Categories JavaScript

Các lỗi phổ biến trong JavaScript

Bài này quan trọng cho những ai mới học JS này. Đôi khi chúng ta vò đầu bứt tai không biết lỗi sai ở đâu. Nguyên nhân thì có vô số, và sau khi bạn sửa được thì sẽ là ồ, à, aha, thì ra vậy…

Lỗi khó nhất không phải liên quan đến câu lệnh, thiếu dấu má mà là liên quan đến lỗi nhận thức, bởi vì bạn nghĩ là nó đúng nên bạn sẽ rất khó phát hiện ra…

OK, giờ chúng ta vào bài thôi.


Vô tình sử dụng các toán tử gán

Các chương trình JavaScript có thể tạo ra nhiều kết quả không mong đợi nếu lập trình viên vô tình sử dụng toán tử gán không đúng mục đích (=), thay vì đáng ra phải sử dụng toán tử so sánh bằng (==) trong câu lệnh điều kiện if.

Câu lệnh if dưới đây trả về kết quả false (như mong đợi) bởi vì x không bằng 10:

var x = 0;
if (x == 10)

Câu lệnh if dưới đây trả về kết quả true (không như mong đợi) bởi vì 10 là đúng:

var x = 0;
if (x = 10)

Câu lệnh if dưới đây trả về kết quả false (có thể không như mong đợi), bởi vì 0 là false:

var x = 0;
if (x = 0)

Một phép gán luôn luôn trả về giá trị của phép gán.

Cái lệnh gán = nhầm với lệnh so sánh == không chỉ gặp trong JS mà cũng rất phổ biến trong PHP.

Lý do cho sự nhầm lẫn này là thói quen của chúng ta trong môn toán. Thói quen đấy dĩ nhiên là tốt trong môn toán, nhưng nó không phù hợp trong ngôn ngữ lập trình.


So sánh lỏng lẻo không như mong đợi

Trong phép so sánh thông thường, kiểu dữ liệu (data type) không quan trọng. Câu lệnh if dưới đây sẽ trả về kết quả true:

var x = 10;
var y = "10";
if (x == y) // nếu có == (hai dấu bằng), chỉ giá trị được so sánh, bằng nhau là được, không so sánh kiểu dữ liệu

Trong phép so sánh chặt (strict comparion), kiểu dữ liệu là quan trọng. Câu lệnh if dưới đây trả về kết quả false:

var x = 10; // kiểu là số
var y = "10"; // kiểu là chuỗi
if (x === y) // nếu có === (ba dấu bằng) nó sẽ đòi hỏi khớp chính xác của giá trị và kiểu dữ liệu

Một lỗi phổ biến là quên rằng câu lệnh switch sử dụng so sánh chặt:

Trong trường hợp này case switch luôn luôn hiển thị thông báo:

var x = 10;
switch(x) {
    case 10: alert("Hello");
}

Trong trường hợp này switch sẽ không hiển thị thông báo:

var x = 10; // 10 này là number
switch(x) {
    case "10": alert("Hello"); // còn "10" này là string do vậy không thể bằng nhau ở phép so sánh chặt
}

Mẹo trong trường hợp này là chúng ta cần phải dự kiến được kiểu dữ liệu của biến. Nếu không chắc dùng hàm để biết kiểu dữ liệu của nó. Nếu dữ liệu tạp nham, bạn có thể phải dùng hàm để chuyển về kiểu dữ liệu mà bạn mong muốn trước khi tiến hành so sánh.


Nhầm lẫn giữa cộng & nối

Phép cộng chỉ phép tính cộng giữa các con Số.

Nối chỉ phép nối chuỗi giữa các Chuỗi với nhau.

Trong JavaScript cả hai phép tính đều sử dụng cùng toán tử +

Vì lý đó, việc cộng số với số sẽ cho kết quả khác với việc cộng thêm số với chuỗi:

var x = 10 + 5;    // cho kết quả là số 15
var x = 10 + "5";  // cho kết quả là chuỗi “105”, lư ý số 5 trong nháy kép

Khi cộng hai biến, sẽ có khó khăn để dự đoán kết quả cũng như nhận biết sai lầm đang ở chỗ nào:

var x = 10;
var y = 5;
var z = x + y;       // kết quả của z là 15

var x = 10;
var y = "5";
var z = x + y;      // kết quả của z là “105”

Một mẹo để chống tình trạng này là trước khi cộng biến mà bạn dự định nó là dạng số, bạn nên cẩn thận chuyển biến đó thành số, để dù nếu nó là chuỗi, nó cũng được chuyển thành dạng số trước khi cộng.


Hiểu lầm về số Thực

Tất cả số trong JavaScript được lưu giữ dưới dạng 64-bits số thực dấu chấm động.

Tất cả các ngôn ngữ lập trình, bao gồm cả JavaScript sẽ gặp khó khăn với việc chắn chắn về giá trị của số thực dấu chấm động:

var x = 0.1;
var y = 0.2;
var z = x + y     // kết quả của z không phải là 0.3
if (z == 0.3)     // câu lệnh if sẽ trả về kết quả fail

Để giải quyết rắc rối trên, mẹo là nhân lên rồi chia ra:

Ví dụ:

var z = (x * 10 + y * 10) / 10; // z sẽ có kết quả 0.3

Đây là lỗi mà tôi thấy kỳ quái này, một cái đáng ra không nên như vậy. Kiến thức hiện tại của tôi chưa đủ để giải thích vì sao ngôn ngữ lập trình như JS lại có lỗi có vẻ rất ngớ ngẩn ở trên. Dĩ nhiên chuyện này sẽ làm chúng ta phải viết mã lằng nhằng hơn khi mã xử lý với dấu chấm động trong số.


Bẻ một chuỗi JavaScript

JavaScript cho phép bạn bẻ câu lệnh thành hai dòng:

Ví dụ 1:

var x =
"Xin Chào!"; // tức là bạn phải bẻ ở chỗ toán tử thì OK

Nhưng nếu bẻ câu lệnh ở giữa chuỗi, nó sẽ không làm việc:

Ví dụ 2:

let x = "Xin
Chào!"; // nhưng nếu bẻ giữa là có vấn đề

Bạn phải sử dụng dấu gạch ngược nếu bạn bẻ một câu lệnh trong chuỗi:

Ví dụ 3:

let x = "Hello \
World!";

Dấu chẩm phẩy đặt sai

Bởi vì dấu chẩm phẩy đặt sai, khối code sẽ thực thi mà không tính đến giá trị của x:

if (x == 19);
{
   // khối code
}

Đây cũng là lỗi hay gặp, nhưng nó dễ nhận ra hơn, và một số công cụ soạn thảo có thể nhận dạng tự động lỗi này.


Bẻ một câu lệnh trả về (return)

Là một hành vi mặc định trong JavaScript khi đóng một câu lệnh tự động tại vị trí cuối cùng của một dòng.

Vì lý do đó, hai ví dụ dưới đây sẽ trả về cùng một kết quả:

Ví dụ 1:

function myFunction(a) {
    var power = 10  // tức là nó tự động coi có dấu ; ở đây
return a * power  // cái này cũng tương tự
}

Ví dụ 2:

function myFunction(a) {
    var power = 10;
return a * power;
}

JavaScript cũng cho phép bạn bẻ câu lệnh thành hai dòng.

Vì lý do đó, ví dụ 3 sẽ trả về cùng một kết quả:

Ví dụ 3:

function myFunction(a) {
var
power = 10;
return a * power;
}

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bản bẻ câu lệnh return trong hai dòng giống như thế này:

Ví dụ 4:

function myFunction(a) {
var
power = 10;
return
a * power;
}

Hàm sẽ trả về kết quả là không xác định!

Tại sao? Bởi vì JavaScript nghĩ ý bạn là như này:

Ví dụ 5:

function myFunction(a) {
var
power = 10;
return;
a * power;
}

Giải thích

Nếu một câu lệnh không hoàn chỉnh như thế này:

var

JavaScript sẽ cố gắng hoàn thành câu lệnh bằng cách đọc dòng kết tiếp:

power = 10;

Nhưng câu lệnh này là hoàn chỉnh:

return

JavaScript sẽ tự động đóng nó giống như thế này:

return;

Chuyện này xảy ra bởi vì câu lệnh cuối cùng với dấu chấm phẩy là tuỳ chọn trong JavaScript.

JavaScript sẽ đóng câu lệnh return tại vị trí cuối cùng của dòng, bởi vì nó là câu lệnh hoàn chỉnh.

Không bao giờ được bẻ câu lệnh return – nó sẽ cho bạn các kết quả không như mong đợi.


Truy cập mảng với chỉ mục Tên

Rất nhiều ngôn ngữ lập trình hỗ trợ mảng với chỉ mục tên.

Mảng với chỉ mục tên được gọi là mảng liên kết (hoặc băm).

JavaScript không hỗ trợ mảng với chỉ mục tên.

Trong JavaScript, mảng sử dụng chỉ mục số:

Ví dụ:

var person = [];
person[0] = "Đức Anh";
person[1] = "Nguyễn";
person[2] = 30;
var x = person.length; // person.length sẽ trả về kết quả 3
var y = person[0]; // person[0] sẽ trả về kết quả "Đức Anh"

Trong JavaScript, đối tượng sử chỉ mục tên.

Nếu bạn sử dụng chỉ mục tên, khi truy cập một mảng, JavaScript sẽ định nghĩa mảng thành đối tượng tiêu chuẩn.

Sau khi tự động định nghĩa lại, các phương thức và thuộc tính của mảng sẽ tạo ra các kết quả vô nghĩa hoặc không chính xác:

Ví dụ:

var person = [];
person["firstName"] = "Đức Anh";
person["lastName"] = "Nguyễn";
person["age"] = 30;
var x = person.length; // person.length sẽ trả về 0
var y = person[0]; // person[0] sẽ trả về undefined

Kết thúc định nghĩa mảng với một dấu phẩy

Không chính xác:

points = [40, 100, 1, 5, 25, 10,];

Một số công cụ jSON và JavaScript sẽ lỗi, hoặc có hành vi không như mong đợi.

Chính xác:

points = [40, 100, 1, 5, 25, 10];

Kết thúc định nghĩa đối tượng với một dấu phẩy

Không chính xác:

person = {firstName:"Đức Anh", lastName:"Nguyễn", age:30,}

Một số công cụ jSON và JavaScript sẽ lỗi, hoặc có hành vi không như mong đợi.

Chính xác:

person = {firstName:"Đức Anh", lastName:"Nguyễn", age:30}

Undefined Không phải là Null

Với JavaScript, null là đối tượng, undefined là cho biến, thuộc tính và đối tượng.

null, một đối tượng đã được xác định, nếu không nó sẽ là undefined.

Nếu bạn muốn kiểm tra một đối tượng tồn tại, điều này sẽ ném ra một lỗi nếu đối tượng là không xác định:

Không chính xác:

if (myObj !== null && typeof myObj !== "undefined")

Vì lý do đó, bạn phải kiểm tra typeof() trước (tức là kiểm tra kiểu dữ liệu trước):

Chính xác:

if (typeof myObj !== "undefined" && myObj !== null)

Mong đợi phạm vi cấp độ khối

JavaScript không tạo phạm vi mới cho mỗi khối code.

Nó là đúng trong nhiều ngôn ngữ lập trình, nhưng không đúng trong JavaScript.

Đây là một lỗi phổ biến trong các nhà phát triển JavaScript, tin rằng đoạn code dưới đây trả về undefined:

Ví dụ:

for (var i = 0; i < 10; i++) {
// some code
}
return i;
Back to Top