Categories Hosting

Thử nghiệm gói shared hosting của Namecheap

shared hosting của namecheap

Tôi lâu nay vẫn khoái tối ưu tốc độ website nên vẫn ưu tiên chọn dòng hosting có đặc điểm sau:

  • Là hosting chuyên cho WordPress hoặc nếu không phải là VPS.
  • Và ở gần Việt Nam.

Lần này thì tôi cần tối ưu chi phí cho mấy trang cá nhân không quá quan trọng nên thử đặt mình vào thử thách mới:

  • Chọn shared hosting, cái vốn rẻ hơn.
  • Máy chủ gốc ở Hoa Kỳ, rất xa Việt Nam.

Bến đỗ mới là sản phẩm của Namecheap. Bản thân ông này vốn là công ty chuyên bán tên miền, mà dân gian có câu: “không nên mua tên miền ở bên chuyên bán hosting và không nên mua hosting ở bên chuyên bán tên miền”, nghe đã thấy sợ!

Nhưng shared hosting như mua quần áo, chỉ có thử mới biết được, chứ nó không chắc chắn như các lựa chọn khác, thế là tôi thử!

Gói mà tôi đăng ký là Stellar Business– dòng tốt nhất trong mảng shared của họ.

Sau khi đăng nhập trang quản trị thấy mấy thứ khá ưng:

  • Control panel là cPanel dạng chuẩn chứ không bị lược bỏ quá nhiều như một số nơi khác.
  • RAM 2GB với giá khuyến mại khoảng 5$/tháng trong vòng một năm, sau đó lên gần 10$ thì cũng vừa phải, tuy không quá xịn, nhưng cũng ổn hơn nhiều nơi khác.
  • I/O Usage tốt, ngưỡng là 50MB/s.
  • File Usage lên tới 600 ngàn, đây là con số thoải mái cho khoảng 5 – 10 website tầm trung (mỗi trang có 300 – 500 bài).
  • Uptime cam kết 100%, cái này tôi sẽ phải kiểm tra thêm mới biết. Đây là chỉ số cực kỳ quan trọng với bất cứ hosting nào. Và thương hiệu lớn như Namecheap chắc chắn không nói suông.
  • Các hoạt động cần truy xuất dữ liệu nhiều như backup không làm hệ thống bị đơ.
  • Máy chủ web LiteSpeed, cho tiềm năng tốc độ cao nhất có thể.

Thử nghiệm thêm thì tôi thấy như sau.

Ưu điểm:

  • Trang quản trị hosting vào nhanh.
  • Tốc độ truy cập website nhìn chung là tốt. Tôi sẽ theo dõi thêm để có cái nhìn chính xác hơn.

Nhược điểm:

  • Thêm addon domain khá lâu, vì Namecheap yêu cầu xác thực bằng DNS cho tên miền, mà có vẻ hệ thống này của họ nhận khá chậm, nhiều khi tôi phải mất 30 phút thì mới xác thực được tên miền. Lý do cho rắc rối này có lẽ liên quan đến việc họ muốn cross sell dịch vụ SSL mà tôi sẽ nói luôn sau đây.
  • Phiền toái nhất về mặt chi phí có lẽ là SSL chỉ miễn phí năm đầu, các năm sau rơi vào khoảng 6$/năm/tên miền. Lúc này tôi thấy hơi có mùi làm tiền rồi này, vì các hệ thống hosting khác thường chọn nhà cung cấp SSL miễn phí để giảm đau ví cho khách hàng. Có vẻ Namecheap vẫn không thoát khỏi ám ảnh tận dụng dịch vụ có sẵn để bán thêm mà bất cứ công ty đa lĩnh vực nào cũng hay làm. Nhưng giá đây là sự lựa chọn thì tốt hơn. Tức là người dùng có quyền chọn miễn phí hoặc trả phí. Cách mà Namecheap triển khai làm người dùng có cảm tưởng họ chỉ muốn triển khai SSL trả phí mà thôi, đấy là cái tôi thấy không thoải mái nhất.
  • Mà cái SSL này triển khai không quen cũng thấy hơi phiền, nhưng có lẽ sự phiền này là do ảnh hưởng của cảm giác giận dữ nhiều hơn, chứ thực ra cũng không phiền lắm!

Lời khuyên bổ sung:

Xin chào và hẹn gặp lại khi tôi có nhiều trải nghiệm hơn với shared hosting của Namecheap.

Back to Top