Categories Hosting

Cách kiểm tra chất lượng nhà cung cấp dịch vụ hosting

Sau 2 tháng, tôi thường thay đổi nhà cung cấp dịch vụ hosting, chỉ đơn giản xem hiệu suất của họ thế nào. Mỗi khi tôi chuyển sang nhà cung cấp mới, tôi sẽ chạy một số kiểm tra để ước tính tốc độ của họ.


Bốn nền tảng căn bản trong kiểm tra hiệu suất

Dưới đây là các yếu tố quan trọng mà bạn cần đo lường khi chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting:

  1. Mạng;
  2. Phần cứng của máy chủ;
  3. Khả năng tải;
  4. Độ ổn định;

1. Đo lường mạng

Đo TTFB là cách tốt để kiểm tra mạng của nhà cung cấp dịch vụ hosting, chức năng cache, thời gian phản hồi của máy chủ, vân vân.

TTFB (time to first byte) = Thời gian phản hồi của máy chủ (response time) + Độ trễ mạng (network latency)

Máy chủ/hosting tốt cần phải có thời gian phản hồi từ 100ms trở xuống nếu máy chủ đó và địa điểm kiểm tra (vị trí của người dùng) thuộc cùng một khu vực. Google và các dịch vụ đo lường hiệu suất khác khuyến nghị website nên có TTFB dưới 300ms dù người dùng của bạn ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Làm thế nào để đo được TTFB

Một số công cụ như GTmetrix, Pingdom, Google PageSpeed Insights có thể đo TTFB. Tuy nhiên công cụ tôi thích dùng nhất là KeyCDN TTFB. Nó có khả năng kiểm tra TTFB từ 14 vị trí địa lý khác nhau.

Sucuri cũng có sản phẩm tương tự, nhưng tôi nhận thấy rằng các kết quả từ KeyCDN chính xác hơn.

Cách tốt nhất khi kiểm tra mạng là phân tích file tĩnh, chẳng hạn như https://tên-miền-của-bạn.com/robots.txt

Hình chụp màn hình dưới đây cho thấy kết quả TTFB lý tưởng trông sẽ thế nào:

TTFB lý tưởng
Đo lường TTFB

Bạn có thể muốn đọc thêm cách cải thiện TTFB ở bài viết này.


2. Đo lường phần cứng máy chủ

Nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn nên có phần cứng tốt để thực thi mã PHP và truy vấn MySQL (cơ sở dữ liệu) nhanh chóng. Nó là sự kết hợp của ổ SSD, RAM và CPU chất lượng.

WPPerformanceTester là plugin được phát triển bởi Review Signal – cái có khả năng thực thi mã PHP và truy vấn MySQL để kiểm tra máy chủ của bạn.

Một khi kết quả kiểm tra hoàn thành, nó sẽ hiển thị kết quả của máy chủ hiện tại theo tiêu chuẩn công nghiệp (“Kết quả của bạn” nên thấp hơn so với “Trung bình ngành” – nói cách khác các chỉ số thấp hơn thì tốt hơn, vì đang tính theo thời gian để xử lý một nhiệm vụ nào đấy, nhanh hơn tức là cần ít thời gian hơn).

Biểu đồ WPperformancetester
Biểu đồ WPperformancetester dùng để check PHP & MySQL
Kết quả wpperformancetester

3. Đo lường khả năng mở rộng

Chuyện gì xảy ra khi bài đăng blog của bạn được viral (lan tỏa) vào một ngày nào đó? Bạn có chắc rằng hosting có khả năng xử lý nó không?

Một máy chủ (dù mạnh) cũng chỉ xử lý được đến một số giới hạn nào đó số lượng request (người dùng) mà thôi. Database (MySQL) thường bị hiện tượng thắt cổ chai (bottleneck). Redis, với tiềm năng mở rộng theo chiều ngang khả năng chứa PHP có thể hữu ích.

Đo lường số lượng người dùng mà máy chủ của bạn có thể xử lý lúc nào cũng là ý tưởng tốt. Nó còn có tên gọi stress test hoặc load test. Bạn có thể dùng công cụ loader.io để kiểm tra (công cụ này có gói miễn phí cho bạn test).

Máy chủ tốt có thể xử lý tối thiểu 1000 request mỗi giây.


4. Độ ổn định

OK, giả định là nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn có kết quả kiểm tra tốt. Nhưng chuyện gì xảy ra khi họ chia sẻ nguồn lực hosting với các website khác?! Bất cứ lúc nào khi ai đấy thực hiện một tác vụ nặng, chẳng hạn như backup, trang web của bạn có khả năng sẽ bị chậm.

Điều này không chỉ xảy ra trên shared hosting thôi đâu, thậm chí một số dịch vụ hosting managed cao cấp vẫn chia sẻ tài nguyên của bạn với website khác. Điều đó giải thích vì sao đa phần họ (nhà cung cấp dịch vụ hosting) có một danh sách các plugin không được phép dùng.

Bạn nên sử dụng dịch vụ kiểu như UptimeRobot để giám sát tính ổn định, liên tục của thời gian phản hồi. Bạn nên chạy kiểm tra này tối thiểu 24 giờ.

bảng điều khiển của Uptime Robot
Kiểm tra uptime của website

Một công cụ khác mà người dịch thích để kiểm tra uptime là: freshworks.com/website-monitoring/ nó miễn phí với tần suất kiểm tra 1 phút/lần và có cả URL tên miền tùy chỉnh để bạn nhanh chóng xem thông tin uptime của website.

Ở bài viết sau tôi giới thiệu một số dịch vụ kiểm tra uptime, ý nghĩa cũng như cách triển khai cơ bản.


Tại sao bạn không nên quan tâm đến thời gian tải toàn trang

Vị trí của máy chủ, dịch vụ CDN, hoặc việc sử dụng các tài nguyên bên ngoài đều có khả năng ảnh hưởng đến thời gian tải toàn trang. Kết quả này thay đổi liên tục và phụ thuộc vào cả vị trí kiểm tra nữa. Vì thế bạn không nên quan tâm đến thời gian tải toàn trang trong khi kiểm thử nhà cung cấp dịch vụ hosting nào đó.


Kết luận

Nếu muốn website có tốc độ cao, ổn định bạn không nên dùng share hosting!

Sử dụng VPS sẽ cho bạn kết quả tốt ở các khía cạnh như TTFB, phần cứng máy chủ và độ ổn định hiệu suất. Nhưng VPS thì vẫn có giới hạn, nó chỉ có khả năng xử lý đến ngưỡng nào đó mà thôi. Trong trường hợp đó bạn có thể dùng thử các nhà cung cấp hosting kiểu managed như Kinsta, Closte (tuy nhiên giá của nó thì chẳng rẻ chút nào). Họ sẽ mở rộng quy mô tương ứng với độ lớn của website.

Vậy là ở trên tôi đã đưa ra 4 cách để kiểm tra hiệu suất của các nhà cung cấp dịch vụ hosting khác nhau.

Xin chào, và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác!

(Dịch từ vài viết How I Benchmark WordPress Hosting Providers của Gijo Varghese)

Back to Top