Categories Becgie

Cách đăng nhập vào WordPress khi không thể sử dụng tính năng quên mật khẩu hoặc khôi phục lại trang qua backup

Khi quên mật khẩu thường chúng ta dễ dàng thiết lập lại được mật khẩu mới qua email đăng nhập nhờ tính năng quên mật khẩu.

Email này thường bị rơi vào hòm thư spam, nên mọi người cần kiểm tra kỹ ở đây nếu không thấy thư ở hòm thư chính.

Thử cụm từ khóa tìm kiềm quên “mật khẩu wordpress”, “mật khẩu wordpress”, “password wordpress” để tìm thư gửi đến.

Một cách khác là bạn sử dụng backup để khôi phục dữ liệu, dễ dàng nhất là khi control panel được bạn thiết lập backup, khi ấy chỉ cần thao tác vài click là xong, nếu backup qua plugin sẽ vất vả hơn, vì việc khôi phục lại cần phải đăng nhập, do vậy bạn sẽ buộc phải tạo trang WordPress trắng mới, cài lại plugin backup rồi quét dữ liệu backup để trên cloud rồi mới khôi phục lại được.

Chỉ khi chắc chắn không nhận được thư vì lý do nào đó và cách sử dụng backup khôi phục không hiệu quả, hoặc không thể làm được thì bạn mới nên áp dụng cách khôi phục mật khẩu có phần hơi vất vả dưới đây, vì nó cần can thiệp vào cơ sở dữ liệu/database & tạo trước trang WordPress trắng để mô phỏng cơ chế mã hóa.

Nói cách khác dù bạn quên mật khẩu thì bạn vẫn cần khả năng đăng nhập được vào phpMyAdmin để sửa database.

Nếu đang dùng control panel dạng đồ họa thì bạn sẽ rất dễ tìm được nơi đăng nhập vào phpMyAdmin.

Sau đó bạn sử dụng user và pass tương ứng để đăng nhập. Thông tin user và pass bạn tìm ở file wp-config.php (nằm trong thư mục website, cùng cấp với wp-content). Muốn đọc file này bạn có thể dùng FTP (ví dụ Filezilla) hoặc File Manger của control panel.

Nó có dạng như thế này:

/** The name of the database for WordPress */
define( 'DB_NAME', 'dbn_cua_ban' );
/** MySQL database username */
define( 'DB_USER', 'usr_cua-ban' );
/** MySQL database password */
define( 'DB_PASSWORD', 'pa_cua_ban' );

username chính là cái usr_cua_ban, pass là pa_cua_ban.

Đăng nhập thành công vào database, bạn tìm đến bảng wp_users, rồi tìm tiếp đến dòng có email tương ứng của bạn (nếu chỉ có mình bạn quản trị website, phần này sẽ chỉ có một dòng).

Bạn nhấn vào sửa, rồi nhìn vào cột user_pass, bạn sẽ thấy một dòng trông rất khó hiểu kiểu như thế này (của bạn sẽ khác):

$P$BJa6fjg.KFLo897Ki/xKLOIjfjdij/

Đây là mật khẩu đã được mã hóa của bạn.

Cách mã hóa mật khẩu của WordPress không công khai và thay đổi giữa các phiên bản nên để biết chuỗi cần thêm vào bạn phải tạo một trang trắng với phiên bản cài (version) tương tự phiên bản WordPress bạn đang dùng.

Bạn chọn mật khẩu tùy ý cho phiên bản trắng đó, rồi cũng vào phpMyAdmin của nó để copy mật khẩu đã được mã hóa kia, và paste nó vào khu vực mật khẩu của trang ĐANG không đăng nhập được rồi nhấn save/lưu/thực hiện.

Và trang không đăng nhập được sẽ có mật khẩu giống trang trắng kia, vì chúng đều có cùng cơ chế mã hóa.

Vất vả thật, nhưng nếu không có cách nào khác thì bạn buộc phải dùng cách này.

Xin chào & hẹn gặp lại.

Back to Top