Categories Luyện dịch

Có phải quần áo đẹp hơn giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn?

Tiếng Anh Mỹ có nhiều thành ngữ (expressions) liên quan đến quần áo. Hai trong số những câu phổ biến nhất là: “Hãy mặc quần áo cho công việc mà bạn mong muốn, không phải cho công việc bạn đang có”; và, đơn giản hơn, “Trang phục cho sự thành công.”

quần áo trang trọng

Một nhà thiết kế chuyên nghiệp (professional stylist) đưa các ý tưởng này xa hơn một chút (bit farther). Cô ấy nói rằng quần áo chúng ta mặc có thể tác động đến cảm nhận của chúng ta (how we feel), sự tự tin (confidence), thậm chí cả khả năng thực thi công việc (ability to do a job).

Và nghiên cứu mới hỗ trợ cho tuyên bố (claim) của cô ấy.

Mặc để gây ấn tượng

Tara Luizzi là nhà thiết kế cá nhân ở Washington, D.C. Thông qua công ty của cô ấy, Tara Styles DC, có hướng dẫn cho các khách hàng của mình các kiểu trang phục hợp nhất (work best) với hình thể, công việc & phong cách sống của họ.

Luizzi nói rằng, dù thích hay không, người khác đánh giá chúng ta qua cách chúng ta trông như thế nào (other people size us up by the way we look). Nói cách khác, họ đã đánh giá, suy xét chúng ta thậm chí trước khi chúng ta nói điều gì. Và một phần họ xem xét là cách chúng ta lựa chọn trang phục.

“Cảm nhận của tôi là bạn không có cơ hội thứ hai (second chance) để tạo ấn tượng ban đầu tốt (great first impression). Vì vậy, tôi nghĩ đấy là điều rất quan trọng để bạn cẩn thận (pulled-together), bạn biết cần chứng tỏ (conveys) bản thân là ai và tình trạng cuộc sống của bạn như thế nào, tôi đoán vậy.”

Ở đây, từ “cẩn thận” nghĩa là bề ngoài của ai đó được chăm chút, suy tính (well-thought out). Luizi nói cô cảm thấy điều này rất quan trọng. Cô lưu ý rằng trang phục đặc biệt quan trọng trong việc tạo hình ảnh chuyên nghiệp mà bạn muốn truyền tải.

“Không thành vấn đề là ngày nghỉ cuối tuần hay ngày làm việc trong tuần, bạn phải cố gắng để luôn bước ra ngoài với việc ăn mặc cẩn trọng. Mọi người sẽ trở nên nghiêm túc hơn khi bạn cẩn trọng và mặc đồ đến một mức độ nào đó”

Quần áo đẹp có khiến bạn làm việc tốt hơn?

Việc lựa chọn quần áo phù hợp không chỉ liên quan đến việc gây ấn tượng với người khác.

Một nghiên cứu gần đây gợi ý rằng người mặc đồ theo hướng chuẩn mực (formally) thực thi tốt hơn (perform better) một số nhiệm vụ công việc.

Đồng tác giả (co-authors) của nghiên cứu là nhà tâm lý học Michael Kraus của trường đại học Illinois, Urbana-Champaign và Wendy Berry Mendes của trường đại học California, San Francisco.

Kraus và Mendes đã so sánh hơn 100 nam giới từ nhiều thành phần (diverse) kinh tế và chủng tộc (racial). Họ yêu cầu (asked) một số người mặc đồ vest. Họ yêu cầu mộ số khác mặc quần thể thao (sweatpants) , áo t-shirts và dép tông (flip-flops).

Sau đó các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia (participants) thực hiện một số nhiệm vụ.

Một nhiệm vụ liên quan đến thực hiện giao dịch kinh doanh (business deal). Những ai mặc đồ vest đáp ứng yêu cầu nhiều hơn trong giao dịch kinh doanh của họ. Những người tham gia mặc đồ không trang trọng dễ có xu hướng (willing) thất bại (concede) hoặc từ bỏ (give up).

Một nhiệm vụ khác cần sử dụng suy nghĩ toàn cảnh (big picture thinking) để giải quyết vấn đề. Nam giới trong bộ đồ vest có khả năng cao hơn trong việc suy nghĩ toàn cảnh, đây là phương cách của người chủ (the way a boss would).

Những người trong bộ trang phục giản dị (casual clothes) tập trung nhiều hơn vào các chi tiết nhỏ của vấn đề. Cách thức suy nghĩ này là điều bạn mong chờ từ ai đó có vị thế thấp (lower position).

Kraus và Mendes xuất bản phát hiện của họ trong tạp chí Experimental Psychology – Tâm lý học thực nghiệm.

Quần áo và cảm xúc

Nhà thiết kế Tara Luizzi nói rằng, với cô, nghiên cứu này có ý nghĩa. Cô so sánh quần áo giống như áo giáp (armor), thứ mà chiến binh (warrior) sử dụng để bảo vệ mình trong cuộc chiến (battle).

“Khi bạn cảm thấy tự tin về bản thân mình, tôi nghĩ bạn có một ngày tốt. Vì vậy, tôi sử dụng quần áo như là áo giáp trước thế giới. Vì thế, giả dụ như bạn có một ngày tồi tệ hoặc bạn bực dọc về hình ảnh bản thân hoặc có thể là cuộc gặp quan trọng, nếu bạn mặc cái gì đấy bạn yêu thích hoặc bạn cảm thấy tốt khi khoác lên người, bạn sẽ bước đi với sự tự tin cao hơn.”

Trong công việc của mình, Luizzi thấy trang phục đúng (right outfit) có thể thay đổi cách mà con người cảm nhận như thế nào. Khi cô chọn trang phục tốt cho khách hàng, lưng họ thẳng ra (their backs straighten). Họ đứng cao hơn. Và họ bắt đầu mỉm cười.

“Họ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Vì vậy, mục tiêu của tôi với mỗi khách hàng là cố gắng đáp ứng cá nhân. Tôi không muốn bất cứ thứ gì trong tủ quần áo của bạn làm bạn không hài lòng. Nó phải là hạnh phúc.”

Luizzi nói rằng, nói chung, con người có mối kết nối cảm xúc mạnh mẽ  (powerful emotional connection) với trang phục của họ. Độ mạnh cảm nhận của mọi người (intensit of people’s feelings) về trang phục và hình dáng bên ngoài (appearance) đã gây ngạc nhiên cho Luizzi.

“Nhiều người có kết nối cảm xúc với trang phục của họ. Bạn biết đấy, với nhiều khách hàng của tôi, có một mức độ cảm xúc với nó bên trong mà có thể họ có trải nghiệm tệ khi họ từng là người mua hàng trẻ tuổi. Có thể là họ từng thừa cân và họ đã giảm cân. Hoặc có thể khi còn trẻ họ không đủ khả năng mua quần áo mà giờ họ có thể mua được. Tôi đã ở trong nhiều phòng thay đồ và tủ quần áo và nước mắt đã đổ bởi vì nó đẩy lên cảm xúc. Và đó là điều gì đấy tôi không lường trước khi mới bắt đầu ngành kinh doanh này.”

Các mẹo của Tara

Với những người quay trở lại làm việc hoặc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc, Luizzi có một số lời khuyên cho họ:

  • Nghiên cúu môi trường làm việc. Đó là môi trường công việc yêu cầu trang phục giản dị hay mẫu mực? Nó là sáng tạo hay bảo thủ (conservative)? Với nam giới, mặc đồ vest không phải lúc nào cũng là lựa chọn chính xác (right choice). Nếu công việc là sáng tạo và giản dị, trang phục vest có thể trông lạc lõng (out of place) hoặc xa lạ.
  • Khi đến buổi phỏng vấn xin việc, mặc đồ mới hoặc ít nhất là khá mới (at least newer).
  • Đảm bảo giày của bạn sạch sẽ và được đánh bóng (polished).
  • Với nữ giới, đừng trang điểm quá nhiều (too much make up), hoặc xức quá mức nước hoa (perfume), đeo đồ trang sức (jewelry) hơn mức cần thiết.

Và nói chung, tủ quần áo thường ngày, Luizzi khuyên nên giữ nó đơn giản.

Cô giúp các khách hàng tạo ra điều gọi là “quả nang tủ quần áo / capsule wardrobe“. Đấy là bộ sưu tập nhỏ các bộ trang phục đẹp mà khách hàng ưu thích.

Luizzi nói một vài công thức (couple of expressions) thực sự đại diện (really represent) cho thái độ của mình đến việc tạo tủ quần áo: “ít là nhiều”, “chất lượng không phải số lượng”, và “đi đến.”

“Ít là nhiều. Và tôi đề cập đến chất lượng hơn số lượng. Vì vậy, tôi muốn mọi người có tủ quần áo nhỏ hơn có những thứ mà họ yêu thích, vừa vặn chính xác với họ (fit them correctly) và, điều mà bạn đã biết, chất lượng cao hơn. Và đấy là việc đi đến của họ…quả nang tủ quần áo.”

Và đây là chuyên mục Sức khỏe & Phong cách sống. Tôi là Anna Matteo.

(Dịch từ bài viết Can Better Clothes Make You More Money? của VOANEWS)

Back to Top