hay.

www.reddit.com

Reddit là một cộng đồng trực tuyến nơi người dùng bầu chọn cho các nội dung, bình luận về bài viết, và thảo luận các ý tưởng. Các chủ đề đang là xu hướng sẽ nằm trên cùng các trang, và môt thanh tìm kiếm cho phép bạn tìm thấy các cuộc thảo luận liên quan tới chủ đề. Nếu bạn cần các ý tưởng, đây là có thể một nguồn rất tốt.

1/ Ghé thăm www.reddit.com

2/ Gõ chủ đề của bạn vào thanh tìm kiếm ở góc phải phía trên.

3/ Xem xét các cuộc thảo luận đang diễn ra, hoặc khám phá các thảo luận liên quan bên dưới.

4/ Tham gia vào các cuộc trao đổi nếu bạn cảm thấy hay.

Bước 2: Ghé thăm các diễn đàn thường xuyên.

Một số người thích ghé thăm các diễn đàn hằng ngày, vào giờ nghỉ trưa. Một số khác một lần một tuần hoặc lâu hơn. Tìm một lịch công việc phù hợp với bạn.

Bước 3: Tìm đến các chủ để mọi người thảo luận.

Đặc biệt hãy để ý đến bình luận hoặc câu hỏi liên quan đến chủ đề cốt lõi của bạn.

Bước 4: Đọc các cuộc thảo luận để xem mọi người nói điều gì.

Một trong các mục tiêu chính của bạn là hiểu các cuộc thảo luận đang diễn ra về chủ đề cốt lõi. Điều này sẽ giúp bạn luôn cập nhật những gì mọi người đang nghĩ và thông tin nào họ tìm kiếm.

1/ BẠN CÓ THỂ ĐỂ Ý ĐẾN BÌNH LUẬN MÀ BẠN KHÔNG ĐỒNG Ý

Trình bày quan điểm của bạn. Ghi lại suy nghĩ của bạn và URL của bình luận trong danh sách Ý Tưởng.

2/ MỘT BÌNH LUẬN CÓ THỂ LÀM BẠN NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ TRONG CÁCH MỚI HOẶC CÂU HỎI VỀ ĐIỀU GÌ ĐÓ BẠN NGHĨ MÌNH BIẾT

Viết câu hỏi của bạn và URL của comment trong danh sách các chủ đề. Nó có thể là một ý tốt sau này.

3/ BẠN CÓ THỂ KHÁM PHÁ MỘT THÀNH VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN – NGƯỜI CÓ HIỂU BIẾT ĐẶC BIỆT

Xem xét việc kết nối với họ bên ngoài diễn đàn. Bạn có thể phỏng vấn họ hoặc coi họ như những chuyên gia trong nội dung tương lai.

Bước 5: Tạo ra mục tiêu là thêm được ít nhất một ý tưởng mới vào danh sách ý tưởng nội dung mỗi khi bạn ghé thăm một diễn đàn.

#5 Dò sóng và lắng nghe

Một cách đơn giản đáng kinh ngạc để có được các ý tưởng mới là bắt đầu lắng nghe.

Bước 1: Lắng nghe người lạ khi bạn ra ngoài

Khi bạn ở cửa hàng hoặc quán cà-fe, lắng nghe những gì mọi người nói.

  • Các chủ đề mà họ nói?
  • Những câu hỏi của họ?
  • Những lo lắng lớn nhất của họ? Niềm vui của họ?

Để ý cách các cuộc đối thoại hàng ngày liên quan đến chủ đề cốt lõi của bạn. Ghi lại những ý tưởng vào danh sách Ý Tưởng Nội Dung.

Bước 2: Lắng nghe bạn bè và người thân

Khi gặp gỡ bạn bè và người thân, nếu cuộc nói chuyện chuyển qua chủ đề bạn làm gì để kiếm sống, khuyến khích đặt câu hỏi.

  • Lắng nghe các thiếu sót trong kiến thức của họ.
  • Để ý những thứ làm họ tò mò hoặc bối rối.
  • Lắng nghe các từ họ sử dụng để nói về chủ đề của bạn. Đó là các từ khách hàng của bạn cũng thích dùng.

Thêm bất kỳ ý tưởng nào vào danh sách ý tưởng của bạn.

Bước 3: Lắng nghe khách hàng của bạn

Khi bạn nhận được email hoặc comment từ khách hàng hoặc đồng nghiệp, hãy chú ý lắng nghe hơn là nói.

  • Điều gì dường như là thách thức lớn nhất? Lo lắng? Sự sợ hãi?
  • Họ đang cố gắng làm điều gì?
  • Cái gì ngăn họ làm điều đó?
  • Bạn biết điều gì – hoặc quá trình xử lý nào bạn sử dụng – nó có giúp đỡ được gì không?

Hãy đưa ra danh sách các ý tưởng và viết xuống các chủ đề nội dung khả thi có thể trả lời được những câu hỏi này.

TIP 1:

Nếu bạn có cơ hội được nói chuyện trực tiếp với khách hàng, khuyến khích họ nói về những gì đang làm họ khúc mắc, bao gồm cả thói quen và đam mê. Điều này cho bạn thông tin đáng giá về khách hàng mục tiêu của bạn như thế nào – điều này cũng giúp các chủ đề được đảm bảo khêu gợi sự quan tâm của họ.

Tip 2:

Yêu cầu tất cả nhân viên – những người có giao dịch với khách hàng – hãy luôn giữ một cuốn sổ tay khi nói chuyện với khách hàng, bất kể là trên điện thoại, tin nhắn, hoặc gặp mặt trực tiếp. Khi họ nói chuyện (hoặc ngay khi cuộc trò chuyện kết thúc), hãy ghi xuống các chủ đề mà khách hàng bối rối hoặc có câu hỏi. Thêm chúng vào danh sách ý tưởng nội dung.

#6 Kết nối với sức mạnh của mạng xã hội

Bạn có thể nhận được rất nhiều ý tưởng từ tương tác mạng xã hội – nếu bạn có mặt và tham gia. (Có mặt và tham gia không chỉ làm bạn trở thành marketer nội dung tốt hơn, nó còn làm bạn trở thành marketer mạng xã hội tốt hơn!)

Một phần bí mật của điều này là theo dõi đúng người. Để ý đến những người đứng đầu trong ngành công nghiệp của bạn, những người thiết lập các xu hướng và đưa ra các ý tưởng được mọi người chia sẻ. Đó chính là những người cần phải theo dõi (follow).

Bước 1: Lên danh sách các chủ đề bạn muốn nói chuyện.

Bao gồm các từ khoá liên quan đến chủ đề cốt lõi bạn sử dụng trong thông điệp thứ cấp.

Bước 2: Sử dụng các từ khoá để tìm kiếm trên mỗi mạng xã hội.

Facebook

1/ Gõ từ khoá trong thanh tìm kiếm.

2/ Chú ý đến các nhóm và trang liên quan đến chủ đề của bạn.

3/ Ghé thăm trang và xem xét các bài post.

4/ Nó có hữu ích không? Nếu có thì hãy theo dõi họ.

Chú ý:

Bạn có thể tìm kiếm trực tiếp những người bạn biết là đứng đầu trong ngành công nghiệp của bạn.

Twitter

1/ Gõ #từ khoá (đây là hashtag được theo dõi bởi từ khoá của bạn) trong thanh tìm kiếm.

Nó sẽ đưa ra một danh sách các tweets về chủ đề của bạn. Giống như thế này:

2/ Trong panel phía bên tay trái, click vào link people.

Đây là một luồng các tweets về từ khoá của bạn, bao gồm danh sách những người đã tweeting các từ khoá đó.

3/ Click vào tên từng người để đọc về mô tả của họ và xem xét các tweet của họ.

4/ Xem xem có bao nhiêu tweets họ có và mức độ đăng thường xuyên thế nào?

Chẳng có giá trị gì nếu bạn theo dõi người không còn hoạt động trên Twitter.

5/ Kiểm tra số lượng người theo dõi mà họ có.

Nếu họ hiếm khi tweet nhưng lại có hàng ngàn người theo dõi, thì số lượng người theo dõi không biểu thị cho tầm ảnh hưởng. Điều đó có nghĩa là họ đã mua người theo dõi, nói cách khác họ chẳng giỏi giang gì.

Ngược lại, nếu họ có rất nhiều người theo dõi bởi vì họ viết các bài đăng hữu ích, tỉ mỉ, thì bạn sẽ có được nhiều lợi ích khi theo dõi họ.

6/ Nếu bạn đã xem xét cẩn thận, một tweeter là người hiểu biết về chủ đề của bạn, click nút follow.

Ghí chú:

Nếu bạn muốn tìm người mà bạn đã biết tên, đơn giản là gõ tên của họ vào thanh tìm kiếm.

Google+

1/ Gõ chủ đề của bạn vào thanh tìm kiếm và xem ai sẽ xuất hiện.

2/ Xem xét cẩn thận trang cá nhân của họ, tập trung vào mô tả về bản thân họ và các bài đăng.

3/ Nếu bạn thích các bài đăng của họ và nếu họ có vẻ là người hiểu biết, hãy theo dõi họ.

Bước 3: Sử dụng Feedly để xác minh người dẫn đầu ngành

1/ Đăng nhập vào Feedly.

2/ Tìm kiếm những blog đầu ngành chấp nhận các bài viết của khách (cộng tác viên).

3/ Kiểm tra tên của người viết.

4/ Tìm kiếm những người đó trên Facebook, Twitter và Google+

5/ Theo dõi họ, và để ý những bài họ đăng.

Bước 4: Thiết lập một kênh bạn dùng để theo dõi, tổng hợp các luồng nội dung.

Rất nhiều ý tưởng đến từ các bài đăng bạn thấy trên mạng xã hội. Nhưng để đọc và theo dõi mạng xã hội có thể ngốn nhiều thời gian của bạn. Có thể sẽ hữu ích khi bạn sử dụng một ứng dụng cho phép bạn xem toàn bộ luồng thông tin tại một chỗ và/hoặc lập lịch đăng nâng cao cho các bài viết của bạn. Dưới đây là một số gợi ý:

Hootsuite

Socialoomph

Tweetdeck

Bước 5: Bắt đầu tạo ra các ý tưởng.

Lập lịch 30 phút mỗi ngày để xem lại luồng thông tin của bạn, đọc các bài đăng và tương tác với những người kết nối với bạn. Nhưng đừng đơn thuần chỉ xem các bài viết mọi người đăng. Dưới đây là điều bạn nên làm:

1/ Tìm xu hướng của các chủ đề.

2/ Để ý đến sự phát triển của các ý tưởng, các ý tưởng nào được thêm vào các cuộc nói chuyện, và cách mọi người phản hồi lại nó.

3/ Tham gia vào các cuộc thảo luận này.

Chính trong tương tác với các ý tưởng này sẽ làm tươi mới tâm trí bạn.

4/ Bắt đầu tương tác với người dẫn đầu ngành.

Xây dựng mối quan hệ. Nếu bạn cần một chuyên gia về chủ đề nào đó cho bạn lời trích dẫn hoặc cuộc phỏng vấn, bạn đã có những người có thể hợp tác.

#7 Giữ tính liên quan với newsjacking

Một nguồn khác rất tốt cho các ý tưởng là tin tức. Là một marketer nội dung, bạn không chỉ đơn giản thông báo tin tức. Bạn sử dụng một mẹo của những nhà báo cũ được gọi là newsjacking.

Newsjacking là gì?

Đó là việc bạn tìm kiếm các ý tưởng trong tin tức giao cắt với chủ đề cốt lõi của bạn. Điểm giao nhau này cho phép bạn sản xuất nội dung liên quan, đúng thời điểm từ cách nhìn độc đáo. Giống như thế này:

Vào ngày 21, tháng một năm 2013, tin tức lớn nhất là về lễ nhậm chức của Tổng thống Obama. Bất kỳ bài báo nào phản hồi sự kiện này đều được xem là kịp thời và có liên quan.

Tuy nhiên, mọi người không tìm kiếm thêm các thông báo về lễ nhậm chức. Họ tìm kiếm góc nhìn mới hoặc giải trí đáp ứng lại nó.

Báo cáo của Mashable về tầm quan trọng của sự đổi mới kỹ thuật số và cách thức nó trao quyền và truyền cảm hứng cho mọi người trên toàn thế giới. Điều đó liên hệ, giao cắt thế nào tới lễ nhậm chức?

Tất nhiên, phương tiện truyền thông mạng xã hội được sử dụng. Nó khảo sát cách người dùng Twitter cảm thấy về một khoá cạnh cụ thể của lễ nhậm chức tổng thống. 

Xem cách thức nó hoạt động? Bây giờ đến bạn thử…

Bước 1: Nắm bắt các tin tức.

Làm đầy luồng tin Feedly của bạn với các nguồn tin tức cũng như các blog chuyên ngành. Lướt chúng hàng ngày để tìm các sự kiện lớn hoặc các tin tức hấp dẫn.

Bước 2: Tìm sự kết nối giữa tin tức và chủ đề cốt lõi.

Nhìn vào ngành công nghiệp, các hoạt động địa phương hoặc quốc tế mà bạn có thể liên hệ với doanh nghiệp của bạn.

  • Bạn có viết về mạng xã hội? Đăng các bài review trên Facebook về sự kiện.
  • Bạn có viết về các sản phẩm xanh? Báo cáo sự kiện này ảnh hưởng đến chương trình nghị sự xanh như thế nào.

Bước 3: Phản hồi lại các sự kiện nhanh nhất có thể.

Newsjacking yêu cầu tính tức thì. Chiến lược này không dành cho bạn nếu bạn cần đến hai ngày để viết và cần đến một tuần nữa để nó được thông qua.

Vì vậy đừng đưa các ý tưởng newsjacking vào danh sách các Ý tưởng. Nếu bạn có đủ tiềm lực để nhanh chóng đáp ứng lại các sự kiện mới, đây là cái bạn cần làm:

1/ Phân tích một tin tức, câu chuyện tiềm năng từ góc nhìn riêng của bạn.

2/ Phỏng vấn người định hướng tư tưởng ngành nếu điều đó thích hợp.

3/ Nhìn xem mọi người đăng điều gì lên mạng xã hội.

4/ Sau đó tạo một góc nhìn độc đáo để nói về sự kiện.

Bước 4: Làm nó trở nên trang nhã

Nếu newsjacking dường như là lựa chọn tốt cho thương hiệu của bạn, hãy giữ một vài ý nghĩ này trong đầu:

  • KHÔNG ĐƯỢC THÔ LỖ HOẶC PHẢN CẢM.
  • ĐỪNG CỐ GẮNG KIẾM LỜI TỪ NHỮNG THẢM HOẠ THIÊN NHIÊN.
  • SỬ DỤNG CÁC SỰ KIỆN HIỆN TẠI NHƯ LÀ CÁCH ĐỂ TẠO RA SỰ ƯU THÍCH HOẶC ĐỂ KẾT NỐI VÀO CUỘC TRÒ CHUYỆN, KHÔNG PHẢI LÀ CÁCH ĐỂ TẬP TRUNG VÀO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN.

Kéo tất cả lại với nhau

Đưa ra các ý tưởng nội dung liên quan và hấp dẫn sẽ không bao giờ trở thành gánh nặng nếu bạn thực hiện tất cả bảy chiến thuật được nêu ra trong chương này.

Bằng cách thực hiện các chiến thuật này, bạn đã bắt đầu tạo ra và nắm bắt được một dòng ổn định các ý tưởng. Bạn có tiềm lực để cập nhật các ý tưởng xuất hiện trong ngành của bạn. Và bạn có vị trí tốt để nhìn thấy các xu hướng mới trước khi chúng xuất hiện.

Nhưng thiết lập hệ thống tạo ra các ý tưởng này là không đủ. Bạn cần thực hành tham giá lắng nghe để chuyển tất cả thông tin bạn thu thập được sang các ý tưởng có thể sử dụng.

Để làm điều đó, làm theo 4 bước đơn giản sau:

Bước 1: Khi bạn đọc, tương tác và nói chuyện với mọi người, hãy chú ý.

Đưa ra các ý tưởng kết nối với sở thích của họ và trả lời các câu hỏi của họ.

Bước 2: Hãy để các ý tưởng bạn thu thập & các cuộc trò chuyện bạn có truyền cảm hứng cho các lựa chọn của bạn.

Viết các ý tưởng này vào trong danh sách các ý tưởng.

Bước 3: Đừng sợ hãi khi phải chống lại đám đông

Nếu các lựa chọn của bạn khác biệt với dư luận chung, điều ấy cũng bình thường thôi. Đừng bao giờ cảm thấy xấu hổ khi thêm ý nghĩ mới cấp tiến vào danh sách các Ý tưởng của bạn.

Bước 4: Nhìn vào các điểm còn thiếu trong các cuộc trò chuyện.

Những phần nào của chủ đề vẫn chưa được nói đến? Các câu hỏi nào bạn vẫn còn? Chúng là các ý tưởng chủ đề cho bạn viết trong nội dung, hoặc bạn thêm chúng vào danh sách các Ý Tưởng.

Mục tiêu của bạn là tiếp tục thêm các ý tưởng nội dung vào danh sách trong bản kế hoạch. Bằng cách này, bạn không bao giờ hết các chủ đề đúng lúc, các nội dung tương tác cho người đọc.

Nhưng chỉ đơn giản có các ý tưởng là chưa đủ. Bước tiếp theo là đánh giá và lọc các ý tưởng của bạn và để nó ăn khớp với kế hoạch biên tập (editorial plan). Đừng lo lắng. Nó đơn giản hơn bạn tưởng. Và trong chương tiếp theo, bạn sẽ có được các bước chính xác về cách làm điều đó.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỀ BẮT ĐẦU?

(Dịch từ bài viết Generate Clickable Ideas – Chapter 2, The Avanced Content Marketing Guide, Written by Neil Patel & Kathryn Aragon. Người dịch Nguyễn Đức Anh)

Back to Top