Categories SEO

Các website hoặc trang không đáng tin cậy [Đánh giá chất lượng tìm kiếm]

EEAT 07

Link tải Ebook tiếng Việt: Nguyên Tắc Cho Người Đánh Giá Kết Quả Tìm Kiếm, phần 1. Ebook này bao gồm nội dung bên dưới và các phần khác.

4.5 Các website hoặc trang không đáng tin cậy

Xếp hạng Thấp nhất nên được sử dụng cho các trang hoặc website mà bạn thực sự nghi ngờ đang tham gia vào các hoạt động lừa đảo hoặc độc hại.

Một số trang không đáng tin cậy được tạo ra để mang lại lợi ích cho website hoặc tổ chức đứng đằng sau hơn là giúp đỡ mọi người. Một số trang không đáng tin cậy thậm chí có thể tồn tại để gây hại cho những người tương tác với trang đó, chẳng hạn như lừa đảo hoặc tải xuống {{phần mềm, tài liệu, video, v.v.}} độc hại.

Đánh giá của bạn về mức độ không đáng tin cậy có thể dựa trên nội dung của trang, thông tin về website, thông tin về người tạo nội dung và danh tiếng của website hoặc của người tạo nội dung.

Đánh giá của bạn cũng có thể dựa trên việc thiếu thông tin cực kỳ quan trọng. Ví dụ: bất kỳ website nào liên quan đến giao dịch tài chính hoặc thông tin nhạy cảm đều phải có thông tin toàn diện về người chịu trách nhiệm về website và cách liên hệ với website nếu có sự cố xảy ra. Nếu một số khía cạnh của một trang hoặc website khiến bạn nghi ngờ có sự lừa dối hoặc độc hại, vui lòng tìm kiếm thông tin về website đó. Nếu bạn không thể tìm thấy thông tin danh tiếng để xác nhận sự nghi ngờ của mình, hãy khám phá thêm website một cách cẩn thận.

Đôi khi, một trang riêng lẻ trên một website nào đó có thể có vẻ kỳ lạ nhưng việc khám phá tiếp theo không cho thấy điều gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn thấy một mô hình có vẻ lừa dối hoặc thao túng hoặc trở nên đáng lo ngại về sự an toàn của chính mình, vui lòng sử dụng xếp hạng Thấp nhất và rời khỏi website đó ngay lập tức.

Các trang có các đặc điểm dưới đây sẽ được coi là Không đáng tin cậy (Untrustworthy):

  • Thông tin không đầy đủ về website hoặc người tạo nội dung cho mục đích của nó.
  • E-E-A-T thấp nhất hoặc danh tiếng thấp nhất.
  • Mục đích lừa đảo, thiết kế trang lừa đảo hoặc ý định lừa đảo, gian lận.
  • MC bị cố tình gây cản trở hoặc che khuất.
  • Có đặc điểm của sự lừa đảo, dụ dỗ tải xuống độc hại hoặc hành vi có hại khác.
  • Bất kỳ trang hoặc website nào được thiết kế để thao túng mọi người thực hiện các hành động có lợi cho website đó hoặc tổ chức khác đồng thời gây tổn hại cho bản thân, người khác hoặc Nhóm người cụ thể.

Quan trọng: Các trang có độ tin cậy thấp nhất phải được xếp hạng Thấp nhất ngay cả khi bạn không thể “chứng minh” trang web hoặc site đó là có hại. Bởi vì nhiều người không muốn sử dụng một trang có độ tin cậy rất thấp (highly untrustworthy) nên một trang hoặc website không đáng tin cậy sẽ không đạt được mục đích của nó.

4.5.1 Thông tin không đầy đủ về Website hoặc Người tạo nội dung cho mục đích của Trang cũng không có thông tin rõ ràng

Đối với các trang yêu cầu mức độ tin cậy cao, thông tin về người tạo nội dung và ai chịu trách nhiệm về nội dung là rất quan trọng.

Như đã thảo luận trong mục 2.5.3, chúng tôi hy vọng hầu hết các website đều có một số thông tin về ai là người chịu trách nhiệm về website (ví dụ: cá nhân, công ty, doanh nghiệp, tổ chức nào, v.v.) và ai đã tạo MC cũng như một số thông tin liên hệ, trừ khi có lý do chính đáng để ẩn danh. Như bạn sẽ thấy trong các ví dụ bên dưới, nhiều kiểu trang bị xếp hạng Thấp nhất như trang tải xuống độc hại và lừa đảo thường không có thông tin hoặc thông tin giả mạo về người chịu trách nhiệm (với mục đích ngăn chặn, né tránh những người bị tổn hại truy cứu).

Bất kỳ website nào xử lý dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư hoặc nhạy cảm đều phải cung cấp thông tin liên hệ dễ dàng tiếp cận được. Điều này bao gồm các website yêu cầu người dùng tạo mật khẩu, chia sẻ thông tin cá nhân hoặc thực hiện các giao dịch tài chính.

Các trang YMYL hoặc website xử lý dữ liệu nhạy cảm hoàn toàn không có thông tin về website hoặc người tạo nội dung sẽ được xếp hạng Thấp nhất.

4.5.2 E-E-A-T thấp nhất và danh tiếng thấp nhất của website hoặc của người tạo nội dung

Nếu E-E-A-T của một trang đủ thấp thì mọi người không thể hoặc không nên sử dụng MC của trang đó. Nếu một trang về chủ đề YMYL có mức độ chuyên môn rất kém thì trang đó sẽ bị coi là Không đáng tin cậy và được xếp hạng Thấp nhất.

Sử dụng xếp hạng Thấp nhất nếu website và người tạo nội dung có danh tiếng cực kỳ tiêu cực, đến mức nhiều người sẽ coi trang hoặc website đó là không đáng tin cậy.

Dưới đây là một số ví dụ ban đầu được trình bày trong mục 3.3.3. Tất cả các trang trên các website này phải được xếp hạng Thấp nhất vì danh tiếng cực kỳ tiêu cực hoặc độc hại của các chúng, khiến chúng không đáng tin cậy.

Lưu ý: Những ví dụ về các website này cũng có thể được coi là Có hại dưới một số hình thức. Đôi khi nghiên cứu về danh tiếng tiết lộ thông tin có thể không đáp ứng các tiêu chí để coi một website là có hại nhưng lại khiến website đó không đáng tin cậy.

Website Miêu tả

Site selling children’s jungle gym
Bằng chứng về hành vi lừa đảo: Có nhiều đánh giá trên website mô tả cách người dùng gửi tiền và không nhận lại được gì. Ngoài ra còn có một bài báo về việc doanh nghiệp này tham gia gian lận tài chính.
Site selling products related to eyewear Bằng chứng về hành vi tội phạm: Website này có hành vi tội phạm như đe dọa thể chất người dùng.
Organization serving the hospitalized veteran community

/Size..Size..Size..Size..Size..Size/
Bằng chứng về hành vi lừa đảo: Có rất nhiều bài viết tiêu cực trình bày chi tiết trên các trang tin tức và các website giám sát từ thiện mô tả hành vi gian lận và xử lý sai trái tài chính về tổ chức này.

/Size..Size..Size..Size..Size..Size/

4.5.3 Mục đích trang lừa đảo và thiết kế MC lừa đảo

Các trang hoặc website sẽ bị xem là không đáng tin cậy nếu chúng có mục đích lừa đảo. Những trang hoặc website này bề ngoài có vẻ có một mục đích nào đó nhưng thực tế lại tồn tại vì một lý do khác.

Tất cả các trang có mục đích lừa đảo và/hoặc MC lừa đảo phải được xếp hạng Thấp nhất vì các trang có hành vi lừa dối là Không đáng tin cậy.

Danh sách sau đây bao gồm một số loại trang có mục đích lừa đảo phổ biến. Tuy nhiên sẽ không có một danh sách nào có khả năng tập hợp đầy đủ tất cả các loại trang lừa đảo. Các website lừa đảo tiếp tục phát triển trong khi mọi người và công cụ tìm kiếm nỗ lực tìm ra cách các đối tượng này thực hiện hành vi lừa đảo như thế nào.

  • Trang web hoặc website mạo danh một website khác (ví dụ: sao chép logo hoặc thương hiệu của một website mà không phải trong chương trình tiếp thị liên kết [unaffiliated site], URL bắt chước tên của website khác, v.v.)
  • Hồ sơ mạng xã hội không mang tính châm biếm do kẻ mạo danh tạo.
  • Trang web hoặc website trông giống như một nguồn tin tức hoặc trang thông tin nhưng trên thực tế có các bài viết nhằm thao túng người dùng với mục đích mang lại lợi ích cho một cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ hoặc tổ chức khác về mặt chính trị hoặc tiền bạc.
  • Một trang web tuyên bố đưa ra đánh giá độc lập hoặc chia sẻ thông tin khác về sản phẩm nhưng trên thực tế được tạo ra để kiếm tiền cho chủ sở hữu website mà không cố gắng giúp đỡ người dùng. Ví dụ: MC có thể chứa thông tin cố ý gây hiểu lầm hoặc không chính xác được tạo ra với mục đích duy nhất là thu hút người dùng nhấp vào liên kết kiếm tiền (monetized links) hoặc mua sản phẩm.
  • Một website tự nhận là website cá nhân của một người nổi tiếng nhưng thực chất website này được tạo ra để kiếm tiền cho chủ sở hữu website mà không có sự cho phép của người nổi tiếng đó. Ví dụ: trang này có thể có lời chứng thực sai về một sản phẩm và được tạo ra với mục đích duy nhất là thu hút người dùng nhấp vào liên kết kiếm tiền hoặc mua sản phẩm.
  • Trang web có tiêu đề gây hiểu lầm hoặc tiêu đề không liên quan gì đến nội dung trên trang. Những người truy cập trang mong đợi nội dung liên quan đến tiêu đề sẽ cảm thấy bị lừa.
  • Một trang hoặc website có thông tin lừa đảo. Ví dụ: website có thể trình bày sai về người sở hữu site, sai về mục đích thực sự của website là gì, gian dối về cách nội dung được tạo ra như thế nào, cách liên hệ với site, v.v.

Một hình thức lừa dối khác là thông qua thiết kế của trang. Một số trang được thiết kế có chủ ý nhằm thao túng người dùng thực hiện hành động có lợi cho chủ sở hữu website hơn là giúp ích cho người dùng.

Dưới đây là một số loại trang phổ biến có thiết kế MC lừa đảo:

  • Các trang ngụy trang Quảng cáo thành MC. MC thực tế có thể ở mức tối thiểu hoặc được tạo chỉ để khuyến khích người dùng nhấp vào Quảng cáo. Ví dụ: các trang tìm kiếm giả mạo (xem ví dụ) có danh sách các liên kết trông giống như một trang kết quả tìm kiếm. Nếu bạn nhấp vào một vài liên kết, bạn sẽ thấy trang đó chỉ là một tập hợp các Quảng cáo được ngụy trang dưới dạng kết quả của công cụ tìm kiếm. Có “hộp tìm kiếm” nhưng việc gửi truy vấn mới cũng chỉ cung cấp cho bạn một trang Quảng cáo khác được ngụy trang dưới dạng kết quả tìm kiếm.
  • Các trang ngụy trang Quảng cáo dưới dạng liên kết điều hướng của website (navigation links). Ví dụ: các trang thư mục giả mạo (xem ví dụ) trông giống như một tập hợp các liên kết hữu ích được quản lý cá nhân, chúng có thể có các mô tả độc đáo. Trên thực tế, các liên kết là Quảng cáo hoặc liên kết đến các trang tương tự khác trên website. Đôi khi mô tả của các liên kết không liên quan đến trang.

Hãy nhìn kỹ vào các trang cần đánh giá và sử dụng phán đoán của bạn. Nếu bạn cho rằng mục đích thực sự của trang đấy không giống như vẻ ngoài của nó thì trang đó sẽ được xếp hạng Thấp nhất. Nếu bạn cho rằng trang này được cố tình tạo ra với mục đích chính là lôi kéo người dùng nhấp vào Quảng cáo, liên kết kiếm tiền, liên kết tải xuống có vấn đề, v.v., thay vì để giúp đỡ mọi người thì trang đó phải được xếp hạng Thấp nhất. Nếu trang sử dụng hành vi lừa dối dưới bất kỳ hình thức nào ngay cả khi không được mô tả ở đây thì trang đó sẽ được xếp hạng Thấp nhất.

4.5.4 MC bị cố tình cản trở hoặc che khuất

Các trang được xem là không đáng tin cậy nếu MC (nội dung chính của trang) cố tình bị cản trở hoặc che khuất do Quảng cáo, SC, trang xen kẽ, liên kết tải xuống hoặc nội dung khác có lợi cho chủ sở hữu website nhưng không có lợi cho người truy cập website. Nỗ lực thao túng hoặc ép buộc người dùng ra xa MC là bằng chứng của sự không đáng tin cậy.

Dưới đây là một số ví dụ về các trang có MC cố tình che khuất cần được xếp hạng là Thấp nhất:

  • Quảng cáo tiếp tục bao phủ MC khi khách truy cập trang web cuộn xuống trang. Quảng cáo hầu như không thể đóng nếu không nhấp vào Quảng cáo.
  • Cửa sổ bật lên che khuất MC và không thể đóng nếu không thực hiện hành động có lợi cho website.
  • Trang xen kẽ cố gắng ép buộc tải xuống hoặc nhấp chuột, và điều này không mang lại lợi ích cho khách truy cập website.
  • Quảng cáo đẩy MC xuống thấp đến mức nhiều người dùng không để ý đến MC.
  • MC bằng văn bản trắng trên nền trắng hoặc MC được trình bày sao cho người dùng khó đọc được.

Thông tin đăng nhập hoặc paywall {{thu phí đối với độc giả trực tuyến, giống kiểu thuê bao trên Netflix}} trên các website đáng tin cậy khác không bị coi là không đáng tin cậy, lừa đảo hoặc mang tính cưỡng bức. Nhiều site chất lượng cao như báo hoặc tạp chí không thể tồn tại nếu không kiếm tiền thông qua người dùng đăng ký và người dùng trả phí thuê bao. Một số loại MC cần được bảo vệ đăng nhập, chẳng hạn như các trang có thông tin cá nhân của website ngân hàng trực tuyến hoặc trang riêng tư trên các trang mạng xã hội.

MC có thể không truy cập được vì những lý do không cố ý hoặc không cưỡng ép, chẳng hạn như nội dung không tải được hoặc nội dung không có ở một quốc gia hoặc khu vực. Đây không phải là lý do cho đánh giá chất lượng Thấp nhất.

Hãy sử dụng phán đoán của bạn để xem xét kỹ lưỡng trang cần đánh giá, xem chúng có được thiết kế để thao túng hoặc ép buộc người dùng thực hiện các hành động có lợi cho website hay không? Nếu bạn không chắc chắn, hãy xem các trang khác trên cùng một website, tiến hành nghiên cứu danh tiếng, v.v.

Quan trọng: Hãy nhớ rằng nhiều website cần kiếm tiền để chia sẻ nội dung với người dùng. Chỉ sự hiện diện của Quảng cáo thôi là chưa đủ để đánh giá là Thấp nhất.

4.5.5 Hành vi nghi ngờ là nguy hiểm

Có thể khó chứng minh rằng một trang gây hại mà bản thân bạn không gặp phải tổn hại nào. Vì lý do này, bạn có thể sử dụng xếp hạng Thấp nhất nếu bạn nghi ngờ một trang nào đó là độc hại (malicious) hoặc có hại (harmful) ngay cả khi không có bằng chứng. Bất kỳ điều nào sau đây sẽ được coi là không đáng tin cậy:

  • Các trang hoặc website mà bạn nghi ngờ là lừa đảo (xem các liên kết này để biết thêm thông tin về lừa đảo trên Internet: Avoid Scams 1, Avoid Scams 2, Internet Fraud).
  • Các trang yêu cầu thông tin cá nhân mà không có lý do chính đáng (ví dụ: các trang yêu cầu tên, ngày sinh, địa chỉ, tài khoản ngân hàng, số ID chính phủ, v.v.).
  • Các trang dạng “tấn công giả mạo / phishing” để lấy mật khẩu Facebook, Gmail hoặc các dịch vụ trực tuyến phổ biến khác. Xem thêm ở đây để biết thông tin về “lừa đảo” gian lận.
  • Các trang có các liên kết mà bạn nghi ngờ là tải xuống phần mềm độc hại.

Quan trọng: Không tiếp tục tương tác với trang đó nếu bạn quan sát thấy những đặc điểm này.

Nếu bạn nhấp vào một liên kết và gặp cảnh báo phần mềm độc hại từ trình duyệt hoặc phần mềm chống vi-rút (ví dụ), vui lòng không tiếp tục đến trang đó. Bạn có thể cho rằng trang này độc hại khi tiến hành xếp hạng nó và nên áp dụng xếp hạng Thấp nhất.

Lưu ý rằng không phải tất cả cảnh báo mà trình duyệt của bạn có thể hiển thị đều liên quan đến phần mềm độc hại (ví dụ: các loại cảnh báo trình duyệt khác bao gồm yêu cầu chấp nhận chứng chỉ / certificate acceptance requests, cảnh báo lọc nội dung / content filtering warnings, v.v.). Nếu bạn không chắc chắn hoặc do dự khi tiếp tục đến trang này vì bất kỳ lý do gì, bạn có thể bỏ qua nhiệm vụ đó.

(Nội dung gốc: trang 35 – 38 trong Nguyên tắc cho người đánh giá kết quả tìm kiếm)

Bài trước >>> Trang chất lượng thấp nhất [Đánh giá chất lượng tìm kiếm]

Bài tiếp >>> Các trang web spam [Đánh giá chất lượng tìm kiếm]

Lưu ý: bản dịch đã được kiểm tra để hạn chế sai sót, nhưng tôi không đảm bảo nó chính xác 100%. Vui lòng đối chiếu với nội dung gốc tiếng Anh khi cần thiết.

Back to Top