Categories BizFly CDN BunnyCDN CDN CDNsun Cloudflare QUIC cloud

Đánh giá 7 dịch vụ CDN cho WordPress: các lựa chọn tùy theo nhu cầu

CDN nào tốt nhất

Câu trả lời nhanh gọn:

  • CDN trong nước: BizFly tốt nhất;
  • CDN truyền thống quốc tế: BunnyCDN tốt nhất;
  • CDN đa ứng dụng: QUIC cloud tốt nhất;
  • CDN miễn phí: JetPack tốt nhất;

Ngày nay dịch vụ CDN đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Có vài lý do chính:

  • Xu hướng sử dụng các hosting quốc tế vẫn rất mạnh: dù bị ảnh hưởng bởi tình hình đứt cáp, vẫn có một xu hướng mạnh & ổn định trong việc chọn lựa hosting quốc tế vì giá cả và bảo mật thường tốt hơn;
  • Giá ngày càng rẻ: web site 100K view / tháng với thiết lập tốt có thể chỉ tốn 1 – 2$ / tháng tiền CDN;
  • Tăng khả năng chịu tải: với CDN, website có khả năng chịu được biên độ truy cập biến thiên lớn (ví dụ khi khuyến mại);
  • Giúp gia tăng uptime & bảo mật cho website: hệ quả trực tiếp của việc giảm tải cho host gốc là tăng uptime. Ngoài ra đa phần CDN tích hợp tính năng bảo mật đơn giản nhưng đủ tốt;
  • Nhiều website bán hàng có khách truy cập khắp cả nước: và họ muốn tối ưu tốc độ cho các khu vực khác nhau trên cả nước, dù là Hà Nội hay Sài Gòn;
  • Các khách hàng quốc tế có xu hướng tăng: dù đây không phải là xu hướng mạnh;

Các tiêu chí chọn dịch vụ CDN tốt

Bạn có thể đọc hoặc xem video:

  1. Phải có tốc độ tốt: CDN mà không có tốc độ tốt thì nó đã đánh mất đi bản chất cốt lõi nhất. Tỷ lệ điểm: 25%;
  2. Có PoP ở gần Việt Nam: Thật may, hầu hết các dịch vụ CDN hiện nay đều có 3 PoP ở khu vực châu Á là Singapore (rất gần VN), Nhật Bản & Hàn Quốc. Đôi khi còn có cả ở HongKong. Tỷ lệ điểm: 20%;
  3. Có PoP ở Việt Nam là tốt nhất: Điều này giúp tốc độ tăng tối đa & đặc biệt là phòng trường hợp đứt cáp quang. Tỷ lệ điểm: 30%;
  4. Giá vừa phải: Giá CDN biến động trong khoảng tương đối rộng, từ 1$ / 100GB cho đến 10 – 20$ / 100GB. Giá vừa phải cho người dùng phổ thông khoảng dưới 5$ / 100GB là sẽ chấp nhận được…Google CDN là CDN có chất lượng rất cao nhưng giá lại rất đắt. Tỷ lệ điểm: 15%;
  5. Chi phí cố định thấp: Một số dịch vụ CDN yêu cầu chi phí cố định cao & đây không phải là yếu tố hợp với người dùng phổ thông ưa giá rẻ. Tỷ lệ điểm: 10%.

Bonus: Dùng hosting ở Việt Nam có nên xài CDN nữa không?


Plugin tích hợp CDN vào WordPress

Các dịch vụ CDN sẽ cho bạn một liên kết để tích hợp vào trang WordPress, ví dụ như cdn.ten-mien-cua-ban.com, bạn sẽ sử dụng đường dẫn này để kết nối CDN với website.

Hầu hết các plugin cache phổ biến như LiteSpeed cache, WP-Rocket, FlyingPress, Swift Performance, v.v.. đều có tùy chọn tích hợp CDN, bạn cứ tìm mục tương ứng là sẽ thấy. Đây sẽ là cách tiện nhất, vì hầu hết các website WordPress hiện nay đều sử dụng plugin cache để tối ưu tốc độ.

Với những ai vì một lý do nào đó không sử dụng plugin cache để tích hợp CDN được, bạn có thể dùng plugin CDN Enabler, đây là plugin nhẹ & đơn giản, nó cũng miễn phí nữa.


OK, như vậy là tạm được rồi.

Hôm nay tôi & các bạn sẽ cùng điểm qua các dịch vụ CDN phổ biến để xem chất lượng, giá cả của nó thế nào? Và dựa trên đánh giá điểm ở trên tôi sẽ chấm điểm tương đối từng dịch vụ.


1. Cloudflare

  • Điểm tổng thể: 25 + 20 + 0 + 15 + 10 = 70 điểm

Đây là cái tên lớn trong mảng CDN / Proxy, không chỉ về tuổi đời, thị phần mà còn cả ưu thế luôn dẫn đầu về công nghệ.

Ưu điểm:

  • CDN đa ứng dụng;
  • Áp dụng được cho nhiều kiểu website, chứ không riêng gì WordPress;
  • Có gói miễn phí chất lượng khá;
  • Cài đặt đơn giản kiểu bật tắt;
  • Không cần tạo subdomain cho CDN;
  • Gói Automatic Platform Optimization (APO) có giá thân thiện;
  • Gói Pro với nhiều tính năng cao cấp;
  • Dung lượng CDN cực lớn so với các CDN truyền thống khác nên có khả năng thích hợp với các trang có lưu lượng truy cập rất cao.

Nhược điểm:

Cách cài đặt:


2. QUIC cloud

  • Điểm tổng thể: 20 + 20 + 0 + 15 + 10 = 65 điểm

QUIC cloud là cái tên mới nổi trong mảng CDN, nhưng hứa hẹn sẽ làm mưa làm gió trong thị trường này.

Ưu điểm:

  • Cũng là CDN đa ứng dụng, tức là có khả năng cache HTML ở máy chủ biên;
  • Giá CDN rẻ, hiện chỉ 1$ / 100GB, tương đương với StackPath;
  • Phối hợp nhịp nhàng với máy chủ LiteSpeed và plugin cache tương ứng của nó;
  • Hiện đã có DNS riêng giúp tích hợp dễ dàng CDN vào website;
  • Có bậc miễn phí đủ cho các website nhỏ;
  • Có các cơ chế bảo vệ cơ bản với website.

Nhược điểm:

  • Vẫn ở dạng beta (cập nhật, tháng 6/2021 họ đã cung cấp bản chính thức);
  • Tốc độ của các máy chủ phân tán vẫn chưa ổn định trong mùa đứt cáp, Cloudflare tỏ ra tốt hơn một chút.
  • Không có máy chủ phân tán ở Việt Nam;
  • CDN giá rẻ nhưng so với Cloudflare vẫn đắt hơn, nhất là khi so với tính năng APO.

3. BunnyCDN

  • Điểm tổng thể: 25 + 20 + 0 + 15 + 10 + 30 = 100 điểm

Mới tham gia thị trường vài năm nay, nhưng BunnyCDN đã chứng tỏ tham vọng của mình bằng chất lượng dịch vụ tốt & giá thành thân thiện.

Ưu điểm:

  • Có PoP ở Việt Nam [quý cuối năm 2021, BunnyCDN đã mở thêm PoP ở Sài Gòn].
  • Giá rẻ hơn đáng kể so với các dịch vụ CDN truyền thống khác (ví dụ giá chỉ bằng 30% so với KeyCDN);
  • Có tốc độ cao, ngay cả trong mùa đứt cáp;
  • Tốc độ phản hồi máy chủ tốt & ổn định;
  • Có lựa chọn gói cao cấp 3$ / 100GB, và gói thấp ít PoP là 0,5$ / 100GB;
  • Chi phí tối thiểu hàng tháng rất dễ chịu, chỉ 1$ / tháng;
  • Có các bảo mật cơ bản;
  • Dễ dùng;
  • Bảo vệ SEO;
  • Và cuối cùng có các tính năng tối ưu hóa ảnh chất lượng.

Nhược điểm:

  • Giá thành dù rẻ so với các dịch vụ CDN truyền thống nhưng vẫn đắt hơn đáng kể dịch vụ CDN đa ứng dụng của Cloudflare & QUIC cloud;
  • Giá tối ưu hóa ảnh thực sự chát, với gần 10$ / website, các trang phổ thông không dám dùng. Nhưng đây là tính năng tùy chọn, bạn vẫn dùng CDN của Bunny được mà không cần phải dùng tính năng tối ưu ảnh đắt tiền, chúng ta dùng các plugin giá rẻ khác để làm điều này (ví dụ LiteSpeed tối ưu ảnh rất tốt mà gần như miễn phí).

4. CDNSun

Điểm tổng thể: 25 + 20 + 30 + 0 + 10 = 85 điểm

Trước đây CDNSun là dịch vụ CDN duy nhất của quốc tế mà có máy chủ ở Việt Nam mà tôi biết.

Ưu điểm:

  • Có server tại Việt Nam;
  • Các cài đặt tương đối dễ hiểu;
  • Không yêu cầu chi phí tối thiểu hàng tháng;
  • Có các tính năng bảo mật & chống lạm dụng CDN cơ bản.

Nhược điểm:

  • Giá khá cao, tương đương với KeyCDN;
  • Không có các tùy chọn dễ cài đặt để đảm bảo SEO cho trang;

5. KeyCDN

  • Điểm tổng thể: 25 + 20 + 0 + 5 + 5 = 55 điểm

Đây là dịch vụ CDN truyền thống có tiếng trên thế giới, chất lượng tốt.

Ưu điểm:

  • Tốc độ cao;
  • Dễ cài đặt;
  • Các tính năng đảm bảo SEO;
  • Cũng có các tính năng bảo vệ cơ bản.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao, với chi phí khoảng 10$ / 100GB;
  • Yêu cầu chi phí tối thiểu hàng tháng khá lớn với 4$ / tháng dù bạn có dùng ít dung lượng;
  • Không có máy chủ CDN ở Việt Nam.

6. BizFly CDN

  • Điểm tổng thể: 25 + 10 + 30 + 10 + 10 = 85 điểm

BizFly là dịch vụ CDN duy nhất của Việt Nam trong đánh giá này.

Ưu điểm:

  • Có máy chủ ở Hà Nội & Sài Gòn có tốc độ cao;
  • Giá không quá đắt (chỉ nhỉnh hơn BunnyCDN khoảng 25 – 30%);
  • Tương đối dễ dùng;
  • Kiểu thanh toán pay as you go, dùng đến đâu trả đến đấy, giúp tiết kiệm tiền;
  • Các tùy chọn đảm bảo SEO.

Nhược điểm:

  • Không có hệ thống CDN quốc tế, do vậy những ai có lưu lượng truy cập từ quốc tế nhiều có lẽ không nên dùng;
  • Hiện không cho phép tạo các subdomain lạ như .page, .family;
  • Không có các giới hạn riêng về dung lượng CDN sử dụng hàng tháng cho từng website;
  • Tuy tính tiền theo kiểu thanh toán đến đâu trả đến đó nhưng vẫn yêu cầu chi phí tối thiểu khá cao so với các website thông thường, hơn 100K / tháng.

7. Các dịch vụ CDN miễn phí

Ở trên chỉ trình bày duy nhất một dịch vụ CDN miễn phí là của Cloudflare.

CDN miễn phí thực sự hiếm, vì chi phí vận hành của hệ thống không hề nhỏ. Một số dịch vụ miễn phí được là nhờ có nguồn thu liên quan hỗ trợ trực tiếp.

Bây giờ tôi sẽ nói về 2 dịch vụ CDN free có chất lượng khá.

A. JetPack

Plugin JetPack của chính chủ Automatic, người sáng lập ra WordPress. Nó có khả năng CDN cho toàn bộ ảnh, ngoài ra là một số CSS & JS phổ biến. Tôi kiểm tra thì thấy nó có tốc độ rất ổn.

Hiện tượng ảnh bị suy giảm chất lượng khi dùng JetPack cũng đã được cải thiện rất nhiều.

B. Statically

Là dịch vụ CDN miễn phí mới nổi khoảng 1 – 2 năm trở lại đây, bản thân nó không phải là dịch vụ riêng biệt như JetPack, mà được hỗ trợ bởi hàng loạt các công ty tầm cỡ về CDN khác, chẳng hạn như BunnyCDN, Cloudflare, Google Cloud, v.v…

Có một số plugin giúp bạn tích hợp CDN của Statically vào website WordPress, ví dụ như plugin Flying Images (chỉ ảnh) & Statically (ảnh, CSS & JS).

Kết luận: nhà vô địch trong đánh giá này là BunnyCDN & BizFly, họ thắng nhờ lợi thế vô cùng quan trọng: có máy chủ CDN tại Việt Nam. Nếu bạn có cả khách truy cập quốc tế, lẫn trong nước hãy cân nhắc BunnyCDN, còn nếu khách hàng chủ yếu ở Việt Nam, hãy dùng CDN trong nước như của BizFly. Ngoài ra điều vô cùng quan trọng đó là việc xác định rõ nhu cầu (theo từng thời điểm). Ví dụ lúc không đứt cáp quang (hoặc đứt nhưng không quá nghiêm trọng), việc bạn chọn Cloudflare, QUIC cloud có thể là lựa chọn tốt, lúc đứt cáp nặng thì khác bạn nên ưu tiên các CDN có máy chủ ở Việt Nam.

Comments are closed.

Back to Top