Categories Content marketing

Người dùng đọc nội dung trên thiết bị di động như thế nào

đọc trên thiết bị di động

Tóm tắt: Người đọc có thể hiểu các đoạn ngắn và nội dung văn bản đơn giản trên thiết bị di động cũng tốt như trên máy tính, nhưng sẽ chậm hơn khi đọc các văn bản phức tạp trên thiết bị di động.

Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu tại Đại học Alberta phát hiện ra rằng khả năng đọc hiểu bị suy giảm (impaired) khi nội dung được hiển thị trên màn hình kích cỡ di động so với trên màn hình lớn hơn của máy tính.

Giải thích đơn giản cho kết quả này là, với màn hình nhỏ, tại bất cứ thời điểm nào người dùng thấy ít hơn văn bản, vì vậy họ phải dựa nhiều hơn vào trí nhớ để nhập vào bối cảnh thông tin (access contextual information) cần thiết trong suốt quá trình đọc.

Nói cách khác, màn hình nhỏ gây ra hệ quả của việc phải sử dụng bộ nhớ làm việc vất vả hơn (higher working-memory load). Con người không thể duy trì được mức độ tải cao, vì thế khả năng đọc hiểu bị ảnh hưởng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, được tiến hành vào năm 2016, tức là sáu năm sau nghiên cứu trên, chúng tôi tìm ra kết quả ngạc nhiên khác. Chúng tôi đã yêu cầu 276 người tham gia đọc đa dạng các bài viết trên nhiều chủ đề trên cả điện thoại lẫn máy tính cá nhân.

Một số bài dễ đọc và một số khác khó đọc. Sau mỗi bài viết, chúng tôi yêu cầu người tham gia trả lời vài câu hỏi để đo mức độ đọc hiểu nội dung. Chúng tôi thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể trong điểm số đọc hiểu của những người tham gia dù họ đọc trên thiết bị di động hoặc máy tính.

Mặc dù kết quả là như vậy, chúng tôi vẫn khuyên nên ưu tiên tính ngắn gọn và cắt giảm nội dung không cần thiết khi bạn muốn viết nội dung cho thiết bị di động.


Phương pháp luận và Phân tích

Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu của mình với sự mong chờ là các tìm kiếm của chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các kết luận trong nghiên cứu đầu tiên vào năm 2010. Hai giả thuyết của chúng tôi là:

  1. Khả năng đọc hiểu sẽ thấp hơn khi các bài viết được đọc trên thiết bị di động so với đọc trên máy tính.
  2. Các bài viết khó đọc, sẽ tác động đến khả năng đọc hiểu cao hơn trên thiết bị di động so với trên máy tính.

Những người tham gia là mẫu rộng những người dùng web nói chung. Trong tất cả các giai đoạn nghiên cứu, người tham gia được yêu cầu đọc các bài viết trên nhiều chủ đề khác nhau với mức độ khó đa dạng.

Độ khó của bài viết (“dễ” hoặc “khó”) được xác định bằng độ dài của bài (số lượng từ) và độ khó của ngôn ngữ sử dụng (được tính theo công thức mức độ đọc Flesch-Kincaid). Tất cả bài viết được trình bày dưới dạng trang HTML được tạo ra từ cùng một mẫu thiết kế đơn giản (same simple design template).

Sự khác biệt về mức độ khó dễ của bài viết được tóm tắt trong bảng dưới đây (dựa trên trung bình các bài viết được sử dụng trong hai vòng cuối cùng trong nghiên cứu của chúng tôi):

  Bài dễ Bài khó
Độ dài trung bình 404 từ 988 từ
Mức độ đọc hiểu trung bình Cấp 8 Cấp 12

Để so sánh, bài viết này bạn đang đọc có 2072 từ (tính theo bản gốc tiếng Anh) và có cấp độ khó là 13 về khả năng đọc hiểu.

Người tham gia đọc một nửa bài viết trên máy tính và một nửa trên thiết bị di dộng, luân phiên (alternating between) giữa máy tính và điện thoại (chúng tôi phát ngẫu nhiên thiết bị cho mỗi người dùng ở bài viết đầu tiên). Sau khi đọc mỗi bài viết, họ sẽ trả lời câu hỏi chọn lựa để biết được họ đọc hiểu đến mức nào và lưu giữ (retained) thông tin họ vừa đọc tốt đến đâu.

Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu của mình với bài pilot test nhỏ (đây là điều mà chúng tôi rất khuyến khích cho tất cả nghiên cứu về UX). Khi kết quả của chúng tôi mâu thuẫn với nghiên cứu trước đó khi đưa ra kết quả cho thấy không có sự khác biệt về sự đọc hiểu giữa điện thoại và máy tính, chúng tôi có xem xét đến việc có thể phương pháp luận (methodology) của chúng tôi có lỗi, và vì thế chúng tôi tiến hành thông qua một loạt nghiên cứu với các kích thích và điều kiện kiểm tra khác nhau. Cuối cùng, nghiên cứu của chúng tôi kết hợp bốn nghiên cứu đo lường:

  • 10 đối tượng tham gia online pilot
  • 30 đối tượng tham gia online study
  • 40 đối tượng tham gia in-person study
  • 206 đối tượng tham gia online study

Với pilot, chúng tôi sử dụng nội dung lấy từ website thực; với các nghiên cứu khác, chúng tôi sử dụng bài viết chúng tôi tự viết để có nhiều tuỳ chỉnh hơn cho nội dung. Một nửa bài viết của chúng tôi dễ và một nửa khó, và mỗi người tham gia sẽ đọc cả nội dung khó và dễ trên mỗi thiết bị. (Nói cách khác, cả hai điều kiện là độ khó và thiết bị hiển thị đều là các biến độc lập within-subject [từ khó dịch nên mình để nguyên]. Trong phân tích cuối cùng của chúng tôi, về kiểu nghiên cứu – online hoặc in-person – là biến thể độc lập thứ ba.)

Với toàn bộ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng điểm đọc hiểu như là biến phụ thuộc chính (main dependent variable). Với điểm là thang đo từ 0 đến 100% có tính đến các câu trả lời chính xác, nhưng cũng phạt câu trả lời sai (xem tài liệu đính kèm để có định nghĩa chính xác). Với nghiên cứu in-person, chúng tôi cũng đo cả thời gian đọc bài viết. Lưu ý là chỉ số đọc hiểu của chúng tôi khác so với Singh và cộng sự thực hiện trong nghiên cứu đầu tiên của họ (họ sử dụng cloze test).

Trong mỗi giai đoạn nghiên cứu, chúng tôi tinh chỉnh (tweaked) phương pháp luận hoặc kích thích, nhưng vẫn phát hiện ra cùng một kết quả đáng kinh ngạc – không có sự khác biệt đáng kể về khả năng đọc hiểu giữa các thiết bị.

Để bổ sung khả năng định lượng của nghiên cứu, chúng tôi thực hiện một nhóm tập trung với người tham gia trong nghiên cứu in-person của chúng tôi, yêu cầu họ thảo luận về cách họ đọc nội dung trên web và cách họ nhận thức trên thiết bị di động và máy tính để bàn.

(Nếu bạn muốn mở rộng nghiên cứu của chúng tôi – hoặc muốn thực hiên nghiên cứu đọc mới, có thể bổ sung thêm thiết bị – bạn có thể tải về các câu hỏi trắc nghiệm liên quan từ đường link ở cuối bài viết này.)

Để tối đa hoá sức mạnh thống kê của nghiên cứu, chúng tôi thực hiên kết hợp ANOVA trên điểm số đọc hiểu từ cả bốn giai đoạn nghiên cứu, kiểm soát các bài viết khác nhau và quy trình nghiên cứu được sử dụng. Phân tích này bao gồm 1629 trường hợp nơi người dùng đọc một bài viết và hoàn thành câu trắc nghiệm đọc hiểu cho bài viết đó.

Với dữ liệu in-person, chúng tôi cũng thực hiện phép đo – lặp ANOVA trên tốc độ đọc (được định nghĩa là thời gian cần có để đọc một từ).


Điểm đọc hiểu: Cao hơn một chút trên di động

Chúng tôi phát hiện ra rằng, tính theo trung bình, điểm đọc hiểu cao hơn một chút (slightly higher) khi người dùng đọc bài viết trên các thiết bị di động. Mặc dù ảnh hưởng của thiết bị có ý nghĩa về mặt thống kê (với p = 0,0006), sự khác biệt trong điểm đọc hiểu là không đáng kể: điểm đọc hiểu trên thiết bị di động cao hơn 3 phần trăm so với trên máy tính, với khoảng tin cậy là 95%.

Không có gì ngạc nhiên khi điểm đọc hiểu thấp hơn ở các bài viết khó so với các bài viết dễ (ảnh hưởng của độ khó là có ý nghĩa với p = 0,0001).

Điểm đọc hiểu trung bình cho bài viết dễ và bài viết khó, phân chia theo thiết bị.

Nội dung rất khó có thể là nguyên nhân khiến điểm đọc hiểu thấp trên thiết bị di động

Phân tích dữ liệu của điểm đọc hiểu cũng cho thấy sự tương quan nhỏ (p=0.10) giữa độ khó của nội dung (bài dễ vs bài khó) và thiết bị dùng để đọc (điện thoại vs máy tính), cho thấy lợi thế (mặc dù nó nhỏ) về điểm đọc hiểu trên thiết bị di động giảm khi đọc các bài khó.

Cần thiết các nghiên cứu thêm để biết nếu hiệu ứng này là sự thật, nhưng nếu nó đúng là như vậy, và nếu nó tiếp tục đúng cho trường hợp nội dung khó tăng dần / progressively more difcult content (ra ngoài mức độ khó trong nghiên cứu này của chúng tôi), thì chúng ta sẽ thấy là nội dung rất khó sẽ gây cản trở để tiếp thu trên di động nhiều hơn là trên máy tính.


Tốc độ đọc: Tốc độ giảm xuống cho bài viết khó trên di động

Với dữ liệu in-person, chúng tôi cũng ghi lại (captured) thời gian mỗi người dùng giành để đọc bài viết. Vì các bài viết có độ dài đa dạng, thay vì phân tích tổng thời gian đọc, chúng tôi chú ý đến tốc độ đọc, được xác định bằng cách lấy thời gian đọc văn bản chia cho độ dài chữ (tính theo số từ).

Các phép đo lặp lại ANOVA cho thấy (yieded) sự tương quan đáng kể của thiết bị và độ khó (p=0,01). Các nội dung dễ được đọc nhanh trên cả hai thiết bị, nhưng nội dung khó thực sự yêu cầu nhiều thời gian để đọc hơn trên thiết bị di động khi so với máy tính. (Tính trung bình, so với trên máy để bàn người tham gia cần thêm 30 mili giây cho mỗi từ khi họ đọc trên thiết bị di động.)

Tốc độ đọc trung bình cho bài viết dễ và khó, tính theo thiết bị

Đánh đổi tốc độ và sự chính xác trên Di động

Tại sao chúng ta không thấy có sự khác biệt về điểm số đọc hiểu giữa các thiết bị? Kết quả này có mâu thuẫn (contradict) với giả thuyết của chúng ta là văn bản hiển thị trên màn hình nhỏ làm yêu cầu khả năng nhận thức cao hơn (higher cognitive load) so với văn bản trên màn hình lớn?

Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời bằng cách xem xét tốc độ đọc khác nhau trên thiết bị di động và máy tính. Nên nhớ là, khi người tham gia đọc các văn bản dễ, tốc độ là như nhau trên thiết bị di động cũng như trên máy tính. Tuy nhiên, khi người tham gia đọc nội dung khó (số lượng từ dài, chủ đề và ngôn ngữ khó), tốc độ đọc sẽ giảm xuống.

Nói cách khác, họ không thể duy trì được yêu cầu tải bộ nhớ làm việc cao, và để có được cùng mức độ đọc hiểu, họ có hai khả năng:

  1. Đọc cẩn thận hơn và cố gắng ghi nhớ các thông tin liên quan hoặc
  2. Quay lại và đọc các phần văn bản nhất định.

Trong tâm lý học, hiện tượng này ám chỉ đến sự đánh đổi về tốc độ và sự chính xác – người dùng phải đọc chậm hơn để nhận được cùng mức độ đọc hiểu cho bài viết khó trên thiết bị di động như là họ có được trên máy tính.

Điều này gợi ý là, trong khi điểm đọc hiểu có thể tương đồng trên thiết bị di động và máy tính cho bài viết dễ đọc, đọc trên thiết bị di động trở nên khó khăn hơn tăng theo tỷ lệ thuận với độ phức tạp của nội dung. (sự tương quan đáng kể trên điểm đọc hiểu cũng chỉ trực tiếp đến điều đó.)

Sự đánh đổi tốc độ và sự chính xác cũng đưa ra lời giải thích tiềm năng cho lý do chúng ta thu được kết quả rất khác với kết quả của Singh và các cộng sự: nghiên cứu của họ sử dụng nội dung rất khó (các điều khoản riêng tư / privacy policies). Có thể với mức độ phức tạp như vậy, người tham gia cuối cùng đã hy sinh (sacrificing) một số mức độ nhất định về khả năng đọc hiểu để duy trì tốc độ hoàn thành trong thử nghiệm.

Với nội dung quá chừng là phức tạp như vậy, chúng ta có thể vẫn thấy sự suy giảm đáng kể trong điểm số về mặt nhận thức trên thiết bị di động. Vì thế chúng tôi không bao giờ khuyên bất cứ nội dung web nào có xu hướng phức tạp như điều khoản riêng tư (chính sách bảo mật).

Có một số lý do khác có thể là kết hợp giải thích cho sự khác biệt trong kết quả:

  • Nghiên cứu trước sử dụng thang đo độ đọc hiểu khác (cloze test) với chúng tôi. Điều đó có thể là vì các kiểm tra của chúng tôi chạm vào quá trình xử lý nhận thức khác.
  • Văn bản hiển thị trên thiết bị di động đã được cải thiện đáng kể từ nghiên cứu của Singh. Màn hình điện thoại thông minh lớn hơn, và độ phân giải của nó được cải thiện: màn hình điện thoại phổ thông hiện nay (iPhone 7) có nhiều điểm ảnh hơn 6,5 lần màn hình điện thoại điển hình tại thời điểm mà nghiên cứu đầu được thực hiện (iPhone 3).
  • Một số người tham gia nói rằng họ thường đọc bài viết trên thiết bị di động của họ, và cảm thấy thoải mái khi làm điều đó. Họ còn bình luận thêm rằng cuộn nội dung bằng ngón tay cái dễ dàng hơn so với thanh cuộn và kéo nó trên trình duyệt máy tính – điều mà một số người dùng vẫn làm, những người vẫn chưa quen với bánh xe lăn trên con chuột.
  • Một số người tham gia cho biết họ thích sự thiếu “phân tâm” trên thiết bị di động. Với việc đọc tuần tự như với bài viết, thiết bị di động có thể có lợi thế ở đây. Qua một màn hình nhỏ hơn giới hạn số lượng thông tin chúng ta có thể nhìn thấy tại một thời điểm, nó cũng có thể lọc ra thông tin cạnh tranh.

Điều quan trọng cần rút ra

Với nội dung tuyến tính như bài viết, đặc biệt là nội dung dễ đọc, khả năng đọc hiểu trên thiết bị di động cho thấy tốt hơn trên thiết bị lớn.

Có phải kết quả này gợi ý thiết bị di động giờ dễ sử dụng như trên desktop hoặc laptop? Không may là KHÔNG.

Đầu tiên, chúng ta biết điều này, nói chung, các nhiệm vụ cần thực thi trên thiết bị di động vẫn kém hơn desktop hoặc laptop. Chúng tôi đo khả năng đọc hiểu trong nghiên cứu này, nhưng có nhiều nhiệm vụ trên web hơn là chỉ đọc mà thôi.

Với Bài viết là nội dung tuyến tính – chúng không phản ánh hết nội dung trên web hoặc các nhiệm vụ online. Hầu hết các hoạt động online liên quan đến việc điều hướng (degree of navigation) và tương tác. Trang thương mại điện tử và các tác vụ về web khác yêu cầu khả năng điều hướng đáng kể và so sánh giữa các phần của nội dung (cá nhân người dịch thường mua hàng trên các trang thương mại điện tử trên máy bàn thay vì di động, đặc biệt là các món phải chọn lựa kỹ càng).

Thứ hai, ngay cả khi điểm đọc hiểu trên điện thoại và máy tính tương đương nhau, chúng tôi thấy rằng, người đọc trên thiết bị di động vẫn phải trả giá (paid a price) về mặt tốc độ đọc: khi bài viết khó hơn, họ chậm hơn trong khả năng tiếp nhận với cùng một mức độ đọc hiểu như trên máy tính.

Vì vậy, với thông điệp có độ khó cao, người dùng trên thiết bị di động cần phải làm việc vất vả hơn so với người đọc trên máy tính.

Điểm đọc hiểu chỉ là một khía cạnh của năng suất thực thi nhiệm vụ (aspect of task performance); tốc độ đọc là một khía cạnh khác, và để có một bức tranh toàn cảnh, chúng ta phải xem xét kết hợp chúng với nhau.


Đề xuất cho nội dung trên di động

Từ lâu chúng tôi ủng hộ tính ngắn gọn cho nội dung trên di động, và quy luật này giờ vẫn đứng vững.

Các thông tin ngắn và dễ hiểu giúp tốc độ đọc cao bất kể là trên thiết bị nào. Điều ấy ngụ ý rằng, yêu cầu nghiêm ngặt về nội dung siêu ngắn trên di động có thể được nới lỏng một chút nếu nội dung:

  • Được viết cho các đối tượng web chung (không có khó khăn trong chủ đề hoặc ngôn ngữ)
  • Phục vụ để giải trí, giết thời gian hoặc mục đích cung cấp thông tin

Dẫu vậy, một số trang nhất định vẫn có các nội dung rất khó đọc, bao gồm nhiều tổ chức trong đó có thương mại, y tế, khoa học; cơ quan chính phủ và các trang B2B hướng đến khách hàng IT hoặc kỹ thuật.

Nếu bạn thuộc một trong các kiểu trang này, chúng tôi rất khuyến khích bạn thực hiện các nghiên cứu của riêng bạn về tính khả dụng cho bất kỳ tài liệu nào có độ phức tạp cao bạn muốn người đọc truy cập trên các thiết bị di động.

Mặc dù đọc trên thiết bị di động cho các bài viết dễ có vẻ so sánh được về điểm đọc hiểu trên máy tính để bàn, điều ấy không có nghĩa là chúng ta có thể bỏ qua những hạn chế vẫn còn của thiết bị di động.

Hầu hết các nội dung được viết trên web không phải là dạng tuyến tính – nó yêu cầu một số nỗ lực tương tác hoặc so sánh, cái sẽ làm tăng yêu cầu nhận thức của người đọc.

Như đã được chứng minh bởi sự đánh đổi của tốc độ và sự chính xác, người đọc có thể cần cố gắng hơn để hiểu chủ đề phức tạp trên thiết bị di động. Nhiều hoạt động trên di động cũng được thực hiện khi đang di chuyển, điều ấy có nghĩa là điều kiện môi trường thường sẽ làm phân tán sự chú ý và tập trung của người dùng.

Với đa số các kịch bản nội dung trên thiết bị di động, nhu cầu cho sự ngắn gọn và ưu tiên vẫn rất quan trọng.

(Dịch từ bài viết Reading Content on Mobile Devices by KATE MEYER on December 11, 2016 – Nielsen Norman Group – trang web nngroup.com)

Back to Top