Categories SEO

10 yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google

các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google

Trong SEO, các yếu tố xếp hạng của Google luôn là câu chuyện có vô số huyền thoại.

Có những lời đồn đoán rằng có đến hơn 200 tín hiệu xếp hạng của Google (do thống kê gốc của tuyên bố này là vào năm 2006, vì thế có lẽ sẽ an toàn hơn khi nói rằng mọi thứ đã thay một chút kể từ lúc đó). Đây là chủ đề gây tranh cãi trong suốt thời gian qua:

Các yếu tố chính xác nào tạo nên danh sách này, cũng như thứ tự quan trọng của chúng.

Trong khi tại Search Engine Watch, chúng tôi không thể phủ nhận danh sách đầy đủ 200 yếu tố xếp hạng Google (và bất kỳ người nào nói họ có thể phủ nhận là lừa dối bạn – vâng, ngay cả khi họ là người của Google), chúng tôi đã đào sâu vào chủ đề này để có thêm một chút công bằng.

Năm ngoái, biên tập viên dũng cảm của chúng tôi là Christopher Ratcliff đã viết mười phần liên tục kiểm tra chi tiết một số yếu tố quan trọng dùng để đánh giá thứ hạng trên Google. Hướng dẫn này sẽ tóm tắt những yếu tố chính yếu từ seri để tiện cho bạn tham khảo, kèm theo các liên kết giải thích đầy đủ cho mỗi yếu tố xếp hạng.

Từ việc nội dung tươi mới cho đến chất lượng nội dung, các liên kết nội bộ cho đến backlink, chúng tôi đề cập đến các điểm quan trọng mà bạn cần có để đạt được vị trí xếp hạng vững chắc trên Google, và làm thế nào để đạt được chúng.

Giờ không cần phải lo lắng thêm nữa, hãy bắt đầu thôi nào!


Phần 1: Các yếu tố xếp hạng Onpage

Phần đầu tiên về các yếu tố xếp hạng của Google trong hướng dẫn của chúng tôi là xem xét các thứ đơn giản, các thành phần có tính kỹ thuật mà Google sử dụng để xếp hạng trang của bạn: thẻ tiêu đề, thẻ H1thẻ mô tả meta description.

Tất cả những thành phần này là những thứ bạn có toàn quyền kiểm soát, và nó có hiệu ứng đáng kể lên cả hai phương diện: cách Google xếp hạng trang của bạn và cách thức trang của bạn xuất hiện trên SERP (trang kết quả tìm kiếm). Vì vậy, học cách tối ưu chúng đúng cách rất quan trọng.

Có một số điểm trọng yếu về cách tối ưu các thẻ tiêu đề, thẻ H1 và thẻ mô tả cho tìm kiếm:

  • Bao gồm bất kỳ từ khóa nào bạn muốn thăng hạng trong thẻ tiêu đề. Thẻ tiêu đề càng bắt đầu sớm với từ khóa, trang của bạn càng có khả năng thăng hạng với từ khóa đó;
  • Hãy đảm bảo rằng tiêu đề của bạn được viết cho con người – điều đó có nghĩa là chúng vẫn cần tạo thành câu cú có logic và không nhồi đầy từ khóa;
  • Không lặp lại thẻ tiêu đề trong trang của bạn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng xuất hiện của nó;
  • Từ khóa mà bạn nhắm vào cũng phải ở trong thẻ H1, nhưng thẻ H1 của bạn có thể khác với thẻ tiêu đề của bạn;
  • Bạn chỉ nên tạo ra một thẻ H1 cho mỗi trang, nhưng thẻ H2 và H3 có thể dùng nhiều lần và hữu dụng để bố cục nội dung của bạn rành mạch hơn nữa;
  • Trong khi thẻ mô tả (meta description) không còn là tín hiệu xếp hạng đáng kể, một thẻ mô tả tốt có thể nâng cao tỉ lệ click lên rất nhiều, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng nó khôn ngoan!

Phần 2: Từ khóa

Phần 2 về các yếu tố xếp hạng của Google, chúng ta sẽ xem xét chủ đề muôn thủa trong các thảo luận về SEO: các từ khóa.

Mặc dầu vai trò của từ khóa trong SEO đã thay đổi rất nhiều so với những ngày đầu của máy tìm kiếm, với sự tiến hóa của từ khóa đuôi dài và tìm kiếm ngôn ngữ tự nhiên, các từ khóa vẫn khiêm tốn là một trong những nền tảng xây dựng các khối tối ưu hóa tìm kiếm, và là một tín hiệu xếp hạng quan trọng của Google.

Như chúng tôi đã nói trong phần trước, chỉ vì từ khóa quan trọng không có nghĩa là bạn phải nhồi nhét chúng một cách điên rồ. Ở đây có một số lưu ý về các yếu tố xếp hạng Google để sử dụng từ khóa một cách khôn ngoan:

  • Sự liên quan của từ khóa và vị trí của nó quan trọng hơn nhiều so với tần số. Từ khóa hoặc cụm từ khóa của bạn nên xuất hiện trong 100 từ đầu tiên trên trang, nếu không muốn nói là trong câu đầu tiên;
  • Google ưu tiên thông tin meta và tiêu đề đầu tiên, sau đó là đến văn bản thân, và cuối cùng là các thanh bên (sidebars) và phần chân trang;
  • Hãy cố gắng đảm bảo cụm từ khóa khớp chính xác với những gì người tìm kiếm sẽ gõ trên máy tìm kiếm. Điều này có nghĩa là cụm từ khóa của bạn phải là dạng giao tiếp thông thường nếu bạn muốn tối ưu cho truy vấn tìm kiếm sử dụng ngôn ngữ tự nhiên;
  • Lặp đi lặp lại quá mức từ khóa, và sử dụng các từ khóa không liên quan trên nội dung còn lại của bạn sẽ làm bạn có nhiều khả năng bị phạt;
  • Sử dụng từ khóa trong URL của trang cũng có thể làm tăng SEO một chút.

Phần 3: Nội dung chất lượng

Bạn hẳn không có nghi ngờ nào khi nghe cụm từ “nội dung chất lượng” được đưa ra như một tiêu chuẩn để trang web của bạn được xếp hạng cao trên Google.

Vâng, điều đó hoàn toàn ổn và tốt thôi, nhưng điều này cụ thể là như thế nào trong điều kiện thực tế? Làm sao bạn biết được rằng nội dung bạn làm ra đạt chất lượng đủ cho Google?

Trong phần 3 của hướng dẫn các yếu tố xếp hạng Google, chúng tôi đưa ra 14 mẹo để đánh giá chất lượng nội dung của bạn, bao gồm mọi thứ từ chính tả, ngữ pháp cho tới khả năng dễ đọc, định dạng và độ dài. Dưới đây là một vài điểm chính:

  • Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn được viết cho con người đọc, không phải chỉ dành cho các thuật toán mà thôi, và đừng nhồi quá mức (làm bão hòa) từ khóa
  • Kiểm tra điểm dễ đọc nội dung của bạn với bài kiểm tra dễ đọc Flesch, và hướng đến điểm số trên 60%
  • Giữ các câu và đoạn ngắn thôi, và tách chúng ra bằng các đoạn xuống dòng (khoảng trống xuống dòng làm cho trải nghiệm đọc trên điện thoại di động thích thú hơn nhiều) và các tiêu đề phụ
  • Trong khi bạn muốn các câu và đoạn được viết ngắn, thì nội dung tổng thể của bạn có thể dài bao nhiêu tùy theo ý thích – nội dung có chiều sâu là dấu chỉ lớn cho chất lượng.

Phần 4: Nội dung tươi mới

Tiếp tục với các tín hiệu nội dung trên trang, mức độ xuất bản gần đây trên trang của bạn cũng là một tín hiệu xếp hạng – nhưng với các kiểu tìm kiếm khác nhau nhu cầu về nội dung tươi mới cũng khác nhau, thí dụ như các tìm kiếm cho những sự kiện gần đây, các chủ đề nóng, và các sự kiện xảy ra định kỳ thường xuyên thường người dùng ưa thích nội dung tươi mới hơn.

Các thuật toán của Google cố gắng đưa tất cả những điều đó vào tính toán khi khớp tìm kiếm với kết quả liên quan nhất và cập nhật nhất.

Năm ngoái, Moz đăng một bài viết đưa ra cái nhìn toàn diện về mức độ tươi mới của nội dụng ảnh hưởng đến thứ hạng trên Google, tạo thành cơ sở cho những hiểu biết của chúng ta trong phần 4. Một số điểm chính được rút ra bao gồm:

  • Một trang web có thể được cấp ngay lập tức “điểm số tươi mới” dựa trên ngày tháng xuất bản, rồi sau đó phân rã theo thời gian khi nội dung cũ dần. Cập nhật nội dung thường xuyên có thể giúp giữ gìn điểm số này;
  • Sự gia tăng số lượng các trang bên ngoài liên kết đến một phần của nội dung có thể được xem như là một chỉ báo về sự liên quan và tươi mới;
  • Liên kết từ các trang có nội dung cập nhật có thể giúp nội dung của bạn được xem là tươi mới;
  • Với các chủ đề ít mang tính tin tức thời sự thì kết quả mới nhất không phải lúc nào cũng tốt nhất, kết quả có tính chuyên sâu và thẩm quyền có thể có thứ hạng vượt trội hơn nội dung mới.

Phần 5: Nội dung trùng lặp và nội dung hợp tác

Khi nào thì việc xuất bản lại nội dung của ai đó trên trang của bạn, hoặc tái sử dụng lại nội dung của bạn chấp nhận được? Cộng đồng SEO chia sẻ nỗi kinh hoàng của “hình phạt dành cho nội dung trùng lặp”, và đưa ra nhiều lời khuyên về cách tránh nó.

Chắc chắn là, việc ăn trộm và đăng lại nội dung của ai đó mà không được sự cho phép của họ là cách làm kinh khủng, và làm thế thường xuyên là dấu hiệu rõ ràng của việc spam, chất lượng website thấp kém. Dầu vậy, như Ann Smarty giải thích trong FAQ về nội dung trùng lặp của cô ấy thì không có cái gọi là “hình phạt cho nội dung trùng lặp”. Không-một-ai từ Google đã từng xác nhận sự tồn tại của hình phạt như vậy, và cũng không có bất kỳ cập nhật thuật toán nào về “nội dung trùng lặp”.

Vậy thì có những nguy hiểm nào với việc xuất bản nội dung trùng lặp? Trong ngắn hạn, chúng sẽ gặp khó về khả năng hiển thị tìm kiếm: nếu có nhiều phiên bản của cùng một bài đăng trực tuyến, Google sẽ chọn lấy một cái để xếp hạng, và nó dường như không liên quan gì đến việc cái nào được xuất bản trước, mà là trang nào có thẩm quyền cao nhất.

Tương tự, nếu bạn có nhiều phiên bản của cùng một nội dung nội bộ cạnh tranh xếp hạng (thí dụ như có hai phiên bản riêng rẽ máy tính để bàn và điện thoại di động của cùng một trang), bạn có thể tự bắn vào chân mình.

Làm cách nào bạn tránh được tất cả những điều đó? Phần 5 của Các yếu tố xếp hạng của Google sẽ đề cập đến cách quản lý nội dung trùng lặp và nội dung hợp tác để đảm bảo rằng Google chỉ lập chỉ mục URL ưa thích của bạn. Một số điểm bao gồm:

  • Thiết lập redirect 301 nếu bạn có nội dung trùng lặp trên trang của mình, để đảm bảo rằng Google lập chỉ mục trang mà bạn muốn;
  • Sử dụng trang web thiết kế đáp ứng thay vì một trang web dành riêng cho di động. (ý phần này là trang dùng được cho đa dạng các kích cỡ màn hình, chứ bạn không cần một trang kiểu m.example.com để cho những ai dùng di động truy cập);
  • Sử dụng thẻ rel=canonical hoặc thẻ meta noindex cho nội dung hợp tác để nói với Google rằng bài viết nào là bản gốc.

Phần 6: Tin tưởng, thẩm quyền và chuyên môn

Chúng ta biết rằng, các trang web được đánh giá có thẩm quyền cao có trọng số lớn hơn, đặc biệt là khi đề cập đến các chiến dịch xây dựng liên kết. Nhưng chính xác thì Google đánh giá mức độ tin cậy của trang web như thế nào, cả thẩm quyền lẫn chuyên môn?

Trong phần 6 của Hướng dẫn các yếu tố xếp hạng trên Google, chúng tôi kiểm tra các yếu tố Xếp hạng Chất lượng Trang, cũng như cách Google tính toán tính thẩm quyền, sự tin cậy và chuyên môn. Một số điểm chính bao gồm:

  • Chất lượng nội dung, số lượng nội dung và thông tin website là tất cả các yếu tố trong Xếp hạng Chất lượng Trang;
  • Cấu trúc trang web hợp lý có thể giúp bạn có được mức độ thẩm quyền cao hơn;
  • Bắt đầu viết blog có thể giúp bạn chứng tỏ rằng doanh nghiệp của mình là liên quan và đáng tin cậy – cũng như giúp nội dung tươi mới;
  • Các đánh giá tiêu cực của khách hàng không nhất thiết ảnh hưởng đến Xếp hạng Chất lượng Trang, đặc biệt nếu bạn có tổng số lượng đánh giá (reviews) cao. Google có xu hướng kiểm tra các đánh giá cho nội dung hơn là xếp hạng thuần túy.

Phần 7: Các tín hiệu ở cấp độ trang web

Đi xa các yếu tố nội dung trên trang (on-page content), phần 7 của Hướng dẫn các yếu tố yếp hạng của Google xem xét các tín hiệu ở cấp độ trang.

Những yếu tố nào được Google xem xét ở cấp độ trang có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn? Dưới đây là một số thứ như vậy…

  • HTTPS: Google tuyên bố trong năm 2014 rằng việc sử dụng HTTPS như là một “tín hiệu xếp hạng vô cùng nhỏ bé”. Trong khi không ai biết liệu rằng nó có tăng cường thêm từ thời điểm đó hay không, việc sử dụng HTTPS nói chung là một thực hành tốt, đặc biệt nếu trang web của bạn xử lý các giao dịch tài chính. Chúng tôi có hai bài viết liên quan để bạn tham khảo: Chứng chỉ SSL là gìCách cài đặt HTTPS miễn phí.
  • Thân thiện di động: Thân thiện với di động là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể trên trang kết quả tìm kiếm Google kể từ bản cập nhật “mobilegeddon” đầu năm 2015, và tín hiệu này đã tăng thêm từ thời điểm đó.
  • Tốc độ trang web: Hãy bỏ công sức để đánh giá và tối ưu tốc độ trang web của bạn, đặc biệt là trên di động, và bạn sẽ có khả năng cải thiện thứ hạng tìm kiếm của bản thân. Nếu dùng WordPress, bạn có thể thích bài viết hướng dẫn tăng tốc WordPress.

Phần 8: Các liên kết nội bộ

Phần 8, 9 và 10 về các yếu tố xếp hạng của chúng tôi hướng dẫn giải quyết mạng lưới thần kinh của internet: các liên kết. Các kiểu liên kết khác nhau giúp trang web của bạn thăng hạng cao như thế nào trong tìm kiếm?

Đầu tiên: các liên kết nội bộ. Theo Jason McGovern của Starcom, liên kết nội bộ là một trong vài cách thức chúng ta có thể sử dụng để nói với Google (và những người ghé thăm) rằng một trang cụ thể nào là quan trọng. Nhưng bạn phải thực hiện các liên kết nội bộ tới các trang khác trên website của mình như thế nào mới hợp lý?

Phần 8 trình bày cách các liên kết nội bộ có thể giúp trang của bạn cải thiện các chỉ số của nó và trải nghiệm người dùng, bao gồm cả “hub page” và cách xây dựng chúng.

Một khi bạn đã hiểu được các điểm quan trọng, hãy đảm bảo bạn kiểm tra toàn bộ hướng dẫn của chúng tôi về Liên kết Nội bộ cho SEO: Các ví dụ và Thực hành Tốt nhất.


Các liên kết trỏ ra ngoài (outbound, external) là các liên kết trỏ từ website của bạn đến các trang khác. Họ sẽ nhận được xếp hạng tốt hơn (nhưng bạn thì không thiệt hại gì, trừ khi bạn liên kết đến trang web siêu spam).

Nhưng nó đem lại ích lợi như thế nào cho bạn? Tại sao bạn nên cho đi các link juice miễn phí cho các trang khác?

Trong thực tế, như chúng tôi tiết lộ trong phần 9 của Hướng dẫn cho Các yếu tố xếp hạng Google, các liên kết trỏ ra bên ngoài mà có liên quan, và trang web đó có thẩm quyền sẽ đem lại lợi ích cho xếp hạng cho bạn. Những điểm quan trọng khác về liên kết ngoài và SEO bao gồm:

  • Việc giữ lại Pagerank là một huyền thoại – không thể có chuyện trang của bạn bị rò rỉ link juice chỉ vì nó có nhiều liên kết trỏ ra bên ngoài hơn là các liên kết nội bộ;
  • Trong thực tế, các liên kết trỏ ra bên ngoài được xem như là các tín hiệu tin cậy – nếu bạn liên kết đến các nguồn tham khảo hỗ trợ cho dữ liệu và nghiên cứu của bạn, rõ ràng bạn đã làm cho công việc của bản thân đúng đắn và đáng tin cậy hơn;
  • Các liên kết tiếp thị cũng ổn thôi, nhưng hãy nhớ sử dụng thẻ meta nofollow phù hợp với các thực hành tốt nhất của Google.

Tại sao các backlink (những liên kết đến từ bên thứ ba trỏ về trang của bạn) lại quan trọng cho SEO? Vâng, như chúng tôi vừa mới đề cập, các liên kết trỏ ra bên ngoài từ trang của bạn tới những trang khác đem lại cho họ thứ hạng cao hơn – vì thế điều ngược lại cũng phải đúng.

Liên kết ngược lại về trang của bạn từ những nơi khác trong thế giới trực tuyến là cách quan trọng để nâng cao thứ hạng tìm kiếm; trong thực tế, như được tiết lộ vào năm ngoái bởi Andrey Lipattsev, Chuyên gia Cao cấp về Chất lượng Tìm kiếm ở Google Ireland, các liên kết trỏ đến trang của bạn là một trong ba yếu tố xếp hạng hàng đầu.

Có cả một lĩnh vực kinh doanh đang bùng nổ xung quanh vấn đề xây dựng liên kết trong SEO – cả những lời khuyên về cách xây dựng các liên kết, và cả trong việc mua và bán những liên kết đó. Dầu vậy thì việc mua các liên kết trỏ đến được xem như là kỹ thuật SEO mũ đen và dễ phải gánh chịu hình phạt hơn.

Google đánh giá thấp các dạng thức khác nhau của việc mua bán liên kết, thí dụ như các liên kết trên blog nhằm mục đích trao đổi để nhận quà tặng miễn phí, ở những thời điểm khác nhau. Điều này làm cho rất nhiều người làm SEO cảnh giác với các thực tiễn xây dựng liên kết chung chung. Nhưng về nguyên tắc Google không chống lại việc xây dựng liên kết – trái lại, Google dựa vào các liên kết để biết được website là gì và mức độ ưu tiên cho chúng trong một số tìm kiếm nhất định.

Vậy làm thế nào bạn kiếm được các backlink đúng cách? Ở đây có một số chỉ dẫn từ phần 10 của Hướng dẫn Các yếu tố Xếp hạng từ Google:

  • Không cần phải nói, số lượng các tên miền riêng rẽ trỏ đến trang web của bạn là yếu tố xếp hạng quan trọng trong thuật toán của Google – nhưng cả mức độ uy tín của các tên miền trỏ đến cũng được xem xét. Có một vài backlink chất lượng và có thẩm quyền là đáng giá hơn về mặt giá trị SEO so với có nhiều liên kết chất lượng thấp (ngoại trừ SEO địa điểm, Greg Gifford sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn);
  • Các backlink đến từ các trang trong lãnh vực hẹp của bạn cũng quan trọng hơn đáng kể so với các trang không liên quan;
  • Các liên kết đa dạng từ nhiều trang web là điều tốt, vì có quá nhiều liên kết từ cùng một tên miền có thể bị xem là spam;
  • Các liên kết đến từ nội dung dài, chủ đề được tìm kiếm ổn định cũng giá trị hơn so với các liên kết ngắn, bài viết dựa trên tin tức.

Tặng thêm: RankBrain và SEO

Vì không có phần hướng dẫn chính thức trong Hướng dẫn cho Các yếu tố xếp hạng của Google, tôi nghĩ mình nên đưa ra đây hướng dẫn rất tuyệt vời cho RankBrain và SEO của Dan Taylor cho phần này, như Google chính thức đặt tên, RankBrain như là một trong ba tín hiệu quan trọng nhất góp phần vào xếp hạng cho một trang web.

Trong hướng dẫn của anh ấy, Dan Taylor phá vỡ và gỡ rối cách RankBrain làm việc, cũng như máy học là gì, và các khái niệm củng cố ARL (Association Rule Learning).

Anh ấy sau đó giải thích “tối ưu hóa” cho RankBrain (gợi ý: nó không phức tạp như bạn nghĩ đâu) và cách RankBrain khác biệt với “các thuật toán cổ điển” như PandaPenguin.

Vì chưa dịch bài trên của Dan Taylor, bạn có thể muốn đọc bài này về Google RankBrain của MOZ.

(Dịch từ bài viết An in-depth guide to Google ranking factors, tác giả Rebecca Sentance, website Search Engine Watch)

Back to Top