Categories Note

Đa dạng các biện pháp backup cho web WordPress để phòng rủi ro tối đa

Theo thời gian bạn sẽ thấy lý do hỏng web có rất nhiều:

  • Cài plugin, theme mới nào đó không tương thích;
  • Cập nhật lõi của WordPress;
  • Bị tấn công, chơi đểu;
  • Nghịch dại mấy file quan trọng trên website;
  • Vân vân và mây mây.

Và lúc đấy chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của backup.


Tại sao nên sử dụng đa dạng các biện pháp backup, và triển khai nó như thế nào?

Trước tôi chỉ dùng plugin để backup cho WordPress, cụ thể ở đây là UpdraftPlus. Sau tôi triển khai thêm backup ở cấp độ VPS, backup thủ công lưu ra ổ cứng di động, trên máy tính cá nhân, và đang cân nhắc dùng thêm backup ở cấp độ control panel.

Tại sao lại phải cẩn thận thế?

À, vì dữ liệu website của bạn cực kỳ quan trọng và đôi khi biện pháp backup nào đó bị lỗi, lúc ấy bạn có cái khác để dùng, thay vì bó tay chấp nhận đau thương.

Hiện các VPS phổ biến có chất lượng tốt như DigitaOcean và Vultr đều có kiểu backup ở cấp độ VPS, với khả năng khôi phục lại toàn bộ sao lưu của VPS trong vòng tối đa một tháng (mỗi tuần backup một bản).

Ngoài ra, lâu lâu tôi cũng thường tải website về và lưu nó lại trên máy và ổ cứng ngoài.


Tốn công & mất thêm chi phí

Cái đó là rõ ràng, nhưng bạn sẽ thấy lợi ích của nó lớn thế nào khi vấn đề xảy ra.

Backup ở cấp độ VPS bạn mất thêm 20% chi phí.

Mua ổ cứng di động có thể làm bạn tốn thêm 1 -2 triệu đồng. Cá nhân tôi thích ổ của WD, tôi mua cả ổ HDD (loại 1TB là đủ trong trường hợp này rồi), và SSD (500 GB). Tính theo giá trên GB, thì SSD đắt hơn HDD tới hơn 3 – 4 lần, nhưng bù lại độ bền & khả năng chịu va đập tốt hơn. Khi mua ổ hãy chọn nơi uy tín (thí dụ Tiki hoặc cửa hàng đại diện chính thức để tránh mua phải hàng fake).

Backup ở cấp độ control panel làm bạn tốn dung lượng của host hiện tại.


Đánh giá các rủi ro của các biện pháp backup

  • Backup bằng plugin và đẩy lên cloud: độ an toàn dữ liệu rất cao, vì cloud vô cùng hiếm xảy ra tình trạng hỏng, mất dữ liệu. Đặc biệt là các cloud chất lượng như của Google Drive. Tuy nhiên nhược điểm của plugin là có thể trên các website có cỡ lớn gặp vấn đề như trường hợp tôi vừa kể với UpdraftPlus.
  • Backup bằng control panel: tiện dùng, không phải cài cắm gì thêm, nhưng có nhược điểm là nó vẫn để file backup ở cùng VPS, nói cách khác nếu VPS vì lý do nào đó có lỗi không thể truy cập hay vào bằng FTP được, thì bạn cũng mất luôn dữ liệu.
  • Backup thủ công lưu trên máy tính, ổ cứng ngoài: dễ quên và không thể có tần số backup cao (ví dụ một ngày một lần). Ngoài ra ổ cứng có thể gặp lỗi làm bạn không sử dụng được file backup (đây là lý do tại sao backup lưu trên cloud rất quan trọng dù bạn đang áp dụng biện pháp nào đi chăng nữa).
  • Backup ở cấp độ VPS ngoài: tốn thêm 20% phí, nhưng có ưu điểm là dữ liệu được lưu ở vị trí khác máy chủ hiện tại nên có khả năng phòng ngừa ngay khi cả VPS đang dùng gặp lỗi.

Backup hàng tuần, hàng ngày, hay theo thời gian thực?

Tần số backup càng cao, khả năng khôi phục nguyên vẹn dữ liệu càng lớn, tuy nhiên cái giá ở đây là bạn tốn dung lượng lưu trữ hơn. Đặc biệt thành vấn đề trên các website 3GB đổ lên hoặc/và bạn có nhiều website.

Nói chung backup hàng tuần là lựa chọn ổn thỏa trong phần đa trường hợp. Backup hàng ngày hay theo thời gian thực của việc thay đổi dữ liệu chỉ phù hợp với kiểu backup lũy tiến (backup incremental).

Back to Top