Categories CDN Litespeed

Cấu hình CDN trong plugin LiteSpeed cache: làm thế nào cho đúng

Việc người quản trị web thuê hosting ở xa người dùng chính, hoặc hosting không đủ mạnh thì bạn nên cân nhắc dùng CDN. Thường chỉ tốn thêm 1 – 3 USD / tháng cho 100GB, đủ dùng thoải mái ngay cả với blog có hơn 100 ngàn view / tháng thay vì phải nâng cấp hosting gây tốn kém chi phí hơn đáng kể.


Mục LiteSpeed > CDN có 3 phần chính sau (lưu ý, thường bạn chỉ nên chọn một trong ba cách- tức là đã chọn cách này thì thôi cách kia).


Bảng so sánh nhanh:

QUIC cloud CDN Mapping Cloudflare
Tốc độ Khá Khá Khá / Tốt
Giá Rẻ Trung bình Rẻ / Trung bình
Độ dễ cài đặt Trung bình Hơi khó Dễ

1. QUIC cloud CDN

Đây là mạng CDN do LiteSpeed phát triển được hơn một năm nay, có chất lượng khá, giá rẻ chỉ 1$ / 100GB & có khả năng cache HTML ở máy chủ biên.

Ưu điểm khác khi dùng CDN của QUIC là bạn không cần phải thiết lập subdomain cho tài nguyên tĩnh như CDN truyền thống.

Cách dùng: bạn bật ON ở phần QUIC.cloud CDN, sau đó vào trang web quic.cloud để cấu hình chuẩn như hướng dẫn sau. Hiện QUIC đã có DNS riêng giúp bạn tích hợp vào nhanh & dễ hơn.


2. Use CDN Mapping

Phần này dành cho các CDN truyền thống (ví dụ BunnyCDN, BizFly, vân vân), ở đây bạn nhập tên miền cho CDN vào (ở phần CDN URL, tốt nhất là subdomain của bạn), ví dụ CDN của tôi là: https://cdn.speed.family/ (bạn nhớ nhập cả giao thức https & dấu / ở cuối tên miền), rồi chuyển từ OFF sang ON.

Mặc định để CDN quét tài nguyên tĩnh cho cả CSS, JS và ảnh. Nói chung bạn nên bật cả ba, trừ trường hợp đặc biệt mà bạn thấy không bật tùy chọn nào đấy sẽ tốt hơn.

Include File Types bao gồm các định dạng file mà CDN sẽ lưu vào máy chủ của nó khi sao chép tài nguyên tĩnh từ máy chủ gốc, ví dụ vài cái trong số đó:

.css
.jpeg
.js
.jpg

Các thuộc tính trong HTML được thay thế bằng CDN bao gồm:

.src
.data-src
.href
.poster
source.srcset

Included Directories: liệt kê các thư mục tài nguyên mà CDN được phép quét và mang về máy chủ phân tán của nó.

Exclude Path: bạn nhập địa chỉ một tài nguyên cụ thể mà bạn không muốn nó được đẩy lên CDN.

Ngoài ra ở phần Page Optimization > DNS Prefetch, bạn nên nhập tên miền cdn vào, ví dụ của tôi là //cdn.speed.family (không cần nhập https)- cái này có tác dụng tìm nạp trước DNS, giúp trang hiển thị nhanh hơn.


3. Cloudflare API

Đây là lựa chọn cuối nếu bạn muốn dùng CDN miễn phí / trả phí từ Cloudflare.

Bạn cũng chuyển từ OFF sang ON, rồi (1) nhập địa chỉ email (Email Adress) mà bạn đăng ký với Cloudflare. (2) nhập Global API Key* để mỗi khi bạn cập nhật nội dung, cache trên Cloudflare được xóa để lấy nội dung mới về cache. (3) Domain nơi bạn nhập tên miền của bạn vào.

(*): để lấy Global API key, bạn vào trang chính của Cloudfalre sau khi đăng nhập rồi tìm đến phần có API key để sao chép chuỗi.

Cloudflare có nhiều điểm giống QUIC, cả hai đều là CDN đa ứng dụng, có khả năng cache HTML. Gói free của Cloudflare có chất lượng khá tốt, bình thường sẽ không cache được HTML, nhưng bạn có thể dùng plugin WP Cloudflare Super Page Cache để khắc phục chuyện đó.

Nếu có điều kiện đầu tư thì dùng gói/plugin Automatic Platform Optimization (5$/tháng) sẽ cho khả năng tối ưu cao hơn. Mức giá trên sẽ bị coi là đắt với các website có lưu lượng truy cập trung bình hoặc phi thương mại, nhưng nếu website của bạn có lưu lượng lớn hoặc giá trị lượt truy cập cao thì APO rất đáng để thử.


4. Kết hợp nhiều kiểu CDN

Nói chung bạn nên dùng một kiểu cho đỡ phức tạp, nhưng có thể có một vài trường hợp kết hợp hai kiểu sẽ có ích hơn.

Ví dụ bạn thuê hosting nước ngoài nhưng có người dùng ở VN và có lưu lượng truy cập tương đối lớn. Thế thì cách làm hay có thể là:

  • Dùng CDN truyền thống có PoP trong nước để lưu tài nguyên tĩnh (cho tốc độ tốt nhất) + cache HTML ở máy chủ CDN bằng QUIC hoặc Cloudflare. Kết hợp này sẽ giảm tải tối đa cho máy chủ gốc, và cũng có tốc độ rất ấn tượng.

Xin chào & hẹn gặp lại các bạn.

Back to Top