Categories Content marketing

Đọc nội dung trên thiết bị di động khó khăn hơn gấp đôi

đọc trên thiết bị di động

Tóm tắt: Khi đọc từ màn hình kích thước cỡ iPhone, điểm số đọc hiểu (comprehension scores) nội dung phức tạp trên web chỉ đạt 48% so với màn hình máy tính.

Cập nhật: Trong nghiên cứu năm 2016 của chúng tôi, đánh giá khả năng đọc hiểu trên thiết bị di động, chúng tôi phát hiện ra là người đọc có thể hiểu các đoạn ngắn, đơn giản trên thiết bị di động cũng tốt như trên máy tính, nhưng điều này sẽ bị giảm xuống khi họ đọc các nội dung phức tạp trên di động. Các yếu tố khác vẫn làm thiết bị di động có nhiều khó khăn hơn khi dùng, vì vậy chúng tôi vẫn khuyên nên ưu tiên sự ngắn gọn cho nội dung trên di động.

Sử dụng web trên thiết bị di động gây ra nhiều khó chịu hơn so với trên màn hình máy tính vì nhiều lý do:

  • Tốc độ tải chậm hơn (hãy tham khảo các cách thức tăng tốc độ website ở đây)
  • Không có bàn phím vật lý để nhập liệu
  • Không có chuột để bấm chọn; không có các nút bấm chuột để ra lệnh và truy cập menu ngữ cảnh (như được thảo luận thêm trong hội thảo của chúng tôi về Nguyên tắc Giao diện Người dùng mà Mọi nhà thiết kế Cần phải Biết: màn hình cảm ứng chỉ cho phép di chuyển ngón tay lên xuống, trong khi chuột có trạng thái hover bên cạnh các nút nhấn / thả tiện hơn nhiều)
  • Màn hình nhỏ (thường đi kèm với văn bản bé xíu)
  • Website được thiết kế cho truy cập trên máy để bàn thay vì đi theo hướng dẫn về tính khả dụng cho di động
  • Giao diện ứng dụng thiếu tính nhất quán

Nghiên cứu mới được thực hiện bởi R.I Singh và các cộng sự từ Đại học Alberta cung cấp thêm hỗ trợ nữa: sẽ khó khăn hơn để hiểu nội dung phức tạp khi bạn đọc trên môi trường di động.

Singh và cộng sự thực hiện kiểm tra Cloze (Cloze test) về điều khoản quyền riêng tư (privacy policy) trên 10 website phổ biến: eBay, Facebook, Google, Microsoft, Myspace, Orkut, Wikipedia, Windows Live, Yahoo! và Youtube.

Tôi đã phân tích nhanh điều khoản quyền riêng tư của Facebook, nó như sau:

  • Có 5789 từ, số từ được đọc trung bình là 35 cho mỗi lần truy cập.
  • Cấp độ 13 cho việc dễ đọc, vì vậy chỉ những người học năm nhất đại học hoặc hơn mới thấy văn bản dễ đọc.
  • Định dạng đẹp cho người đọc trên Web, bao gồm việc sử dụng các tiêu đề phụ, dạng danh sách, và từ khoá được nhấn mạnh, và có để ý đến các hướng dẫn cho việc viết nội dung trên Web. (Nói thêm, các hướng dẫn này cũng khuyên việc sử dụng các văn bản ngắn và cấp độ dễ đọc ở mức 8 khi muốn hướng đến một tệp đối tượng khách hàng rộng chứ không chỉ là những sinh viên đại học Harvard.)

[Tuần trước, Facebook đăng một bản nháp viết lại về điều khoản riêng tư. Nội dung bây giờ được viết ở cấp độ 11 cho việc đọc hiểu, đây là một cải thiện tốt. Thậm chí họ còn làm tốt hơn, thay vì nội dung văn bản cuộn xuống bất tận (vì quá dài) giờ được chia ra làm nhiều trang, với một hệ thống điều hướng bên trong đơn giản và tóm tắt rõ ràng đã giúp người dùng có được cái nhìn tổng quan về thông tin. Thêm cấu trúc và điều hướng để chuyển tài liệu dài khủng khiếp sang dạng kiểu không gian thông tin chặt chẽ hơn là ví dụ về điều mà tôi gọi là “min-IA”.]

Chú thích của người dịch: nếu bạn quan tâm đến cấu trúc và điều hướng website hãy tham khảo bài này.

Trong bất cứ trường hợp nào, không có gì phải nghi ngờ rằng điều khoản riêng tư là nội dung phức tạp trên Web.

Trong nghiên cứu của Singh, 50 đối tượng hoàn thành bài kiểm tra Cloze test khi đọc chính sách bảo mật trên kích thước màn hình máy để bàn hoặc kích thước màn hình iPhone. (Nghiên cứu không sử dụng điện thoại iPhone thật, nhưng vì người dùng không thực hiện chuyển hướng hoặc bất kỳ tương tác nào ngoài việc đọc và cuộn (reading and scrolling), thiết bị cụ thể không ảnh hưởng đến điểm đọc hiểu.)

Kết quả:

  • Màn hình Desktop: 39,18% điểm đọc hiểu
  • Màn hình Di động: 18,93% điểm đọc hiểu

Điểm kiểm tra phải từ 60% trở lên thì mới được xem là dễ hiểu. Thậm chí là khi đọc từ màn hình Desktop, người sử dụng chỉ đạt được 2/3 mức độ đọc hiểu mong muốn (desired comprehension level).

Kết luận rõ ràng đầu tiên từ nghiên cứu là phần lớn website có nội dung phần điều khoản riêng tư quá phức tạp. Tất nhiên, điều đó không hàm ý rằng điều khoản riêng tư là không thể hiểu được. Người dùng biết điều đó và thường không đọc chúng.

Trong nghiên cứu trước của chúng tôi, chúng tôi phát hiện ra rằng, người dùng đối xử với “thoả thuận người dùng” và các nội dung khác tương tự với thái độ coi thường. Khi tiếp xúc văn bản thoả thuận như vậy, người dùng sẽ:

  • Đọc 10%
  • Đọc lướt 17%
  • Bỏ qua 73%

Và đây là hành vi của người dùng trong nghiên cứu về tính khả dụng, khi họ biết bản thân đang được ghi hình lại. Tại nhà riêng của họ, tôi cho rằng khả năng đọc còn ít hơn nữa. Về cơ bản, mọi người click vào nút “Tôi đồng ý” mà chẳng thèm đọc gì về những điều mà họ đồng ý.


Tại sao đọc trên di động lại khó khăn

Điểm đọc hiểu trên Cloze test chỉ đạt 48% so với trên màn hình desktop khi họ sử dụng màn hình kích cỡ iPhone (đời 2011). Điều đó có nghĩa là nội dung phức tạp trở nên khó khăn để hiểu gấp đôi trên màn hình nhỏ hơn.

Tại sao? Trong trường hợp này, mọi người chỉ đọc một trang thông tin, vì vậy điều hướng khó khăn hoặc các vấn đề về giao diện người dùng (user interface) khác không giải thích được sự gia tăng khó khăn.

Cũng vậy, người dùng được kiểm tra trong phòng thí nghiệm, vì thế không có vấn đề nào liên quan đến việc đi bộ với điện thoại hoặc bị làm phiền bởi tiếng ồn hoặc các sự kiện ngoài môi trường khác. (Trong thế giới thực, trải nghiệm người dùng bị phân tâm như vậy thực tế sẽ làm giảm thêm nữa khả năng đọc hiểu nội dung di động.)

Chỉ có một lý do cho việc điểm đọc hiểu trên di động thấp hơn so với máy để bàn đó là vì kích cỡ màn hình, đó là sự khác biệt duy nhất trong điều kiện nghiên cứu.

Màn hình nhỏ hơn gây tổn hại cho sự đọc hiểu vì hai lý do:

  • Người dùng thấy ít hơn. Vì vậy, người dùng phải dựa vào trí nhớ ngắn hạn khi cố gắng hiểu bất cứ điều gì không được giải thích đầy đủ với không gian có thể xem. Ít ngữ cảnh = ít hiểu biết hơn
  • Người dùng phải di chuyển lên xuống trang nhiều hơn, sử dụng thao tác kéo lên kéo xuống để xem các phần khác của nội dung thay vì chỉ cần lướt qua văn bản.

Thao tác cuộn tạo ra 3 vấn đề:

  • Làm mất thời gian, do vậy làm suy giảm bộ nhớ.
  • chuyển hướng sự chú ý sang nhiệm vụ thứ hai là xác định phần yêu cầu của trang.
  • Nó tạo ra một vấn đề mới về xác định vị trí trước đó trên trang.

Nghiên cứu mới này cung cấp các hỗ trợ vững chắc cho kết luận chính trong nghiên cứu về tính khả dụng của website di động: các trang web (và mạng nội bộ) phải triển khai thiết kế di động riêng để tối ưu tính khả dụng.

Đặc biệt là nội dung phức tạp cần phải được viết lại sao cho ngắn đi, các thông tin thứ cấp cần phải đưa qua các trang phụ.

Chú thích của người dịch: ngày nay với kích cỡ di động ngày càng gia tăng, yếu tố cản trở do kích cỡ màn hình sẽ được giảm xuống. Tuy nhiên khuynh hướng sử dụng di động lại áp đảo so với máy bàn, vì thế các thiết kế cần chú trọng nhiều hơn vào di động thay vì máy bàn.

(Dịch từ bài viết Mobile Content Is Twice as Difficult by JAKOB NIELSEN on February 28, 2011 – Nielsen Norman Group)

Back to Top