Categories Tâm tư

Bài tập về kiểu sáng tạo lý luận

#2 Bài tập về kiểu sáng tạo lý luận (reason): Các bước trong quá trình giải quyết vấn đề (problem-solving process)

Quá trình này là đơn giản (straightforward) và tạo ra kết quả (produces results). Bạn càng thực hành giải quyết vấn đề, bạn càng dễ áp dụng kỹ năng này cho đời sống cá nhân và các vấn đề liên quan đến sáng tạo (your personal and your creative problems). Quá trình giải quyết vấn đề dưới đây được tôi chuyển thể (adapted) từ công việc tôi làm với dự án afterdeployment.org. Nếu bạn có vấn đề với việc giải quyết các rắc rối – và đặc biệt nếu kiểu sáng tạo ưa thích của bạn thuộc kiểu não trạng tưởng tượng (envision), phân kỳ (connect), hoặc chuyển đổi cảm xúc tiêu cực (transform) – bạn sẽ thấy quá trình này khá hữu ích.

Bước 1: Ghi nhận khi bạn có vấn đề / Recognize when you have a problem. Một trong các dấu hiệu rõ nhất (clearest signs) rằng bạn có vấn đề đó là sự xuất hiện của các cảm xúc tiêu cực (presence of negative emotions). Khi bạn cảm thấy căng thẳng (stressed), lo âu (anxious), xấu hổ (ashamed) hoặc chán nản (depressed), nó có thể là dấu hiệu có vấn đề cần giải quyết (addressed).

Bước 2: Xác định vấn đề / Define the problem. Quyết định vấn đề thực sự là gì (decide what the problem actually is) và phải rất cụ thể (very specific) về những nguyên nhân đã gây ra (hoặc đang gây ra) nó.

Bước 3: Thiết lập mục tiêu / Set a goal. Thiết lập lập mục tiêu rất cụ thể (set a very specific goal) cho việc xử lý vấn đề (dealing with the problem). Hãy đảm bảo rằng (make sure that) mục tiêu đó là điều gì đấy nằm trong khả năng bạn thực hiện được (something that is within your power to achieve).

Bước 4. Động não về các biện pháp giải quyết có thể / Brainstorm possible solutions. Sử dụng một chút tư duy phân kỳ (little connect brainset) và động não về các khả năng giải quyết để vấn đề sẽ đáp ứng được các mục tiêu mà bạn đã đặt ra (satisfy the goal you have set). Cởi mở tâm trí của bạn (open your mind) để có được sự sáng tạo thực sự về khả năng giải quyết. Khi bạn động não, không đánh giá (do not judge) bất kỳ giải pháp nào đến với bạn (you come up with), chỉ đơn giản để nó trôi chảy (just let them flow). Ngay cả khi nếu một số ý tưởng dường như nực cười (ridiculous), viết chúng xuống mà không cần đánh giá.

Bước 5: Đánh giá các khả năng có thể / Evaluate possible solutions. Sử dụng một chút não trạng đánh giá (evaluate brainset) và lên danh sách các điểm lợi và hại cho mỗi giải pháp được đưa ra từ Bước 4.

Bước 6: Lựa chọn giải pháp tốt nhất dựa trên các ưu và khuyết điểm / Choose the best solution based on pros and cons. Một khi bạn xem xét các điểm lợi và hại của tất cả các giải pháp hợp lý, chọn cái tốt nhất (Lưu ý: Các chuyên gia giải quyết vấn đề gợi ý cần đặc biệt xem xét giải pháp / special consideration to the solution  ít bất lợi nhất hơn là giải pháp có nhiều lợi ích nhất.)

Bước 7: Làm bản kế hoạch để thực thi giải pháp và thử nó! / Make a plan to implement the solution an try it! Giờ bạn cần tạo bản kế hoạch cụ thể để thực thi giải pháp của bạn. Bạn có thể cần chia kế hoạch ra nhiều bước. Thiết lập deadline (lịch hết hạn) cho thời điểm hoàn thành (completion) mỗi bước. (Xem thêm điều này ở phần dưới Bài tập sáng tạo lý luận #3: Các bước đạt được mục tiêu.)

Bước 8: Đánh giá thành công / Assess success. Sau khi thử giải pháp một cách xứng đáng (fair try), bước tiếp theo là quyết định nếu giải pháp của bạn làm việc. Bạn có đạt được các mục tiêu trong Bước 3?

Bước 9: Nếu giải pháp đầu không làm việc việc, thử cái khác! / If the first solution didn’t work, try another! Nếu giải pháp của bạn làm việc, cảm giác tiêu cực hẳn đã giảm xuống (diminished). Nếu nó không làm việc, bạn luôn có thể thử giải pháp thứ hai và thứ ba từ Bước 5 cho đến khi bạn tìm ra cái nào đó làm việc cho bạn. Hãy chắc chắn là bạn đã tạo ra bản kế hoạch cụ thể và cấp cho nó đầy đủ (adequate) thời gian để triển khai!

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng (problem solving is a skill). Và, giống như tất cả các kỹ năng khác, nó cần thực hành trước khi bạn có thể thành thạo (mastered). Thực hành đối diện trực tiếp (face-to-face) với vấn đề và sử dụng quá trình này. Bạn sẽ sớm trở nên thành thạo trong việc đưa ra các giải pháp hợp lý và thực tiễn (reasonable and practical solutions).

Lưu ý là phần thưởng (reward) cho bài tập này là lớn bởi vì giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng không chỉ cho khả năng sáng tạo mà còn cho tất cả khía cạnh khác (all aspects) trong cuộc sống của bạn.

Bài tập #3 sáng tạo lập luận: Các bước để đạt được mục tiêu của bạn

Bước 1: Viết xuống các mục tiêu sáng tạo quan trọng với bạn.

  • Suy nghĩ về mục tiêu của bạn (give your goal some thought). Tưởng tượng (imagine) bạn muốn (like) cuộc sống của mình như thế nào (look like) trong vòng năm hoặc sáu năm nữa kể từ bây giờ (from now). Điều gì bạn muốn hoàn thành (accomplished)?
  • Thiết lập mục tiêu của bạn dưới dạng tuyên bố tích cực (positive statement) hơn là tuyên bố tiêu cực (negative statement).
  • Đảm bảo rằng mục tiêu của bạn phản ánh (reflects) ham muốn của bạn (your desires), không phải ước mơ (wishes) của ai đó khác thân thiết với bạn (close to you) và không phải là những gì bạn nghĩ xã hội sẽ mong chờ bạn làm (society would expect you to do). Để đạt được (in order to achieve) hiệu quả đầy đủ (full effectiveness), mục tiêu của bạn cần đến từ bên trong (come from within).
  • Làm cho mục tiêu của bạn cụ thể nhất có thể được (specific as possible).
  • Làm cho mục tiêu của bạn đáng để thử thách (challenging) nhưng nó cũng cần thực tế (realistic). Nếu mục tiêu của bạn quá khó, bạn sẽ cảm thấy lo sợ và bực bội (anxious and frustrated). Nếu nó quá dễ, bạn sẽ trở nên buồn chán và mất động lực (bored and lose motivation). Bạn muốn mục tiêu của bạn đủ căng (stretch) nhưng không phải là không thể làm được (impossible).

Ví dụ: Lorne là một nhà điêu khắc tài năng (talented sculptor). Mấy năm trước (years ago) anh ấy đã vẽ một seri các bản phác thảo (sketches) mà anh ấy nghĩ sẽ tạo thành được các bức tượng đồng vườn rất đẹp, nhưng anh ấy đã không thực hiện bất cứ điều gì (kept putting off doing anything) về nó cả. Khi anh ấy mất việc thiết kế đồ họa vì lý do cắt giảm nhân viên (downsizing), anh ấy quyết định sẽ bận rộn trở lại với ý tưởng cũ của anh ấy. Anh ấy viết mục tiêu như sau:

“Mục tiêu của tôi là làm ra và bán ít nhất ba bức tượng điêu khắc vườn trong vòng hai năm tới (within the next two years)” (Lưu ý về việc mục tiêu của anh ấy là tích cực, cụ thể và có khả năng hoàn thành được / positive, specific, and reasonable).

Bước hai: Tạo kế hoạch để đạt được (attainment) mục tiêu của bạn.

  • Đầu tiên, viết xuống tất cả các bước trung gian (intermediate steps), được gọi là mục tiêu nhỏ (mini-goals), cái mà bạn sẽ cần hoàn thành (accomplish) cốt để (in order to) hiện thực hóa mục tiêu chính (make your main goal a reality). Điều này có thể cần tiến hành một số nghiên cứu (take some research).
  • Một khi bạn đã có được danh sách các mục tiêu nhỏ (list of mini-goals or steps) hoặc các bước hướng đến mục tiêu chính (steps toward your main goal), sắp xếp nó theo thứ tự thời gian (chronological order). Trình tự (sequence) nào bạn cần theo để đạt được mục tiêu lớn?

Ví dụ: Mục tiêu nhỏ của Lorne bao gồm: tạo một mô hình mỗi bức tượng điêu khắc từ bản phác thảo của anh ấy (making models of each sculpture from his sketches), làm khuôn đúc cho từng cái (molding a cast for each), tìm một xưởng đúc (locating a foundry) có thể đúc các bức tượng của mình với đầy đủ chi tiết (sufficient detail), có các mảnh đúc, và bán các tác phẩm điêu khắc (selling the sculptures).

  • Tiếp theo bạn cần thực sự cụ thể. Một lần nữa, tại bước này có thể cần một số nghiên cứu. Tạo một danh sách những thứ bạn cần để hoàn thành mỗi mục tiêu nhỏ.
  • Sau đó thiết lập khung thời gian (timetable) cho việc hoàn thành mỗi bước trong mục tiêu nhỏ đầu tiên. Bạn có thể muốn sử dụng ứng dụng tương tự excel (spreadsheet) cho công việc này.

Ví dụ: Đây là bảng thời gian của Lorne cho các mục tiêu nhỏ của anh ấy:

Mục tiêu nhỏ: Có các bức tượng đúc tại xưởng đúc Ngày cần hoàn thành (Date due)
 1. Hoàn thành các bản phác thảo về chim cho Claude để trả cho xưởng đúc (Finish bird sketches for Claude to pay for foundry)  Ngày 10 tháng 9
 2. Đưa các mẫu in đúc cho xưởng đúc (take casts to foundry)  Ngày 12 tháng 9
 3. Kiểm tra bản đúc thử (check proofs)  Ngày 30 tháng 9
 4. Lấy sản phẩm từ xưởng đúc và trả tiền (pick up from foundry and pay)  Ngày 10 tháng 10
  • Khi bạn gần hoàn thành mục tiêu nhỏ đầu tiên, bạn có thể làm việc để thiết lập khung thời gian cho việc hoàn thành các bước trong mục tiêu nhỏ thứ hai.
  • Đảm bảo có lịch trình thời gian (schedule) cho việc dự phòng và thất bại (contingencies and setbacks). Nếu bạn lập kế hoạch cho việc có thể xuất hiện khó khăn bất ngờ trước thời hạn (plan for snags ahead of time), chúng sẽ không quá khó chịu khi chúng chắn chắn xảy ra (inevitably occur).

Bước 3: Thực hiện kế hoạch của bạn.

  • Bắt đầu càng sớm càng tốt (begin as soon as possible), nhưng tốc độ tùy thuộc vào bản thân bạn (pace yourself). Nhiều người bắt đầu bước đầu tiên (start off) hướng tới mục tiêu của họ với sự xáo trộn hoạt động (flurry of activity) và ở tốc độ mà họ không thể duy trì (pace that they can’t maintain). Cố gắng tiến bộ dần dần, chầm chậm (march slowly) và liên tục hướng tới (steadily toword) mục tiêu của bạn.
  • Đặt kế hoạch thời gian (schedule the time) vào lịch của bạn một cách thường xuyên (regular basic) để đảm bảo rằng hành trình hướng đến mục tiêu (journey toward your goal) vẫn được ưu tiên (remains a priority). Cũng vậy, nếu một trở ngại không lường trước được (unforeseen obstacle) xuất hiện (crops up), bạn có thể quay lại và thay đổi ngày đích trên bản kế hoạch mục tiêu của bạn. Đừng để cho chướng ngại chèn ép (squash) toàn bộ kế hoạch!
  • Viết xuống mục tiêu của bạn và đặt nó nơi nào bạn có thể xem lại hàng ngày. Mỗi sáng khi bạn tỉnh giấc, nhìn vào mục tiêu của bạn và hình dung nó trong suy nghĩ là bạn đã hoàn thành nó. Rồi mỗi tối, ngay trước khi lên giường đi ngủ (right before you go to bed), nhìn lại nó một lần nữa. Mỗi khi bạn thực hiện quyết định trong ngày, tự hỏi bản thân, “Nó sẽ đưa mình gần hơn hay xa hơn / closer to or further from khỏi mục tiêu đang hướng tới?”
  • Hãy thưởng cho bản thân khi bạn đạt được (reach) mỗi mục tiêu nhỏ. Và khi bạn hoàn thành mục tiêu của bản thân, hãy cho mình một chút thời gian (give yourself some time) để thưởng thức thành quả (savor your accomplishment), rồi sau đó thiết lập một mục tiêu có tính thử thách mới (then set another challenging goal).

Bài tập trí sáng tạo lý luận #4: Kích hoạt Trung tâm Thực thi: Ghi nhớ

Mục đích của bài tập: Để nâng cao khả năng kích hoạt các mạch trước trán (prefrontal circuits) liên kết với trung tâm thực thi / executive center. (Lưu ý là khu vực dưới vỏ / subcortical areas liên kết với phần học tập – thí dụ như vùng cá ngựa / hippocampus – cũng được kích hoạt với bài tập này). Bạn cần bản sao của 10 bài thơ bạn thích và bạn phải không thuộc lòng nó. Nguồn có thể là cuốn sách thơ hoặc từ Internet. Sao chép các bài thơ để bạn có được bản in hoặc viết tay (printed or handwritten paper) để tham khảo (to refer to). Bài tập này là thay đổi trong thời gian cam kết.

Phương pháp: Việc truy cập nội dung điện tử ngày càng trở nên có sẵn / becomes more and more available (thông qua máy tính hoặc giờ là điện thoại thông minh), nhu cầu cho việc ghi nhớ đã giảm xuống (decreased). Dầu vậy, ghi nhớ là công cụ hiệu quả cho việc kích hoạt các mạch não liên kết đến học tập và thi hành chức năng (executive functions).

  • Đầu tiên sắp xếp chồng thơ của bạn theo thứ tự độ dài (order of their length), với bài thơ ngắn nhất ở trên đầu (shortest poem on top). Đây là “bài thơ của tuần” của bạn.
  • Ghi nhớ bài thơ trong một hoặc hai ngày. Nếu bạn chọn bài thơ có độ dài đáng kể / considerable length (lấy thí dụ, “Rubaiyat của Omar Khayyam”, với hàng 100 câu thơ), bạn có thể cần nhiều ngày hơn để ghi nhớ nó.

(Trang 173 – 177 cuốn sách Your Creative Brain của tác giả Shelley Carson, bài dịch được thực hiện là bài tập dành cho người học trong buổi nói chuyện Tất Cả Mọi Người Đều Có Khả Năng Sáng Tạo của Nhóm Các Bạn Học Tâm Lý ở Hà Nội – Chú Ngô Toàn giảng)

Cảm nhận riêng sau khi đọc các bài tập thực hành trên

Từ mà tôi thấy ấn tượng cũng như thấy bản thân thiếu sót đó là từ RẤT CỤ THỂ. Đây cũng là thói quen của rất nhiều người.

Tôi thường bắt đầu ý tưởng của mình trong suy nghĩ. Suy nghĩ rất quyết tâm. Nhưng rồi các kế hoạch mai một dần, và về lại mốc ban đầu lúc nào không hay!

Lời khuyên của tác giả là rất quý giá, nó đảm bảo cho chúng ta đi thật chắc, dù chậm đến đích mà ta hướng tới.

Nó đề cập đến hàng loạt vấn đề thường phá vỡ các mục tiêu phấn đấu đề ra:

  • Thiếu chi tiết, cụ thể, rõ ràng trong việc đánh giá vấn đề cũng như lên kế hoạch giải quyến vấn đề.
  • Kém cỏi trong việc đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của các lựa chọn cũng như phản hồi sau khi thực hiện lựa chọn nào đấy.
  • Các mục tiêu không sát với mong muốn thực tế của bản thân mà là thực hiện khát khao của ai đó khác.
  • Không lập ra các mục tiêu nhỏ trong khả năng để có thể từ đó giải quyết được mục tiêu lớn. Thường cố tập trung vào mục tiêu lớn luôn.
  • Quá gấp gáp trong việc đạt được mục tiêu để rồi đưa ra các kế hoạch quá khó khăn đến nỗi không thể duy trì được.

Viết đến đây tôi nhớ đến câu nói của thầy trong buổi giảng: Cuộc sống là lựa chọn và rõ ràng là chúng ta không nên sống dưới mức mà chúng ta có thể. Nếu chúng ta ý thức được việc tốt cho đời của chính mình mà chúng ta làm được nhưng lại lần nữa không làm gì, điều đấy sẽ tạo ra điều mà triết học hiện sinh mô tả: NGỤY TÍN.

Back to Top