Categories Cache Nén ảnh Swift Performance

Hướng dẫn ngắn gọn cách dùng plugin Swift Performance để tăng tốc độ website

Hướng dẫn ngắn gọn dùng Swift Performance để tăng tốc website

Trước tôi mê mỗi WP Rocket (trả phí) và Cache Enabler (hoàn toàn miễn phí, không phải freemium), sau tham khảo nhiều anh chị em mới biết đến LiteSpeed Cache (hoàn toàn miễn phí) và Swift Performace (freemium).

Trong khi LiteSpeed Cache vẫn là plugin cache mà tôi thấy mạnh nhất thì Swift Performance cũng có đất sống của riêng họ. Đây là kiểu plugin rất thích hợp cho những ai muốn cài đặt không quá phức tạp và đang xài máy chủ web không phải LiteSpeed.

OK, giờ chúng ta bắt đầu luôn nhé.

PS: Nếu bạn muốn đọc hướng dẫn chi tiết cách dùng Swift Performance thì click vào liên kết này. Nó dài hơn 4000 từ đấy nhé!

Swift Performance là kiểu plugin Freemium, bạn dùng bản miễn phí của họ ở đây, còn mua bản cao cấp thì vào trang này. Bài viết chủ yếu hướng đến plugin trả phí và tôi (người dịch) sử dụng nguồn tham khảo từ Johnny Nguyen.


Plugin cache SWIFT Performance là kiểu plugin mà thôi thực sự cảm thấy thú vị bởi vì cách nó tạo ra sự khác biệt về mặt tốc độ trên các trang web của tôi. Trước đây tôi thường xoay vòng sử dụng từ 3 hoặc 4 plugin cache khác nhau trên nhiều website, nhưng giờ đã thấy thế gần hết chúng bằng Swift rồi (plugin khác ưa thích của tôi là LiteSpeed Cache).

Chỉ có một điều thiếu sót là tài liệu hướng dẫn chính thức vẫn làm nhiều người dùng không hiểu rõ các tùy chọn hoặc cách khắc phục lỗi khi vấn đề xảy ra. Hầu hết các thành viên của đội Swift đang bận rộn phát triển plugin của họ, vì vậy tôi quyết định viết bài hướng dẫn này.

Hướng dẫn cài đặt nhanh

Đây là phiên bản cài đặt 5-phút dành cho người bận rộn. Nó giúp bạn không mất nhiều thời gian để có được kết quả tuyệt vời từ plugin cache từng xếp hạng vô địch này. Chỉ cần đảm bảo là bạn không ngô nghê kích hoạt tất cả mọi tính năng.

(Lưu ý: Tôi thích các tùy chỉnh của mình hơn nhiều các cài đặt mặc định của Swift. Để hiểu rõ lý do vì sao tôi lại chọn như vậy, hãy đọc phần hướng dẫn cài đặt chi tiết).

  1. Cài đặt SWIFT Performance Lite (bản miễn phí), hoặc SWIFT performance (bản cao cấp). Click vào cài đặt MANUAL (thủ công), sau đó vào tiếp phần Advanced View (nút trên cùng bên phải).
  2. General > General – bật “Use Compute API” nếu bạn sử dụng phiên bản trả phí. Nó giúp tăng quá tốc quá trình gộp và giảm sử dụng CPU.
  3. General > Tweaks – bạn đặt các chuyển hướng HTTPS ở phần “Custom Htaccess” này. Ngoài ra bật Gravatar cache cũng rất có lợi trên trang web có nhiều bình luận.
  4. Media > Images – vô hiệu hóa “Lazy Load Images”. PS: cá nhân người dịch thường vẫn kích hoạt tính năng này.
  5. Media > Embeds – bật “Youtube Smart Embed” và “Lazy Load Iframes” nếu bạn nhúng Youtube hoặc Google Map và chúng không nằm tại vị trí đầu của trang (thuộc màn hình đầu tiên/above the fold).
  6. Optimization > General – vô hiệu hóa “Optimize Prebuild Only” và “Fix Invalid HTML”. Bật “Disable Emojis” nếu bạn không sử dụng chúng.
  7. Optimization > Script – vô hiệu hóa “Merge Scripts / Kết hợp các mã”. Cá nhân người dịch vẫn bật tùy chọn này.
  8. Optimization > Styles – vô hiệu hóa “Merge Styles / Kết hợp các style”. Cá nhân người dịch vân bật tùy chọn này.
  9. Caching > General – chọn “Disk Cache with Rewrites” cho Caching Mode (Kiểu Caching), và “Action based mode / Mô hình dựa vào hành vi” cho Cache Expiry Mode (Mô hình hết hạn của cache). Tôi chỉ dùng “Time bases mode / Mô hình dựa vào thời gian” chỉ khi nội dung trên trang của bạn không cập nhật thường xuyên (chẳng hạn như các bình luận mới hoặc các thay đổi trong trạng thái sản phẩm ít xảy ra).
  10. Caching > Tweaks – vô hiệu hóa “Avoid Mixed Content”.
  11. Caching > Exceptions – loại trừ tất cả các kiểu post type khác ngoại trừ post/page/sản phẩm hoặc bất kiểu post type nào khác thực sự được duyệt trên frontend với URL slug của riêng chúng. Loại trừ bất kỳ trang nào có form liên hệ. Nếu bạn cài WooCommerce (plugin dành cho trang bán hàng), loại trừ các trang Account (tài khoản)/Cart (giỏ hàng)/Checkout (thanh toán).
  12. Caching > Warmup – chọn “Unlimited / Không giới hạn” để tăng tốc cho phần prebuild (xây dựng trước cache) nếu bạn dùng plugin trả phí và trang của bạn có khoảng 1000 trang. Lưu ý tùy chọn này sẽ làm tăng việc sử dụng CPU và RAM nên trên các gói VPS/host yếu bạn chỉ nên chọn Moderate (trung bình) mà thôi.
  13. Plugins > WooCommerce – bật “Cache Empty Minicart” nhưng “Không vô hiệu hóa” Disable Cart Fragments, và vô hiệu hóa WooCommerce Session Cache (BETA).
  14. CDN – nhập vào thông tin của bạn nếu bạn đang dùng CDN. PS: Thuê thêm CDN có thể không cần thiết nếu bạn có máy chủ đủ mạnh ở gần người dùng.
  15. Nhấn [SAVE CHANGES] rồi [CLEAR CACHE], và SWIFT đã cài đặt xong rồi đấy!
  16. Kiểm tra bảng làm ấm cache (Warmup Table) – cần đảm bảo tất cả các trang quan trọng đã được liệt kê và pre-cache được tạo thành công. Click “Start Prebuild Cache” hoặc vào Caching > Warmup và “Enable Remote Prebuild Cache” nếu chúng chưa kích hoạt (vẫn ổn thôi nếu có vài đường dẫn lạ xuất hiện hoặc một vài đường dẫn lạ không được cache).
  17. Kiểm tra xem trang của bạn đã được caching hay chưa – truy cập trang của bạn trên Chrome ở chế độ ẩn danh và không đăng nhập. Click chuột phải vào bất cứ vị trí nào trên trang, click vào “View page source / Xem nguồn trang” và cuộn chuột xuống cuối. Nếu bạn thấy dòng chữ “Cached with Swift Performance”, nghĩa là nó đang hoạt động (thử tải lại trang nếu bạn không thấy).
  18. Tận hưởng trang có tốc độ cao! – hoặc đọc nhiều mẹo hơn và các bước xử lý sự cố.

Nếu bạn xảy ra các vấn đề:

  • Swift cần phải thực sự nhanh! – nếu bạn không có được trang tải có tốc độ cao, hãy quay lại phần cài đặt và tùy chỉnh lại mọi thứ (PS: sẽ thực sự có ích nếu bạn có hosting chất lượng cao).
  • Một số thiết kế hoặc chức năng bị hỏng? – vô hiệu hóa Merger Script (gộp mã JS) và Merge Styles (gộp CSS). Hoặc bật lại chúng riêng lẻ để cô lập dần nguyên nhân. (Bạn đừng quên purge CDN hoặc Varnish sau khi nội dung/cache thay đổi!)
  • Vấn đề với https/chuyển hướng SSL? (hoặc các URL kỳ lạ hiển thị trên phần giao diện người dùng) – đưa mã chuyển hướng 301 HTTPS của bạn vào “Tweaks > Custom Htaccess”.
  • Các form liên hệ không hoạt động? Loại trừ trang liên hệ khỏi caching, hoặc chuyển sang dùng form của Caldera. Tôi gặp phải vấn đề này với Contact Form 7 (và ghét cách nó tải trên mọi trang, dù trang đó không gắn form).
  • “Cached with Swift” không hiển thị trong mã nguồn của trang? – có thể vì trang không được caching, nhưng cũng có thể có cái gì đó đang được bật để loại bỏ phần chú thích của HTML (đôi khi Cloudflare làm như vậy).
  • Bạn vẫn cần hỗ trợ thêm? – hãy làm theo các bước hướng dẫn chi tiết của tôi bên dưới. Ngoài ra có các hỗ trợ khác trên trang kiến thức của Swift, WP repo, nhóm Facebook, hoặc ticket (chỉ cho người dùng phiên bản cao cấp).

Hết phần hướng dẫn ngắn. Khi tiện thời gian, tôi sẽ dịch thêm phần hướng dẫn chi tiết trong bài viết khác.

Back to Top