Categories Tối ưu thêm

3 cơ chế căn bản trong tăng tốc WordPress (và website nói chung)

Tôi muốn viết bài này lâu lắm rồi, vì cơ chế luôn mang tính bản chất nhiều hơn, sâu xa hơn, vượt hẳn bất cứ công cụ tăng tốc cụ thể nào, dù là WP-Rocket, CloudFlare hay LiteSpeed Web Server.

Nhưng viết về căn bản không dễ, nó đòi hỏi phải tích lũy kinh nghiệm nhất định về nhiều khía cạnh về điều muốn bàn, thật may, hôm nay tôi cảm thấy đã đủ để nói ra.


1. Cơ chế giảm trừ

Giảm trừ nghĩa là bạn làm công việc nhẹ nhàng hơn mà vẫn căn bản duy trì được điều muốn có.

Tất cả các biện pháp sau thuộc về cơ chế giảm trừ:

Giảm trừ là một kiểu “người tiết kiệm”. Anh ta không keo kiệt, nhưng anh ta chỉ dùng tối thiểu những thứ cần thiết cho cuộc sống.

Giảm trừ không phụ thuộc trục thời gian, sau giảm trừ công việc của bạn sẽ nhẹ đi nhưng nó vẫn vậy dù bạn thực hiện vào lúc nào (bạn sẽ hiểu ý của câu này sau khi đọc về phần cơ chế lười).


2. Cơ chế lười

Lười có nghĩa là bạn ưu tiên làm một số công việc quan trọng trước, những việc không quan trọng hơn để sau (ngày mai tính!).

Tất cả các biện pháp sau thuộc về cơ chế lười:

Từ “lười” chắc chắn gây hiểu nhầm về mặt cảm xúc. Nó dễ làm cho người ta cho rằng website sẽ phải chịu thiệt hại lớn khi “lười”, giống như một cậu học sinh “lười học” vậy. Nhưng tôi phải khẳng định rằng:

Về căn bản cơ chế tải lười khi được áp dụng đúng không có bất cứ ảnh hưởng bất lợi đáng kể nào, và dĩ nhiên tốc độ thì tăng lên rất nhiều.

Speed.Family

Cơ chế lười là cơ chế gắn với trục thời gian. Việc phải làm không phải thực hiện ngay một lúc mà dàn trải ra nhiều khoảng thời gian khác nhau.


3. Cơ chế đánh đổi

Đánh đối nghĩa là bạn thấy cả lợi và hại của lựa chọn và bạn quyết định chọn vì thấy điểm lợi nhiều hơn.

Tất cả các biện pháp sau thuộc về cơ chế đánh đổi:

  • Khi bạn cân nhắc lựa chọn giữa Apache, Nginx hay LiteSpeed server;
  • Khi bạn inline ảnh định dạng base64, bạn chấp nhận tăng kích cỡ nhưng giảm được một (hoặc nhiều kết nối);
  • Khi bạn chọn một theme đơn giản và một theme phức tạp.

Ví dụ cuối cùng cho thấy các cơ chế có thể hòa quyện nhất định vào nhau.

Tại sao?

  • Cơ chế lười có yếu tố đánh đổi. Ví dụ lazy load ảnh là bạn đánh đổi tính khả dụng dù ít dù nhiều;
  • Cơ chế giảm có yếu tố đánh đổi rất rõ. Ví dụ khi bạn sử dụng mã Google Analytics đơn giản hơn nghĩa là bạn chấp nhận có được ít thông tin thu thập hơn. Khi bạn sử dụng giao diện đơn giản nghĩa là bạn chấp nhận mất đi tính năng hoặc thẩm mỹ nhất định.

Kết luận

Hiểu rõ cơ chế trong tăng tốc WordPress và website nói chung giúp bạn tự do khỏi các công cụ.

Không phải công cụ không quan trọng, ngược lại: nó chắc chắn rất quan trọng, bởi xét cho cùng khi tiến đến phần tối ưu thực tế bạn phải cậy nhờ đến công cụ.

Tuy nhiên công cụ thì luôn thay đổi theo sự đổi thay của công nghệ. 1 năm, 1 tháng hay thậm chí là 1 tuần sau đã có thể có các công cụ khác tốt hơn!

Khi hiểu được bản chất, bạn không sợ sự thay đổi này, bạn dễ dàng thích nghi được với bất cứ công cụ nào.

Ngoài ra, bạn có quyền lựa chọn. Công cụ bạn dùng không phải là cái được lấy về không suy xét, nó dựa trên cân nhắc cẩn trọng vì bạn biết rõ bạn định làm cái gì.

Ôm lý thuyết. Hôn thực hành!

Back to Top