Categories Landing Page

11 loại Landing Page giúp đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi cao

11 loại landing page có tính chuyển đổi cao

Đầu tiên câu hỏi cần trả lời là: Landing page là trang gì trên website?

Trang landing page là trang mà người đọc sẽ đến trên website của bạn thông qua quảng cáo (ads). Lấy ví dụ, trên máy tìm kiếm hiển thị quảng cáo văn bản, quảng cáo dạng hiển thị trên mạng hiển thị, hoặc quảng cáo từ các chiến dịch marketing trên mạng xã hội (FB ads, TikTok ads,…).

Một số marketer thường điều hướng trực tiếp lưu lượng truy cập từ quảng cáo của họ vào trang chủ (homepage). Nhưng đây có thể là một sai lầm dẫn đến việc mất khách hàng tiềm năng và lợi nhuận.

Khi người dùng click vào trang chủ, sẽ có một số thành phần gây phân tán chắc chắn xảy ra, nó có thể dẫn đến việc họ không thực hiện chuyển đổi mà bạn mong muốn, ví dụ như:

  • Ghé thăm bài post dạng blog.
  • Ghé thăm các liên kết mạng xã hội của cá nhân / doanh nghiệp.
  • Quảng cáo của bên thứ 3.

Tuy nhiên, trang landing page thì tập trung hơn và không phải là dạng gây phân tán. Thay vào đó landing page hoạt động bằng cách điều hướng khách hàng tiềm năng vào một mục tiêu cụ thể chẳng hạn như đăng ký vào danh sách email của bạn hoặc mua một sản phẩm gì đó.


Có rất nhiều kiểu landing page khác nhau mà bạn có thể tạo với các mục tiêu và mục đích khác nhau. Để biết được kiểu thiết kế landing page nào cần sử dụng, phù hợp cho chiến dịch digital marketing của bạn thực tế không dễ dàng gì.

Nhưng đừng lo lắng, bên dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn các kiểu landing page phổ biến và khi nào bạn nên sử dụng chúng cho doanh nghiệp của bạn.

1. Squeeze Page

Trang Squeeze
Ví dụ về trang Squeeze Page

Squeeze page là trang landing page rất tuyệt để phát triển danh sách email bởi vì nó chỉ tập trung vào việc thu thập địa chỉ email từ người ghé thăm mà thôi. Sau khi thu thập được địa chỉ, bạn có thể nuôi dưỡng người đọc với nội dung liên quan và các cung cấp hỗ trợ khác.

Các trang squeeze page phổ biến nhất đưa ra các khích lệ cho người dùng để họ nhập vào thông tin liên hệ, chẳng hạn như:

  • Newletters (nhận bản tin định kỳ).
  • Sách điện tử (eBook).
  • Sách trắng (whitepapers).
  • Dùng thử miễn phí (free trial).

Bằng cách cung cấp cho người dùng thứ gì đó để đổi lại địa chỉ email của họ, bạn xây dựng được lòng tin và cung cấp giá trị cho mọi người – đây là cái rất tốt cho việc xây dựng mối quan hệ lậu dài với khách hàng.

Khi xây dựng trang squeeze, hãy giữ thiết kế của bạn đơn giản và dễ thao tác. Nút CTA (call-to-action / kêu gọi hành động) của bạn cần phải đủ hấp dẫn mọi người click vào và đủ rõ ràng cho người dùng di động nhận thấy (vì màn hình của họ nhỏ, và có thể nút CTA của bạn bị tụt xuống các màn hình sâu bên dưới).

Một ví dụ được Việt hóa về Squeeze Page:

Trang Squeeze page được Việt hóa
Ví dụ về trang Squeeze page được Việt hóa

2. Splash page

Trang dạng splash
Ví dụ về trang trang dạng splash

Ngược lại, trang splash thường không trực tiếp thu thập khách hàng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng trang splash để cung cấp nhiều thông tin hơn cho người dùng trước khi họ đi đến nội dung bạn muốn họ thấy, trong trường hợp này trang splash giống dạng chim mồi hơn.

Lấy ví dụ, khi người dùng click vào liên kết mạng xã hội, bạn có thể ngay lập tức hiển thị cho họ trang để xác nhận tuổi trước khi gửi họ tới liên kết mục tiêu. Hoặc trang splash có thể hiển thị quảng cáo mà bạn có doanh thu từ đó khi mọi người click vào link.

Bên dưới đây trình bày một số cách khác bạn có thể sử dụng cho trang splash:

  • Quảng bá profiles mạng xã hội của bạn.
  • Nói với người xem của bạn trang website mới sắp khai trương (comming soon).
  • Hiển thị các thông báo về bảo trì.
  • Hỏi người dùng thiết lập ngôn ngữ ưa thích của họ.

Nói một cách đơn giản, một trang splash mời gọi người dùng vào website của bạn với thương hiệu quen thuộc và hiển thị cho người dùng quảng cáo hoặc thông điệp đem lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.

3. Trang thu thập khách hàng tiềm năng / Lead capture page

Ví dụ về trang thu thập khách hàng tiềm năng
Ví dụ về trang thu thập khách hàng tiềm năng

Lead capture pages / Trang thu thập khách hàng tiềm năng rất giống với trang squeeze page. Nhưng điểm khác biệt giữa chúng là thay vì chỉ thu thập duy nhất thông tin địa chỉ email, chúng còn hỏi thêm nhiều thông tin khác từ khách hàng tiềm năng.

Một số thông tin hay được trang landing page hỏi để thu thập lead bao gồm:

  • Họ tên.
  • Tên doanh nghiệp.
  • Công việc.
  • Số điện thoại.
  • Ngành nghề.

Nhưng thông tin bạn thu thập phần lớn phụ thuộc vào mục tiêu marketing của bạn là gì và người dùng ở đâu trong phễu mua hàng (sale funnel).

Ví dụ, nếu trang thu thập khách hàng tiềm năng của bạn là dành cho nhóm ở trên đầu của phễu mua hàng, bạn sẽ không muốn làm phiền nhiễu khách hàng tiềm năng bằng các câu hỏi quá dài dòng văn tự. Thay vào đó, sử dụng một form ngắn gọn để hỏi thông tin tối thiểu mà thôi.

Nhưng nếu ai đó truy cập vào trang của bạn và sau đó thấy thích thú với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, thì có thể họ đã sẵn sàng tải một số case study rồi, lúc này sẽ dễ hơn nếu bạn hỏi họ nhiều thông tin hơn nhằm đánh giá họ có phải khách hàng tiềm năng thực sự hay không.

4. Trang landing page dạng click-through / trang đích dạng trung gian

Trước khi yêu cầu người dùng chi tiền, điều quan trọng là phải cung cấp cho họ giá trị thực. Bạn không muốn ép mọi người tới nút “mua ngay” trước khi họ sẵn sàng.

Đấy chính là nhiệm vụ của trang click-through – nó cung cấp giá trị cho người đọc của bạn bằng cách chia sẻ lợi ích và tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà không thúc ép họ phải mua hàng.

Nút CTA trên dạng landing page này thường đưa người dùng tới trang landing page thứ hai cung cấp giá tiền chi tiết hoặc thông tin đăng ký cho dùng thử miễn phí. Khi người dùng ghé thăm trang đó, họ đã hiểu hơn nhiều về sản phẩm / dịch vụ (do vậy khả năng chuyển đổi cao hơn).

5. Trang landing page bán hàng dạng long-form (dài)

Trang sales (bán hàng) thường dài hơn so với các kiểu trang landing page khác. Chúng được dùng để trả lời tất cả các câu hỏi của khách hàng tiềm năng mà họ có thể có về doanh nghiệp của bạn và giải quyết bất cứ thắc mắc nào về việc tại sao họ nên chọn bạn thay vì đối thủ của bạn.

Vào thời điểm người dùng cuộn chuột đến cuối trang, họ sẽ biết tất cả các lợi ích họ sẽ nhận được khi đặt hàng.

Hãy xem ví dụ về trang đích này của OptinMonster.

Trang landing page của OptinMonster
Trang landing page của OptinMonster

Nó bắt đầu với một headline (tiêu đề) bắt mắt và một video giải thích cách một khóa học về digital marketing có thể giúp phát triển doanh nghiệp của bạn ra sao. Sau đó bạn có thể thấy logo của các công ty tin cậy dịch vụ của OptinMonster, giúp định vị họ như các chuyên gia chất lượng trong chuyên môn của mình:

Công ty tin cậy sản phẩm của OptinMonster
Công ty tin cậy sản phẩm của OptinMonster

Khi cuộn chuột xuống bên dưới sẽ là các trích dẫn và lời chứng thực – cái có nhiệm vụ đưa ra thêm các bằng chứng xã hội mạnh mẽ. Cuối cùng là nút CTA để đăng ký miễn phí, cái loại bỏ mức giá thông thường để tạo ra một đề xuất đầy hấp dẫn.

Một trang landing page dạng bán hàng sẽ có nhiều chi tiết khác hẳn trang squeeze kiểu tối thiểu. Điều này là vì mục tiêu của trang là có được giao dịch.

6. Trang landing page dạng coming soon (chuẩn bị khai trương)

Trang chuẩn bị khai trương
Trang chuẩn bị khai trương

Nếu bạn chuẩn bị khai trương một website hoặc sản phẩm nhưng bạn vẫn chưa sẵn sàng tiết lộ đầy đủ dịch vụ bạn cung cấp, thế thì một trang chuẩn bị khai trương là kiểu landing page tuyệt vời mà bạn nên dùng. Một trang dạng chuẩn bị khai trương cho phép bạn hiển thị trang giữ chỗ trên website của bạn với các lưu ý thân thiện cho biết bạn sẽ sớm mở dịch vụ.

Bạn có thể sử dụng trang chuẩn bị khai trương để giới thiệu sản phẩm, website mới của bạn. Nên hỏi người khách viếng thăm đăng ký với địa chỉ email của họ như một hình thức trao đổi để nhận được thông báo khi bạn chính thức hoạt động.

Nên thêm một đồng hồ kiểu countdown (đếm ngược thời gian đến thời điểm tung sản phẩm / dịch vụ). Bạn thậm chí có thể show ra liên kết đến hồ sơ mạng xã hội của bạn để khuyến khích người dùng theo dõi bạn trên mạng xã hội.

Ví dụ khác về trang chuẩn bị khai trương:

Ví dụ khác về trang chuẩn bị khai trương
Ví dụ khác về trang chuẩn bị khai trương

7. Trang landing page dạng 404

Trang 404
Ví dụ về một trang 404

Chẳng ai khi lướt web muốn nhìn thấy trang lỗi 404 cả, tuy vậy người dùng vẫn phải gặp nó vào một thời điểm nào đó mà thôi. Khi họ ở trong hoàn cảnh ấy, điều quan trọng là cung cấp thông tin hữu ích nhất có thể, và giữ người đọc của bạn trên website (thay vì để họ out luôn).

Hài hước là cách hay nhất để bù đắp cho sự không thoải mái khi gặp lỗi, vì vậy hãy sáng tạo với thông điệp và thiết kế trên trang 404. Bạn cần phải đưa ra cho mọi người cách quay trở lại website của bạn bằng cách hiển thị link tới trang chủ hoặc một trang nào đó khác.

Trang 404 của bạn cũng không nên chỉ ở đó chờ đợi, nó có thể làm được nhiều hơn thế. Để nó tăng cường hoạt động, bạn hãy sử dụng nó như là công cụ tạo khách hàng tiềm năng. Bạn có thể cung cấp cho người dùng phiên bản demo miễn phí, giới thiệu sản phẩm nổi bật, hoặc thậm chí gửi cho họ các bài viết liên quan.

8. Trang landing page cảm ơn

Trang cảm ơn là cách rất hay để cảm ơn người dùng vì họ đã đồng ý gia nhập vào danh sách email, tải xuống phần mềm miễn phí, hoặc mua một sản phẩm. Nhưng hiếm khi người làm marketing sử dụng kiểu trang này cho mục đích khác.

Khi mọi người ghé thăm trang cảm ơn là họ đã có sẵn sự thích thú, hứng khởi với thương hiệu của bạn rồi đấy, bạn có thể sử dụng trang này để cung cấp nhiều giá trị hơn nữa.

Lấy ví dụ, bạn có thể mời người dùng:

  • Tham gia vào chương trình nhận quà tặng.
  • Duyệt tìm các sản phẩm được khuyến nghị.
  • Theo dõi profile trên mạng xã hội của bạn.
  • Nói với người khác về doanh nghiệp của bạn.
  • Để lại lời bình luận về sản phẩm.

Bạn thậm chí có thể sử dụng trang cảm ơn để cung cấp các lợi ích gia tăng cho người dùng, dựa trên hành động cuối cùng của họ.

Ví dụ về một trang cảm ơn
Ví dụ về một trang cảm ơn

Lấy ví dụ, nếu người dùng ghé thăm trang cảm ơn sau khi tải cuốn ebook về nguyên liệu keto tốt nhất, bạn có thể cung cấp cho họ khả năng tải xuống các công thức keto miễn phí nữa (một lợi ích rất liên quan đến hành vi ban đầu). Điểm khác biệt chỉ là vào thời điểm này bạn có thể hỏi thêm các thông tin khác nhau trên form đăng ký để tạo ra ưu đãi tiếp theo mà bạn gửi cho họ.

9. Trang landing page sự kiện

Trang dạng sự kiện
Trang dạng sự kiện

Tương tự như trang thu thập khách hàng tiềm năng, trang landing page dạng sự kiện là website chuyển đổi người đọc thành người tham gia sự kiện. Đôi khi trang đích này còn được gọi là “trang đích đăng ký sự kiện” vì mục tiêu là thuyết phục người dùng đăng ký cho sự kiện.

Kiểu trang landing page quảng bá có thể là:

  • Webinar.
  • Hội nghị.
  • Seminar.
  • Sự kiện theo yêu cầu.

Các trang landing page sự kiện có một số thành phần phổ biến. Trước hết, chúng bao gồm các chi tiết về sự kiện, chẳng hạn như thời gian, ngày tháng và địa điểm. Chúng cũng có thể bao gồm chi tiết về ai là người diễn thuyết trong sự kiện và những ai là người tài trợ cho sự kiện.

Trên hết, trang landing page sự kiện cần phải có dạng đăng ký ngắn, khi người dùng có thể đăng ký theo sở thích của họ và nơi bạn có thể thu thập khách hàng tiềm năng.

10. Trang landing page dạng login

Trang login là một kiểu landing page khác mà phần lớn người dùng internet thấy quen thuộc. Đó là trang yêu cầu mọi người nhập vào thông tin username hoặc địa chỉ email và mật khẩu để đăng nhập vào website.

Nhiều doanh nghiệp có trang đăng nhập đơn giản chỉ bao gồm form login. Nhưng cái mà chúng ta không để ý là chúng ta có thể sử dụng nơi này để cung cấp nhiều giá trị hơn cho người dùng.

Dưới đây là ví dụ về trang đăng nhập của WPForms:

Trang đăng nhập của WPForms
Trang đăng nhập của WPForms

Ngay bên cạnh khu vực đăng nhập là khu vực giới thiệu người dùng các tính năng mới của WPForms và một nút bấm để tìm hiểu thêm (learn more). Vì nhiều người có thể không để ý đến các cập nhật của plugin nên đây là cách rất hay để mọi người chú ý đến chúng ở vị trí mà WPForms biết chắc chắn là họ sẽ ghé thăm.

Một số cách khác để sử dụng không gian giá trị trên trang đăng nhập là:

  • Làm nổi bật các tính năng cụ thể.
  • Cung cấp các giảm giá cho cập nhật.
  • Quảng bá sản phẩm của đối tác.

Cần phải đảm bảo là bạn chỉ cung cấp các sản phẩm liên quan đến người dùng.

Ví dụ về một trang đăng nhập khác:

Ví dụ về trang đăng nhập khác
Ví dụ về trang đăng nhập khác

11. Landing page dạng thông báo giá cả sản phẩm / dịch vụ

Trang thông báo giá cả của bạn là trang cần phải được tối ưu cao nhất có thể so với toàn bộ các trang khác trên website. Vì đây là nơi mọi người quyết định liệu họ có nên mua sản phẩm / dịch vụ hay không.

Hãy cùng xem trang thông báo giá cả từ SeedProd. Nó có outline rõ ràng với 4 tầng giá cả, với các liên kết để xem thêm thông tin hoặc tiến hành mua luôn.

Trang thông tin giá cả của SeedProd
Trang thông tin giá cả của SeedProd

Ngay sau bảng giá cả là thông báo cam kết hoàn tiền để trấn an người dùng rằng họ sẽ được trả lại tiền vô điều kiện nếu họ thấy SeedProd không phải là sản phẩm phù hợp nhất:

Đảm bảo hoàn tiền
Trấn an người dùng bằng cam kết hoàn tiền

Điều mà chúng tôi thấy thích thú về trang giá cả này là 3 box ngay sau phần đảm bảo hoàn tiền, đó chính là các lời đảm bảo với lời chứng thực từ các khách hàng hài lòng.

Và ở phần cuối trang bạn nên có các câu hỏi thường gặp (FAQ) để giải đáp các thắc mắc phổ biến (thậm chí là trước cả khi người dùng định hỏi chúng).

Các câu hỏi thường gặp được đưa vào luôn phần báo giá sản phẩm
Các câu hỏi thường gặp được đưa vào luôn phần báo giá sản phẩm

Với tất cả các điều trên, người dùng có khả năng thoát khỏi được các lo lắng của họ và biết được các lợi ích của việc đăng ký.

Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các kiểu landing page khác nhau mà bạn có thể tạo cho doanh nghiệp của mình.

(Lược dịch từ bài viết 11 Types of Landing Pages Guaranteed to Convert của SeedProd)

Back to Top