Categories SEO

Hướng dẫn về các yếu tố xếp hạng của Google – Phần 4: nội dung tươi mới

nội dung tươi mới

Tuần trước, chúng tôi đăng phần ba trong bộ hướng dẫn đầy đủ các yếu tố xếp hạng quan trọng của Google.

Nó tập trung vào thuật ngữ khá mơ hồ là ‘nội dung chất lượng‘ và các tín hiệu thực tế bạn có thể cung cấp cho Google để chứng minh văn bản trên trang web của bạn là đáng giá.

Tuần này chúng tôi tiếp tục đào sâu vào các yếu tố nội dung trên trang (onpage), với chủ đề là nội dung tươi mới (content freshness).


Tươi mới

Mức độ thường xuyên đăng bài trên trang web của bạn cũng là một tín hiệu dùng để xếp hạng. Mặc dù các kiểu tìm kiếm khác nhau có nhu cầu về sự tươi mới khác nhau.

Google kiểm tra nội dung về mức độ tươi mới bằng cách theo dõi các kiểu tìm kiếm sau.

  • Các sự kiện gần đây hoặc chủ đề nóng: Bất cứ điều gì bắt đầu trở thành xu hướng trên web, thứ người tìm kiếm muốn là tìm được thông tin mới nhất ngay lập tức.
  • Các sự kiện lặp lại thường xuyên: Đây là những sự kiện diễn ra thường xuyên, như các hội thảo thường niên hoặc bầu cử tổng thống, nếu không có yêu cầu đặc biệt, bạn có lẽ mong muốn thấy thông tin mới nhất về sự kiện, chứ không phải điều gì đó từ nhiều năm trước đây.
  • Tần số cập nhật: Đây là những tìm kiếm thông tin về mức độ thay đổi, nhưng nó không phải là sự kiện xảy ra gần đây hoặc thường xuyên. Thí dụ như xu hướng tìm kiếm tần số cập nhật sản phẩm công nghệ hoặc thương hiệu xe hơi.

Sau đó Google sẽ kiểm tra mức độ tăng đột biến (spikes) khối lượng tìm kiếm, và xem liệu rằng các nhà xuất bản tin tức và blogs có bắt đầu viết về chủ đề này cũng như mạng xã hội có đề cập đến nó hay không.

Nếu nội dung của bạn được quản lý để đón đầu xu hướng, bạn có thể thấy sự thăng hạng lần đầu tiên trong bối cảnh, hoặc hãy cập nhật nội dung của bạn thường xuyên để duy trì độ tươi mới.

Moz mới đây vừa xem xét liệu rằng nội dung tươi mới có là một yếu tố xếp hạng và đã đi sâu vào chi tiết thêm nữa trong tất cả các cách có thể mà Google dùng để xác định nội dung tươi mới. Những phát hiện dưới đây đều trích dẫn từ nghiên cứu đó của Moz – được thực hiện bởi tác giả Cyrus Shepard.


1, Sự tươi mới qua ngày đăng bài

Một trang web có thể nhận được ngay lập tức chỉ số tươi mới dựa trên ngày đăng bài, cái sẽ phân rã qua thời gian khi nội dung cũ dần.


2, Mức độ cập nhật nội dung

Google đo điểm số ‘nội dung tươi mới’ qua việc cập nhật thường xuyên theo một cách khác với bài viết tin tức không có sự thay đổi.


3, Sự thay đổi trong nội dung lõi của trang web ảnh hưởng lớn hơn so với các khu vực khác

Sự thay đổi được thực hiện trong phần chính của bài viết quan trọng hơn nhiều so với các khu vực khác như JavaScript, các bình luận, thanh điều hướng, vân vân.


4, Mức độ thay đổi nội dung

Nội dung mà thay đổi thường xuyên được đo khác với nội dung chỉ thay đổi vài năm một lần.


5, Tạo trang mới

Các trang web hoặc blog xuất bản nội dung mới thường xuyên hơn sẽ có được điểm số tươi mới cao hơn so với các trang chỉ xuất bản một vài lần sau một khoảng thời gian.


6, Tỷ lệ tăng trưởng liên kết mới có thể là tín hiệu cho sự tươi mới

Nếu một trang web được quan sát thấy có sự gia tăng số lượng các trang web bên ngoài liên kết tới nó, điều đó có thể được xem như là một tín hiệu liên quan cho Google để ý.


7, Các liên kết từ những trang được đánh giá là ‘tươi mới’ có thể chuyển sự tươi mới cho bạn

Các liên kết từ những trang được xác định có điểm số tươi mới cao có thể làm tăng mức độ tươi mới của bạn.


8, Lưu lượng truy cập và các chỉ số tương tác có thể là tín hiệu về sự tươi mới

Các hành vi tương tác tiêu chuẩn trên trang kết quả SERP như click vào trang và thời gian trên trang có thể là dấu chỉ cho sự tươi mới và mức độ liên quan.


9, Sự thay đổi trong văn bản neo (anchor text) trỏ đến trang của bạn có thể làm giảm giá trị của các liên kết cũ

Nếu trang web của bạn hoặc một bài viết nào đó trên trang đột ngột hoặc dần dần thay đổi tập trung qua thời gian, thì văn bản neo trỏ tới bạn sẽ có khả năng thay đổi sang chủ đề khác.

Sau đó, Google có thể quyết định là trang của bạn đã thay đổi quá nhiều đến mức mà văn bản neo cũ không còn tươi mới nữa và giảm giá trị các liên kết cũ này.


10, Cũ hơn thường tốt hơn

Kết quả mới nhất không phải lúc nào cũng tốt nhất. Với các chủ đề cũ, ít mang tính tin tức-thời sự (news-worthy), nhưng được viết chuyên sâu (in-depth), có thẩm quyền dù cách đây đã lâu vẫn có thể được xếp hạng cao nhất.


Google News

11, Tất nhiên bạn có thể đảm bảo rằng Google nhận ra là nội dung của bạn tươi mới, và có thể ngay lập tức đưa bạn vào vị trí đầu tiên trên SERP của khu vực Tin tức (hoặc Top Stories trên di động), nếu bạn gửi thành công hoàn toàn trang của bạn cho Google News.

Google News Search Engine Watch

(Dịch từ bài viết Guide to Google ranking factors – Part 4: content freshness – Tác giả: Christopher Ratcliff – Website: Search Engine Watch)

Back to Top