Categories SEO

Tại sao internal link lại quan trọng trong SEO?

internal link giúp cải thiện thứ hạng trên máy tìm kiếm

Trước khi nội dung của bạn có khả năng được xếp hạng cao, nó cần các liên kết. Google tìm thấy bài đăng của bạn dễ dàng nhất khi bài viết đó được liên kết từ đâu đó trên thế giới web. Internal link (còn gọi là liên kết nội bộ) cũng kết nối các nội dung của bạn và cung cấp cho Google ý tưởng về cấu trúc trang web.

Chúng (internal links) có thể tạo thành một hệ thống phân cấp (hierarchy) trên website, cho phép bạn đưa ra các trang và bài đăng quan trọng nhất có nhiều giá trị liên kết hơn so với các trang khác- ít quan trọng hơn. Vì thế sử dụng chiến lược internal link đúng cách có thể thúc đẩy SEO.


#1. Tại sao các liên kết lại quan trọng với Google?

Google sử dụng các liên kết để tìm ra nội dung nào trên website của bạn là liên quan và đánh giá giá trị của nội dung đó.

Mối quan hệ giữa nội dung

Google quét website bằng cách đi theo các liên kết (following links), bao gồm cả internal và external (liên kết ngoài), bằng một con bọ có tên là Google bot. Con bot này đi đến trang chủ của website, bắt đầu render trang và đi theo liên kết đầu tiên. Bằng cách đi theo các liên kết, Google có thể giải quyết được mối quan hệ giữa nhiều trang, bài đăng và nội dung khác. Đây là cách Google tìm ra những trang nào trên website của bạn bao gồm các chủ đề tương tự nhau.

Lấy ví dụ bài đăng này, bạn có thể thấy nó được liên kết đến các tag như “cấu trúc trang”, “liên kết nội bộ”. Chúng ta chắc chắn rằng Google hiểu được nội dung trên các trang trên (các tag vừa nói) có liên quan đến nội dung của bài đăng này bằng cách thêm những liên kết tương ứng.

Giá trị của liên kết

Ngoài ra để hiểu được mối quan hệ giữa nội dung, Google phân chia giá trị liên kết (link value) giữa tất cả liên kết trên trang web. Thường thì trang chủ của website có giá trị liên kết lớn nhất, bởi vì nó có nhiều backlink nhất. Giá trị liên kết sẽ được chia sẻ cho tất cả các liên kết tìm thấy trên trang chủ. Giá trị liên kết được chuyển qua các trang đó sẽ lại được chia ra cho các liên kết trên trang đó, và cứ tiếp tục như vậy (nếu bạn muốn hiểu rõ hơn ý tưởng này, hãy tìm hiểu về PageRank)

Vì thế, bài đăng mới nhất trên blog sẽ nhận được nhiều giá trị liên kết nhất nếu bạn liên kết đến nó từ trang chủ, chứ không chỉ từ trang thư mục mà thôi. Và Google sẽ tìm thấy các bài đăng mới nhanh hơn nếu chúng được liên kết từ trang chủ.

Khi bạn nắm được ý tưởng các liên kết chuyển (truyền) giá trị của chúng, bạn sẽ hiểu được rằng bài có nhiều liên kết tới nó hơn nghĩa là bài đó có nhiều giá trị hơn. Vì Google coi một trang nhận được nhiều liên kết giá trị là quan trọng hơn, bạn sẽ gia tăng cơ hội tăng xếp hạng cho trang đó.


Mọi website đều bao gồm các liên kết internal và external. Internal link kết nối các trang và bài đăng trên cùng website, còn external link kết nối website của bạn tới website khác.

Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào internal link và chúng có ý nghĩa gì với SEO. Nếu bạn muốn nhận được nhiều external link hơn trỏ tới website của bạn, hãy đọc bài viết xây dựng liên kết.

Điều rất quan trọng với SEO website là đánh giá và cải thiện chiến lược internal link một cách thường xuyên. Bằng cách bổ sung internal link phù hợp, bạn đảm bảo được Google hiểu:

  • Sự liên quan của các trang
  • Mối quan hệ giữa các trang
  • Và giá trị của trang

Đầu tiên: cấu trúc lý tưởng cho website

Chúng tôi luôn khuyên các chủ trang web tưởng tượng trang web của họ giống như kim tự tháp. Trên đỉnh của nó là trang chủ, bên dưới là các thư mục (categories), và bên dưới nữa là các trang và bài đăng riêng lẻ (có thể có các thư mục con / subcategories nằm ở giữa nếu cần).

cấu trúc nội dung blog kiểu kim tự tháp

Nếu bạn làm đúng, menu website của bạn phải phản ánh được cấu trúc này. Trong bài hướng dẫn về cấu trúc website, bạn có thể học cách tạo cấu trúc trang tốt nhất cho website.

Nội dung quan trọng nhất của bạn là gì?

Vì thế, bạn phải xác định được nội dung quan trọng nhất trên website là bài nào. Nếu bạn không chắc, hãy tìm hiểu thêm về nội dung nền tảng / trọng tâm (cornerstone content). Nói một cách ngắn gọn, thì đó là nội dung tốt nhất và đầy đủ nhất của bạn; nó là nội dung trọng tâm của doanh nghiệp bạn. Đấy là nội dung bạn muốn mọi người tìm thấy khi họ tìm kiếm chủ đề hoặc sản phẩm mà bạn chuyên về.

Vì bạn muốn Google biết rằng đó là nội dung quan trọng hàng đầu của bạn, bạn cần bổ sung nhiều link cho nó. Có nhiều vị trí khác nhau để từ đó bạn có thể liên kết đến nội dung nền tảng. Ở đây chúng tôi đưa ra các tùy chọn phổ biến nhất, từ các bài post cho đến các điều hướng trên trang.

Khi bạn viết nhiều bài về một chủ đề nào đó, bạn phải liên kết chúng với các bài khác. Điều đó sẽ cho Google và người dùng thấy rằng các bài viết này có chủ đề liên quan đến nhau. Bạn có thể liên kết trực tiếp từ các câu trong bài viết hoặc bổ sung liên kết ở cuối bài viết (như kiểu bài xem thêm/đọc thêm).

Hơn nữa, bạn muốn cho Google thấy bài viết nào là bài nền tảng của bạn: bài viết hoàn chỉnh nhất về chủ đề đó. Để làm như vậy, bạn phải bổ sung liên kết đến bài nền tảng trên tất cả các bài viết về chủ đề đó. Và không được quên liên kết ngược trở lại (link back) từ bài viết nền tảng về (các) bài viết cụ thể.

1. Liên kết theo ngữ cảnh: một ví dụ

Trên blog của mình, chúng tôi có một bài viết là nội dung cốt lõi với tiêu đề “hướng dẫn toàn diện khi thực hiện nghiên cứu từ khóa”. Chúng tôi muốn bài đăng này được xếp hạng cao trên máy tìm kiếm Google cho tất cả các truy vấn liên quan đến [nghiên cứu từ khóa].

Vì thế chúng tôi bổ sung các liên kết từ các bài viết liên quan, chẳng hạn như “7 lỗi nghiên cứu từ khóa cần phải tránh”, “Nghiên cứu từ khóa là gì” hoặc “Tập trung vào nghiên cứu từ khóa đuôi dài” đến bài viết chính. Và chúng tôi liên kết ngược từ bài viết chính về những bài này.

Khi làm như vậy, Google sẽ hiểu được rằng bài viết toàn diện bao gồm thông tin quan trọng nhất về [nghiên cứu từ khóa]. Cuối cùng, Google sẽ thăng hạng cho bài hướng dẫn toàn diện cao hơn các bài khác, những bài ngắn hơn về nghiên cứu từ khóa.

2. Bổ sung mục các bài viết liên quan (bài đọc thêm ở cuối bài)

Có nhiều plugin và module bổ sung hoàn chỉnh mục các bài viết liên quan vào bài đăng của bạn. Nếu bạn sử dụng một plugin nào đó, chúng tôi khuyên bạn hãy kiểm tra kỹ xem liệu các bài viết liên quan có thực sự là bài viết liên quan hay không.

Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, liên kết tới bài viết theo cách thủ công có lẽ là cách tốt nhất. Đó là cách mà chúng tôi làm trên trang Yoast – chúng tôi lựa chọn các bài viết liên quan theo cách thủ công (hoặc với sự giúp đỡ nho nhỏ từ công cụ internal link của chúng tôi) và thêm liên kết tới bài viết đó ở cuối bài.

Bổ sung các liên kết điều hướng

Bên cạnh các liên kết từ những bài có chủ đề liên quan, bạn có thể bổ sung các liên kết đến bài đăng trọng tâm từ trang chủ hoặc menu điều hướng trên cùng để đảm bảo nội dung trọng tâm có nhiều thẩm quyền hơn.

Bạn nên làm điều này với bài viết quan trọng nhất với doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ giúp những bài viết đó có được nhiều giá trị liên kết và làm chúng mạnh hơn trong mắt của Google.

Bổ sung liên kết cho taxonomies

Taxonomies, giống như thư mục và thẻ tag giúp bạn sắp xếp trang và giúp người dùng cũng như Google hiểu được nội dung của bạn là về điều gì.

Nếu bạn có blog, nó có thể nhận thêm lợi ích bằng cách bổ sung các internal link tới các taxonomies mà nó thuộc về.

Bổ sung các liên kết tới thư mục và thẻ tag giúp Google hiểu được cấu trúc của blog giúp người dùng dễ dàng điều hướng tới các bài viết liên quan.

Bổ sung liên kết tới bài viết phổ biến hoặc bài viết gần đây

Lựa chọn cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến là tạo các internal link tới các bài viết quan trọng nhất hoặc mới nhất trên website của bạn. Tốt nhất là tạo những khu vực như vậy ở sidebar hoặc chân trang (footer) của website để chúng xuất hiện được trên tất cả các trang và bài đăng.

Khi giá trị liên kết được truyền tới những trang phổ biến nhất/mới đăng từ nhiều trang khác nhau, chúng thực sự được đẩy thứ hạng. Bên cạnh đó, những bài viết này sẽ được người dùng dễ dàng khám phá, cái sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập – và nhiều truy cập hơn là tín hiệu tích cực với Google.


Liên kết no-follow

Bạn có thể có các liên kết không quan trọng cho SEO trên website của bạn. Ví dụ, nếu bạn có liên kết dành cho việc login (đăng nhập) cho khách hàng trên trang chủ, bạn có thể không muốn mất mát giá trị liên kết cho trang đăng nhập – trang vốn không cần phải xếp hạng cao trên kết quả của máy tìm kiếm.

Ngày trước bạn có thể ngăn chặn việc mất giá trị liên kết cho các liên kết không quan trọng bằng cách bổ sung thẻ “no-follow” cho chúng. Thẻ “no-follow” yêu cầu Google không đi theo liên kết đó: vì thế mà không có giá trị liên kết nào sẽ bị mất cả.

Giờ bạn có thể nghĩ thế này: “Tôi sẽ để no-follow cho các liên kết ít quan trọng để các liên kết quan trọng nhất có được nhiều giá trị liên kết hơn”. Việc này ngày xưa vẫn hoạt động như thế, nhưng Google đã trở nên thông minh hơn. Giờ đây dường như giá trị liên kết cho các liên kết no-follow không được tự động chuyển qua các trang khác trên trang.

Link no-follow sẽ được tính như một liên kết là giá trị liên kết cho link đó sẽ bị mất (tức là giá bị mất đó sẽ không chuyển qua cho các link follow như ngày xưa nữa). Vì thế sẽ có ý nghĩa hơn, tốt hơn khi có ít liên kết trên trang thay vì có một số liên kết “no-follow”.

Lưu ý rằng việc bổ sung thẻ “no-follow” không có nghĩa là các trang nhắm đến không thể được tìm thấy trên kết quả tìm kiếm của Google. Nếu bạn không muốn các bài viết hiển thị trong kết quả tìm kiếm, bạn phải bổ sung thẻ “no-index” cho nó.

Thẻ “no-index” nghĩa là Google không render trang có thẻ đó và không đưa nội dung đó vào chỉ mục của Google để hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Văn bản neo

Một khi bạn quyết định liên kết nào cần phải có trên trang và trang nào cần phải nhận được giá trị liên kết, thì điều quan trọng tiếp theo là sử dụng đúng văn bản neo.

Văn bản neo là văn bản có khả năng click mà người dùng thấy. Lấy ví dụ, văn bản neo của hai liên kết nội bộ bên dưới là “xây dựng liên kết” và “kỹ thuật SEO mũ trắng”:

2 liên kết nội bộ

Nếu bạn tối ưu hóa quá mức văn bản neo, bạn có thể gây nguy hiểm cho website của bạn. Và khi nói về tối ưu hóa quá mức, ý của chúng tôi có nghĩa là nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing).

Trước đây, bạn có thể để tất cả văn bản neo là cùng một từ khóa và Google sẽ để website của bạn xếp hạng cao hơn với từ khóa đó. Ở thời điểm hiện tại, Google đủ thông minh để hiểu rằng nội dung xung quanh văn bản neo nói nhiều hơn về mức độ liên quan của từ khóa hơn là chính bản thân văn bản neo đó.

Vì thế cần đảm bảo là văn bản neo trông thật tự nhiên trong nội dung của bạn: cũng ổn thôi khi bạn sử dụng từ khóa, nhưng đừng sử dụng từ khóa giống nhau y hệt cho mọi liên kết để làm văn bản neo.


Phiên bản cao cấp (trả phí) của plugin Yoast SEO giúp bạn cải thiện cấu trúc internal link với công cụ gợi ý internal link, cái sẽ giúp bạn tìm ra các bài viết liên quan để liên kết đến. Khi bạn viết một bài mới, bạn có thể ngay lập tức liên kết đến một bài viết liên quan bằng các kéo liên kết vào trong trình biên tập.

Plugin cũng bao gồm lựa chọn đánh dấu bài viết quan trọng nhất là nội dung trọng tâm, cái nói cho công cụ gợi ý hiển thị nội dung trọng tâm vào vị trí đầu của danh sách, vì thế bạn sẽ không bao giờ quên liên kết tới nó!

Trong phiên bản miễn phí của plugin Yoast SEO, bạn cũng sẽ tìm được công cụ hữu ích gọi là đếm văn bản liên kết. Đây là công cụ được dùng để đếm internal link trong bài viết và internal link trỏ đến bài viết đó. Điều này giúp bạn dễ nhận ra bài đăng nào cần liên kết đến nhiều trang hơn hoặc bài đăng nào cần nhận thêm nhiều liên kết. Đây là điều giúp bạn làm việc có chủ đích hơn trên cấu trúc website của bạn.

Để dễ tìm thấy các bài viết không được liên kết đến, Yoast SEO phiên bản cao cấp còn có bộ lọc các trang mồ côi. Đây là tính năng cho phép bạn tìm ra bài viết nào không được bất cứ trang nào (thuộc trang web của bạn) liên kết đến. Với việc sử dụng bộ lọc, việc tìm kiếm bài viết quan trọng cần thêm internal link giờ là chuyện hết sức dễ dàng.


#5. Liên kết đến nội dung của bạn

Không có các liên kết, nội dung của bạn không thể được thăng hạng! Với chiến lược liên kết nội bộ vững chắc, bạn có thể cho thấy nội dung nào là liên quan và bài viết nào trên website có nhiều thông tin và giá trị nhất.

Nếu bạn làm theo các hướng dẫn trong bài viết này, cả Google và người dùng sẽ hiểu website tốt hơn, và do đó lại làm tăng cơ hội website được thăng hạng.

(Dịch từ bài viết Internal linking for SEO: Why and how của Meike Hendriks, trang Yoast SEO)

Back to Top