Categories Content marketing

Cách bắt đầu làm Video Marketing

video marketing

Thế là bạn muốn tham gia vào mảng video marketing.

Tôi có nói gì bạn đâu. Thời nay người ta ngày càng chú ý nhiều đến mảng này mà.

Xem thử những số liệu thống kê do HubSpot công bố về tình hình video marketing năm nay nhé.

Đúng đấy, 500 triệu người trên Facebook xem các video hàng ngày, và 10 tỉ video được xem trên Snapchat! (85% video trên Facebook được xem ở dạng tắt tiếng; 82% người dùng Twitter xem nội dung video trên trang twitter).

Và lý do thì cũng chả có gì lạ. Nội dung video là một vài trong số những nội dung dễ tiêu thụ nhất.

Chỉ là có một vấn đề nho nhỏ.

Khi bạn chẳng biết mình đang làm gì thì nó cũng có thể là một trong những loại nội dung khó làm nhất.

Nhưng nếu bạn muốn chiến dịch marketing của mình thành công, thì bạn sẽ muốn mọi người chú ý nhiều hết mức có thể đến video của bạn.

Và đưa nội dung video vào chiến dịch marketing của mình là một cách chắc ăn để đảm bảo rằng bạn đang tối đa hóa tiềm lực ảnh hưởng của bản thân.

Trong thực tế, bạn thậm chí có thể còn thấy một số video của bạn được lan truyền nếu đi đúng nước cờ.

Thế nên, bạn đã sẵn sàng để đặt những bước chân đầu tiên vào tân thế giới can trường dũng cảm này.

Nếu bạn hoàn toàn xa lạ với video marketing, thì hẳn sẽ mắc vài lỗi trong suốt quá trình.

Đó là lý do tại sao tôi quyết định làm bài hướng dẫn tổng hợp này. Tôi đã chỉ rõ 7 bộ phận trọng yếu nhất trong bất kỳ chiến lược video marketing thành công nào.

Bạn càng nhanh nắm vững những yếu tố này, thì bạn càng sớm tiến vào hành trình thống trị lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số bằng nội dung video tuyệt vời của mình.

Cứ thoải mái nhảy cách danh sách dưới đây để xem phần cụ thể nào đó mà bạn quan tâm nhé.

Sau khi làm thế thì tôi khuyên bạn nên quay lại và đọc toàn bộ bài viết từ đầu nha.

Mà kể cả nếu bạn nghĩ mọi thứ còn lại bạn đều đã nắm được rồi thì tôi chắc chắn là bài phân tích này của tôi sẽ đem đến một số nhận thức mới mẻ cho bạn.

Được rồi, nói sơ qua vậy là đủ. Bắt đầu thôi!

1. Lập kế hoạch (và theo dõi nó)

Trước khi ngụp lặn trong thế giới video marketing, thì quan trọng là bạn phải bắt đầu bằng một kế hoạch.  

Tôi biết là phần này trông giống như phần bắt buộc của mọi bài viết kiểu hướng dẫn mà người ta cứ bảo bạn là phải lập kế hoạch trước khi tiếp tục.

Nhưng nói thật nhé? Lời khuyên đó khá là chí lí đấy!

Theo cách nhìn nhận của tôi thì bất cứ chiến dịch marketing hiệu quả nhất quán nào cũng được xác định bởi tiến triển ổn định đều đặn. (any consistently effective marketing campaign is defined by consistent growth.)

Vậy làm thế quái nào mà bạn có thể kiểm tra được tiến triển nếu bạn không theo dõi tiến độ của mình?

Đúng đấy, viết xuống các mục tiêu thì vẫn chưa đủ. Bạn cần phải khiến bản thân kiên trì thực hiện những mục tiêu đó nữa.

Bạn có đạt được những mục tiêu đó không? Đạt được thì tuyệt quá! Nhưng bạn có thể nói cho tôi biết nguyên nhân tại sao nội dung video của bạn hiệu quả không?

Mà nếu nó vô dụng, thì bạn có biết nguyên nhân thất bại không?

Để tham khảo thì hãy xem thử các mục tiêu SMART/THÔNG MINH (Smart Insights)

Specific/Cụ thể – Chi tiết thông tin có đủ để xác định được vấn đề hay cơ hội không? Các mục tiêu có đủ cụ thể để đo lường được vấn đề và cơ hội trong thế giới thực không?
Measurable/Có thể đo lường được – Có thể áp dụng một thuộc tính định lượng hoặc định tính vào đề tạo ra một chuẩn đo không?
Actionable/Khả thi – Có thể dùng thông tin để cải thiện hiệu quả triển khai không? Nếu mục tiêu không thay đổi được hành vi của đội ngũ nhân sự để họ cải thiện hiệu suất làm việc thì trong này có một chút vấn đề đấy!
Relevant/Phù hợp – Có thể áp dụng thông tin vào vấn đề cụ thể mà người tiếp thị đang đối mặt không?
Time-bound/Giới hạn thời gian – Có thể đặt ra mục tiêu vào những giai đoạn khác nhau làm đối tượng để đảm bảo nhất quán phù hợp.

Nếu thấy quá gắt gao, thì dưới đây là một phiên bản phao cứu sinh súc tích dành cho thời điểm bạn lập mục tiêu cho nhãn hiệu hay việc kinh doanh của bạn trong thế giới marketing.

  • Mục tiêu này có cụ thể không? Những mục tiêu chung chung như là “kiếm nhiều người theo dõi đăng ký hơn” hay “tăng lưu lượng truy cập” không đem lại nhiều nhận thức hiểu biết về lâu dài.  
  • Mục tiêu này có khả thi không? Tham vọng chả có gì sai, nhưng trông chờ kiếm được 1 triệu subscriber trên YouTube trong vòng 6 tháng đầu thì có thể hơi quá đấy.
  • Mục tiêu này có thể theo dõi được không? Điểm đáng yêu trong khi đặt mục tiêu là một mục tiêu thực tế mà bạn có thể theo dõi được. Dù có đạt được mục tiêu hay không thì cuối cùng bạn sẽ có được dữ liệu có giá trị.

Nếu bạn bắt đầu sáng tạo nội dung video ngày hôm nay, và trong sáu tháng kể từ bây giờ, bạn chưa biết chắc được về phương hướng trong tương lai của nội dung bạn làm, thì Tôi xin được kết luận rằng chiến dịch của bạn đang có vấn đề nghiêm trọng.

Để đạt được tiến triển nhất quán ở nội dung video thì cần làm hai việc:

  1. Tìm ra bộ phận có tác dụng và tái sáng tạo nó trong các video tương lai, cùng với
  2. Tìm ra bộ phận vô dụng và đảm bảo rằng trong các video sau này sẽ không thấy nó nữa.

Đó là những điều căn bản để gia tăng đều đặn hiệu quả nội dung video của bạn.

Mọi thứ bạn làm khi liên quan đến việc sáng tạo thì cần phải vì một trong hai mục đích kia, không cái này thì cái kia.

Vì nó liên quan đến quảng bá video của bạn và đảm bảo rằng bạn đang tối đa hóa tiềm lực ảnh hưởng, nên việc thiết lập ra một chiến lược marketing có thể tạo nên nhiều khác biệt.

Giả sử bạn vừa mới làm ra được một phần nội dung video tuyệt hay. Bạn có thể cứ để yên nó ở trên website của mình và hy vọng là mọi người sẽ tìm cách đến xem nội dung đó.

Nhưng là tôi thì sẽ không kìm được đâu.

Giống như bất cứ hình thức marketing nào khác, chủ động là yếu tố bắt buộc.

Đăng video của bạn lên Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest bất cứ chỗ nào bạn có thể đăng.

Đặc biệt là bạn đang thực hiện trên nguồn vốn marketing ít ỏi (hay còn chả có tí vốn nào) như tôi trình bày trong video dưới đây.

Bạn làm thế này vì hai lý do.

Liên quan đến các mục tiêu ngắn hạn, làm thế này để đảm bảo rằng bạn có được đối tượng người xem nhiều nhất có thể.

Những người theo dõi bạn trên Instagram có thể không theo dõi bạn trên Facebook và ngược lại.

Giả sử là bạn hoàn toàn không có trùng đối tượng khách hàng, nếu bạn muốn chắc chắn rằng bạn đang tiếp cận được từng người trong số người theo dõi của bạn, bạn sẽ muốn đăng lên tất cả các tài khoản truyền thông xã hội của mình.

Về lâu dài, đăng lên toàn bộ các tài khoản của mình sẽ giúp bạn biết rõ hơn video đó hiệu quả nhất trên kênh nào.

Nhìn thì có vẻ chỉ là tiểu tiết, nhưng phần dữ liệu ít ỏi này có thể ảnh hưởng đến kênh mà bạn chọn đầu tư thêm thời gian và công sức vào đó để quảng bá video của bạn đấy. (về sau sẽ đầu tư nhiều hơn vào đó).

2. Làm theo vốn hiểu biết của bạn

Nói về việc làm video, có một câu hỏi chính bạn cần trả lời trước khi thực sự bắt đầu sáng tạo bất cứ thứ gì.

Ngay từ đầu bạn nên làm phong cách nội dung gì?

Có ba hình thức nội dung được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng marketing.

Video giáo dục

Đây là những loại video được tạo ra quanh hoặc những bước khả thi mà đối tượng xem video của bạn có thể làm theo hôm nay hoặc lãnh đạo bằng tư duy (thought leadership) khiến người xem có thể kết hợp vào cuộc sống của họ ngày mai.

Tôi thường làm video giáo dục, như là cái này:

Video truyền cảm hứng

Trong các video truyền cảm hứng, bạn có thể nắm bắt những khung cảnh nghẹt thở, tiết lộ các khoảnh khắc khiến mọi người thán phục, hoặc sản xuất nội dung có sức thuyết phục có thiết kế khuấy động mọi người khiến họ hào hứng.

Mùa hè năm ngoái, Jay Alvarrez đã tạo nên làn sóng bằng những video ghi lại những chuyến du lịch của anh.

Video giải trí

Trong thể loại này, bạn sẽ cố gắng khiến mọi người cười to hay cười mỉm. Nội dung nên cuốn hút kích thích họ tìm hiểu thêm về nhãn hiệu của bạn.

Chỉ một tháng trước, kênh YouTube Dude Perfect (anh chàng hoàn hảo) tung ra một video về trò trick-shot (những chuyện không tưởng mà lại làm được) đã có 32 triệu lượt xem!

Nhưng bạn nên làm loại video nào?

Thật ra thì đây là một câu hỏi đủ dễ để trả lời nếu bạn đã đang bắt đầu làm các loại nội dung khác.

Nếu bạn vẫn đang sáng tạo nội dung giáo dục cho người xem của bạn trên blog, vốn cược lớn nhất của bạn sẽ là bắt đầu bằng nội dung video giáo dục và xem liệu nó có gây tiếng vang không.

Nếu podcast (tuyển tập các tập tin âm thanh hay video) là kiểu rất tự nhiên bình dị, như là Joe Rogan Podcast thì đừng bắt đầu bằng cách đưa vào một video giáo dục. Hãy chọn nội dung giải trí và xem liệu khán giả của bạn có thích hình thức mới này không. Khi bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu, thì cứ làm theo vốn hiểu biết của mình.

Khi thời gian trôi qua, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại nội dung video nào hiệu quả và loại nào thì không.

Bạn sẽ thu được nhiều thông tin, không chỉ qua các chuẩn đo mà bạn theo dõi, mà còn từ phản hồi nhận được từ người xem trong các bình luận.

Tin tôi đi, nếu họ muốn một thể loại video khác, họ sẽ đưa ra yêu cầu.

Chú ý đến phần bình luận của bạn! Tôi chắc chắn làm thế.

Tất nhiên, bạn nên thấy thoải mái khi thử nghiệm với nhiều phong cách nội dung. Nhưng nếu bạn hoàn toàn không biết nên làm gì thì đừng cố đấm ăn xôi.

3. Bắt đầu làm video

Okay, giờ thì chúng ta đã làm xong hết màn lập kế hoạch, đến lúc xông vào phần hay ho rồi.

Ban đầu việc làm video có thể có vẻ hơi đáng sợ, đặc biệt nếu bạn hoàn toàn chân ướt chân ráo bước vào thế giới video, nhưng tôi sẽ để bạn bước vào với một bí mật nho nhỏ thế này.

Video đầu tiên của bạn đã định trước sẽ là video kém nhất.

Hãy nghĩ xem! Nếu video nào cũng tốt hơn video trước nó thì điều đó có nghĩa là video đầu tiên của bạn là cái tệ nhất, phải không?

Thay vì bận tâm vào mọi tiểu tiết, hãy chú trọng vào quá trình sáng tạo video.

Bạn đã lập xong kế hoạch. Bạn có ý tưởng cho video đầu tiên của mình.

Thay vì cố tìm ra cách hoàn mỹ để bắt đầu hành trình tạo video thì bạn cứ làm cho xong video đầu tiên thôi.

Tin tôi đi, sẽ chỉ càng làm càng thuận tay đấy.

Đừng hiểu nhầm ý của tôi nhé. Bạn vẫn nên cố gắng cung cấp càng nhiều giá trị càng tốt và chuyên nghiệp hết mức có thể.

Nhưng trông chờ video này hoàn hảo thì chỉ là vọng tưởng.

Trong thế giới nội dung chữ, bạn đem đến giá trị bằng cách làm mọi thứ từ cung cấp lời khuyên hữu hình cho đến làm một người kể chuyện lôi cuốn.

Theo ý kiến của tôi thì bạn càng sớm thực sự bắt đầu làm nội dung liên quan thì càng tốt. Sáng tạo ra đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được phản hồi. Và nhận phản hồi có nghĩa là chất lượng nội dung của bạn sẽ tăng lên.

Thực sự chỉ đơn giản như thế thôi.

Chưa có bất cứ dụng cụ quay phim kỹ xảo lung linh nào hử? Không vấn đề luôn. Tôi có đúng thứ chúng ta cần đấy.

Nào giờ đi mò tay vào túi quần đê. Cảm thấy cái cục kim loại hình chữ nhật kia chưa?

Nếu bạn có một chiếc smartphone, bạn đã sở hữu thứ đồ cần thiết để làm video rồi.

Nó có thể không hoàn hảo nhưng tuyệt đối ổn.

Khi chiến lược video marketing của bạn tiến triển theo thời gian, bạn có thể nâng cấp và đầu tư thêm thời gian cùng tiền bạc vào việc sáng tạo sản xuất video.

Và sao lại chỉ dừng ở đó chứ? Bạn có thể thuê dân chuyên nghiệp để sắp xếp video cho bạn, mua dụng cụ quay phim chuyên nghiệp cho mình và còn nhiều điều hơn thế nữa.

Hãy xem bước nhảy vọt về chất lượng những video từ những người như là Gary Vaynerchuk.

Đây là anh ấy khi bắt đầu làm YouTube.

hồi mới làm video

Và đây là anh ấy nhiều năm sau, với khối lượng giá trị sản xuất đồ sộ.

khi hoành tráng

Nhưng trước khi bạn bắt đầu lo lằng về việc mình sẽ bắt đầu làm mọi việc đó bằng cách nào, bạn phải đi từ những thứ căn bản.

Không có thời khắc nào là hoàn hảo để bắt đầu cả. Nên là bắt đầu ngay bây giờ luôn đi.

4. Phần tìm kiếm rất quan trọng

Tôi thích thảo luận quá trình sáng tạo và các mẹo hữu ích nên dùng trong thế giới marketing.

Nhưng để thực hiện một chiến lược video marketing thành công thì còn cần nhiều hơn thứ bạn có thể thấy trên bề mặt.

Đằng sau hậu trường thì SEO vẫn cực kỳ quan trọng, dù bạn có thích nó hay không.

Nó quan trọng đến nỗi mà tôi đã làm một video cho doanh nghiệp địa phương về cách thành công mà không cần nhiều vốn marketing.

Để tôi nói rõ nhé. Nếu nội dung video của bạn không được tối ưu hóa cho tìm kiếm, bạn gần như chắc chắn đã bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với khách hàng miễn phí.

Đáng sợ quá phải không? Yên chí. Tôi có một giải pháp nhanh chóng để bạn trở lại đúng hướng.

Nếu bạn quen thuộc với SEO cho blog của bạn, thì điều này đều sẽ có vẻ quen thuộc kỳ lạ.

Tương tự tiêu đề bài viết của bạn nên có những từ khóa khiến bạn xếp thứ hạng cao trong tìm kiếm, tiêu đề video sẽ quyết định đến xếp hạng của bạn trên các web như là YouTube.

Kể cả nếu bạn quen thuộc với SEO thông qua blog của mình, thì phần tiếp theo hẳn sẽ là những điều mới với bạn.

Phần mô tả đó mà có sẵn cho các video của bạn? Cái đó cũng được tính vào khi mọi người tìm kiếm.

Đại ý ở đây vẫn thế. Tránh nhồi nhét từ khóa. Hãy chắc chắn là từ khóa của bạn thực sự liên quan phù hợp.

Thường thì những mô tả hay nhất là những cái mà giải thích chính xác video của bạn thống nhất với từ khóa.

Hãy cân đối việc kể chuyện và chuẩn đo. Đó là nền tảng của marketing hiệu quả thực sự, và nó đặc biệt quan trọng khi áp dụng vào video marketing.

5. Kết đội với người có tầm ảnh hưởng

Không quá lâu trước đây khi mà ‘celebrity endorsement’ (mời minh tinh làm gương mặt đại diện cho sản phẩm hay chiến dịch quảng cáo) là việc gì đó mà chỉ những nhãn hiệu lớn nhất trên thế giới mới thực sự có thể đủ khả năng chi trả.  Các nhãn hiệu nhỏ hơn và doanh nghiệp địa phương chỉ có thể ngồi chiếu sau và xem các vận động viên với diễn viên dùng tầm ảnh hưởng trên diện rộng của họ để giúp những công ty này bán được nhiều sản phẩm hơn.

Nhưng chuyện giờ khác rồi.

Với sự bùng nổ của Internet và truyền thông xã hội, người tiêu dùng hiện đại đã thay đổi và tình hình marketing cũng thế.

Không có sai lầm: mời minh tinh làm quảng cáo đại diện chắc chắn vẫn sẽ diễn ra.

Nhưng với tư cách là một lựa chọn thay thế cho minh tinh đắt giá, thì các nhãn hiệu nhỏ hơn đã vào mạng Internet và tìm ra các ‘micro-celebrities’ (người nổi tiếng trên phạm vi nhỏ). Những người nổi tiếng này thường là những người có tầm ảnh hưởng trên mạng với lượt theo dõi trung thành của riêng họ và hiểu biết độc đáo về cách để thu hút mọi người trong ngành của họ.

Và thành thật mà nói? Thì chúng có thể khá là hiệu quả ấy chứ!

Những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất có thể đi cùng với tầm nhìn của bạn về nội dung và cung cấp cho bạn những hiểu biết đáng giá và độc nhất về loại nội dung nên tạo ra.

Bên cạnh đó, không phủ nhận được rằng để nhãn hiệu của bạn xuất hiện ở một nhóm tại kênh bất kỳ có từ 100.000 đến vài triệu người theo dõi riêng thì có thể gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ trên quy mô lớn.  

Hãy xem cách Dude Perfect hợp tác với Hasbro để quảng bá sản phẩm Nerf mới của công ty, súng hơi bắn đạn mút bọc cao su Mega Magnus.

Để kết nhóm hiệu quả với những người có tầm ảnh hưởng thì cần hai khía cạnh quan trọng sau.

  1. Khéo chọn influencer! Nếu nhãn hiệu của bạn thân thiện với gia đình, đừng vươn tay đến vị minh tinh tai tiếng nào.  
  2. Hãy giao tiếp! Đừng có giả định rằng bạn và người ảnh hưởng kia có cùng một tần số giao tiếp. Như thế kiểu gì rồi cũng sẽ dẫn đến việc không hiểu ý nhau, và cuối cùng là bạn có được nội dung mà bản thân không muốn.

6. Tận dùng tối đa tiềm năng của quảng cáo (từ từ dẫn dắt mọi người)

Chỉ vì bạn đang thử điều gì đó mới mẻ trong hình thức nội dung video của bạn, thì cũng không có lý gì để bạn quên đi những nguyên lý marketing mà bạn đã dùng trong phần còn lại của nội dung.

Nếu bạn vẫn đang thực hiện một chiến lược marketing trọn vẹn, bạn nên dựa trên cả lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) và lưu lượng truy cập trả phí (paid traffic).

Nếu bạn hoàn toàn xa lạ với chuyện này, hay bạn chỉ muốn có một giải pháp về cách tối đa hóa quảng cáo của mình thì phần này là dành cho bạn.

Hãy cùng xem cấu trúc xác định mục tiêu của quảng cáo trên Facebook.

Dùng quảng cáo Facebook, các nhãn hiệu có thể dễ dàng điều chỉnh quảng cáo của họ để phù hợp với đa dạng nhiều đối tượng người dùng khác nhau.

Quảng cáo của bạn có thể nhắm đến những người dùng căn cứ theo tuổi tác, giới tính, vị trí, sở thích của họ cùng nhiều thứ khác nữa.

Với quảng cáo Facebook, thậm chí bạn sẽ biết phạm vi người dùng hàng ngày của bạn là đến đâu.

Và phần hay ho nhất?

Bạn có thể tùy biến mỗi quảng cáo đơn lẻ để tối đa hóa tính thích hợp của nó.

Ví dụ, giả sử bạn đã làm được hai video.

Cái đầu tiên là dành cho những người đang chuẩn bị sẵn sàng để nghỉ hưu và cái thứ hai dành cho những người vừa mới tốt nghiệp cao đẳng đại học.

Thay vì hiển thị cho toàn bộ người dùng xem một quảng cáo mà có vẻ như sẽ không có nhiều ích lợi đối với họ, bạn có thể đảm bảo rằng mỗi video có danh mục riêng của nó và được chiếu cho những bên liên qua xem.

Nhưng đừng hiểu lời tôi nói là chỉ có như thế.

Khi bạn tăng chất lượng người xem và đảm bảo rằng những quảng cáo đó là có mục tiêu, bạn chắc chắn sẽ biến nhiều người dùng thành khách hàng hơn.

Tất nhiên, Facebook không phải là nơi duy nhất bạn có thể chọn đầu tư vào quảng cáo.

Điều này dẫn đến một câu hỏi quan trọng. Bạn nên tiêu tiền quảng cáo ở đâu?

À thì các bạn nhớ hết từ phần một chứ, khi mà tôi đề cập rằng đăng video trên nhiều nơi khác nhau sẽ giúp bạn về lâu dài ấy?

Đây là nơi mà những chi tiết có vẻ nhỏ nhặt lại biến thành có ích.

Giờ thì bạn đã thu thập đủ thông tin về những nền tảng nào lý tưởng nhất với nội dung video marketing của bạn, đã đến lúc áp dụng những dữ liệu đó.

Trang bị những chuẩn đo đó, bạn sẽ có thể xác định được nội dung của bạn sẽ nhận được nhiều chú ý nhất ở đâu.

Từ đó thì bạn dễ dàng đầu tư nhiều hơn vào các quảng cáo trả tiền trên những nền tảng đó.

Nếu đối tượng khách hàng của bạn thích xem video trên Instagram, thì nó là quảng cáo trên Instagram.

Nếu họ ưa dùng Facebook thì quảng bá nó trên Facebook.

Nếu bạn có nhiều lượt xem nhất ở YouTube, thì đầu tư vào quảng cáo YouTube.

Hãy lèo lái làn sóng động lượng này, vốn hóa những chiến thắng ít ỏi của bạn, và không sớm thì muộn, nội dung video marketing của bạn sẽ khởi sắc.

Kết luận

Nên nhớ rằng, tôi sẽ chẳng ngồi mà phán với bạn rằng làm video marketing dễ lắm.

Sáng tạo ra nội dung thu hút đôi lúc có thể là một trận chiến ngược dòng vất vả, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu lần thứ nhất. Nhưng tôi chưa nhấn mạnh đủ điều này: video đầu tiên của bạn sẽ chẳng tuyệt vời đâu.

Và chuyện đó hoàn toàn không sao cả!

Để phần sự hoàn mỹ cho các nghệ thuật gia. Ở đây trong thế giới marketing này, tôi sẽ chấp nhận sự tiến bộ có giá trị.

Nghĩ ra một chiến lược. Triển khai chiến lược đó bằng cách tạo ra nội dung càng sớm càng tốt. Tận dụng các giao diện và nguồn lực trong tầm tay bạn.

Video marketing có thể không phải là một cách đơn giản để xây dựng nhãn hiệu của bạn, nhưng một khi bạn đã học được cách, bạn sẽ băn khoăn tại sao mình lại đợi lâu đến chừng này rồi mới bắt đầu.

Ghi chú: ngoài bài viết này, bên mình có dịch bài rất chi tiết về cách làm video marketing của Hubspots.

(Dịch từ bài viết How to Get Started With Video Marketing của Neil Patel. Người dịch: Trần Tuyết Lan, cộng tác viên dịch thuật tại Kiến càng)

Back to Top